Trào ngược dạ dày thực quản: đối tượng nguy cơ và điều trị

Trào ngược dạ dày thực quản (sau đây gọi tắt là TNDDTQ) là một bệnh lý mạn tính của đường tiêu hóa. Hầu hết mọi người trong chúng ta đều mắc phải tình trạng ợ nóng hay khó tiêu một vài lần nào đó, nhưng nếu tần suất gặp phải tình trạng này lớn hơn 2 lần/ tuần, có thể bạn đã bị TNDDTQ.

Video: Trào ngược dạ dày thực quản - nguyên nhân và cách điều trị

Trào ngược dạ dày thực quản là dạng tiến triển nghiêm trọng hơn của trào ngược acid. 

Đa số triệu chứng của TNDDTQ có thể kiểm soát bằng các thuốc không kê đơn hoặc bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt.

Những đối tượng thường mắc TNDDTQ?

Ai trong số chúng ta cũng đều có khả năng bị TNDDTQ. Những đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:

  • Người thừa cân, béo phì.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người đang sử dụng những loại thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm.
  • Những người hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc. 

Theo số liệu của HCUP (Hoa Kỳ) cho thấy, trong năm 1998 có 995 402 ca nhập viện vì TNDDTQ. Con số này là 3,14 triệu vào năm 2005, tăng 216%. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân nữ là 62%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong khoảng thời gian này số lượng người lớn nhập viện đã giảm 2,4%, con số này tăng 42% ở trẻ sơ sinh và tăng 84% trên trẻ em từ 2-17 tuổi.

Năm 2010, số lượng ca nhập viện là 4,7 triệu ca, trong đó có 1653 ca tử vong do TNDDTQ – theo báo cáo của Viện Quốc gia về Tiểu đường, Bệnh đường tiêu hóa và Bệnh Thận Hoa Kỳ.

Nguyên nhân của TNDDTQ

Nguyên nhân của TNDDTQ là do sự giảm trương lực cơ của cơ vòng thực quản dưới, làm cho thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản.

Một số triệu chứng điển hình của TNDDTQ khó tiêu, ợ chua, ợ hơi hoặc cảm thấy đầy hơi.

 Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh: Casalaa.com  Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh: Casalaa.com 

Khi acid di chuyển vào thực quản sẽ có thể kích thích thực quản gây co thắt, dẫn đến cơn đau và tức ngực. Một số triệu chứng khác của TNDDTQ có thể kể đến như:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Ợ hơi.
  • Khó nuốt.
  • Hôi miệng, hỏng men răng.
  • Khó thở.
  • Đau bụng. 

Chẩn đoán và điều trị

Nếu gặp phải tình trạng khó nuốt hoặc khó thở thì bạn nên tìm kiếm sự can thiệp y tế ngay lập tức. 

Bạn có thể gọi cấp cứu nếu gặp phải một trong những tình trạng sau:

  • Nôn nhiều.
  • Nôn thốc, nôn tháo.
  • Nôn ra chất lỏng có màu xanh hoặc vàng.
  • Nôn ra chất giống bã cà phê.
Nôn có thể là dấu hiệu nghiêm trọng đối với bệnh nhân TNDDTQ. Ảnh: VectorStock.Nôn có thể là dấu hiệu nghiêm trọng đối với bệnh nhân TNDDTQ. Ảnh: VectorStock.

Chẩn đoán

Có thể chẩn đoán tình trạng TNDDTQ của bệnh nhân bằng một số phương pháp như:

  • Nội soi thực quản – dạ dày: bác sĩ dùng ống soi luồn qua miệng xuống thực quản và dạ dày để kiểm tra tình trạng niêm mạc và sinh thiết nếu cần.
  • Chụp X-quang: thủ thuật này được thực hiện sau khi bệnh nhân uống dung dịch barium. Trên phim chụp có thể phát hiện các vết loét, tình trạng thoát vị và các bất thường khác.
  • Theo dõi acid thực quản: đo lượng acid ở phần dưới của thực quản trong 24 giờ.
  • Đo trương lực thực quản đo áp lực co của cơ thực quản.

Điều trị

Một số thuốc được sử dụng để điều trị TNDDTQ bao gồm:

  • Thuốc kháng acid: thay đổi nồng độ acid dịch vị dạ dày.
  • Thuốc chẹn thụ thể H2: Giảm lượng acid do dạ dày tiết ra.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Giảm lượng acid do dạ dày tiết ra.

Một số thuốc thay thế khi các dạng thuốc trên không hiệu quả:

  • Thuốc bao vết loét: Tạo một lớp màng bảo vệ trên bề mặt niêm mạc dạ dày và thực quản.
  • Thuốc tăng co bóp: Tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, giúp giảm trào ngược dịch vị từ dạ dày vào thực quản.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi lối sống, thói quen ăn uống có thể giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của TNDDTQ.

Một số biện pháp có thể kể đến như:

  • Bỏ thuốc lá, tránh xa người hút thuốc lá.
  • Duy trì thể trạng cân đối, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Mặc quần áo rộng, đặc biệt là vùng eo, bụng.
  • Ăn theo từng bữa nhỏ. Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng.
  • Đi lại, vận động nhẹ nhàng sau ăn.
Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh.Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh.Ảnh: Medical News Today.

Nếu sử dụng thuốc hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt không giúp cải thiện tình trạng bệnh, có thể bệnh nhân cần phẫu thuật. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến như sau:

  • “Fundoplication”. Quấn phần trên của dạ dày xung quanh cơ vòng thực quản, giúp giảm các triệu chứng bệnh.
Kỹ thuật “Fundoplication” trong điều trị TN. Ảnh: Glsurgical.comKỹ thuật “Fundoplication” trong điều trị TN. Ảnh: Glsurgical.com
  •  Hệ thống LINX. Sử dụng một chuỗi các hạt nam châm quấn quanh phần tiếp nối giữa dạ dày – thực quản. Chuỗi nam châm này có khả năng cho thức ăn từ thực quản vào dạ dày, đồng thời ngăn cản sự trào ngược. Phương pháp này đã được FDA phê duyệt vào năm 2012.

Sống chung với “lũ”

Trong đa số trường hợp, TNDDTQ có thể kiểm soát được bằng các biện pháp đơn giản. Nhưng nếu không điều trị, tình trạng có thể diễn biến theo chiều hướng nặng hơn, gây ra một số hậu quả nghiêm trọng.

 Acid di chuyển lên phổi sẽ gây ra khó thở, thở khò khè, có thể dẫn đến viêm phổi hoặc hen suyễn.

TNDDTQ nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phổi. Ảnh: Medical News Today.TNDDTQ nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phổi. Ảnh: Medical News Today.

Nếu bạn đang có những triệu chứng của TNDDTQ, hãy tham khảo và tuân thủ ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Đừng tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!