Giải SGK Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Công thức lượng giác

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Toán lớp 11 Bài 2: Công thức lượng giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 11 Bài 2. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 Bài 2: Công thức lượng giác

Giải Toán 11 trang 17 Tập 1

Mở đầu trang 17 Toán 11 Tập 1Một thiết bị trễ kĩ thuật số lặp lại tín hiệu đầu vào bằng cách lặp lại tín hiệu đó trong một khoảng thời gian cố định sau khi nhận được tín hiệu. Nếu một thiết bị như vậy nhận được nốt thuần f1(t) = 5sin t và phát lại được nốt thuần f2(t) = 5cos t thì âm kết hợp là f(t) = f1(t) + f2(t), trong đó t là biến thời gian. Chứng tỏ rằng âm kết hợp viết được dưới dạng f(t) = ksin (t + φ), tức là âm kết  hợp là một sóng âm hình sin. Hãy xác định biên độ âm k và pha ban đầu φ (– π ≤ φ ≤ π) của sóng âm.

Lời giải:

Sau bài học này ta sẽ giải quyết được bài toán trên như sau:

Ta có: f(t) = = f1(t) + f2(t) = 5sin t + 5 cos t = 5(sin t + cos t)

Theo Ví dụ 2 trang 18 SGK Toán lớp 11 Tập 1, ta chứng minh được

sin t + cos t = 2sint+π4.

Do đó, ft=52sint+π4.

Vậy âm kết hợp viết được dưới dạng f(t) = ksin (t + φ), trong đó biên độ âm k=52 và pha ban đầu của sóng âm là φ=π4.

1. Công thức cộng

HĐ1 trang 17 Toán 11 Tập 1Nhận biết công thức cộng

a) Cho a=π4 và b=π6, hãy chứng tỏ cos(a – b) = cos a cos b + sin a sin b.

b) Bằng cách viết a + b = a – (– b) và từ công thức ở HĐ1a, hãy tính cos(a + b).

c) Bằng cách viết sin(a – b) = cosπ2ab=cosπ2a+b và sử dụng công thức vừa thiết lập ở HĐ1b, hãy tính sin(a – b).

Lời giải:

a) Ta có: a – b = π4π6=π12 nên cos(a – b) = cosπ12=6+24.

cos a cos b + sin a sin b

cosπ4cosπ6+sinπ4sinπ6=2232+2212

=64+24=6+24.

Vậy cos(a – b) = cos a cos b + sin a sin b.

b) Ta có: cos(a + b) = cos[a – (– b)] = cos a cos(– b) + sin a sin(– b)

Mà cos(– b) = cos b, sin(– b) = – sin b (hai góc đối nhau).

Do đó, cos(a + b) = cos a cos b + sin a . (– sin b) = cos a cos b – sin a sin b.

c) Ta có: sin(a – b) = cosπ2ab=cosπ2a+b

=cosπ2acosbsinπ2asinb

=sinacosbcosasinb  (do cosπ2a=sinasinπ2a=cosa).

Vậy sin(a – b) = sin a cos b – cos a sin b.

Giải Toán 11 trang 18 Tập 1

Luyện tập 1 trang 18 Toán 11 Tập 1Chứng minh rằng:

a) sin x – cos x = 2sinxπ4;

b) tanπ4x=1tanx1+tanx   xπ2+kπ,  x3π4+kπ,k.

Lời giải:

a) Ta có: VP=2sinxπ4=2sinxcosπ4cosxsinπ4 

=2sinx.222cosx.22=sinxcosx=VT (đpcm).

b) Ta có: VT=tanπ4x=tanπ4tanx1+tanπ4tanx=1tanx1+tanx=VPdo  tanπ4=1.

Vận dụng 1 trang 18 Toán 11 Tập 1Giải bài toán trong tình huống mở đầu.

Lời giải:

Ta có: f(t) = = f1(t) + f2(t) = 5sin t + 5 cos t = 5(sin t + cos t)

Theo Ví dụ 2 trang 18 SGK Toán lớp 11 Tập 1, ta chứng minh được

sin t + cos t = 2sint+π4.

Do đó, ft=52sint+π4.

Vậy âm kết hợp viết được dưới dạng f(t) = ksin (t + φ), trong đó biên độ âm k=52 và pha ban đầu của sóng âm là φ=π4.

2. Công thức nhân đôi

HĐ2 trang 18 Toán 11 Tập 1Xây dựng công thức nhân đôi

Lấy b = a trong các công thức cộng, hãy tìm công thức tính: sin 2a; cos 2a; tan 2a.

Lời giải:

Ta có:

+) sin 2a = sin(a + a) = sin a cos a + cos a sin a = sin a cos a + sin a cos a = 2 sin a cos a.

+) cos 2a = cos (a + a) = cos a cos a – sin a sin a = cos2 a – sina

Mà sina + cos2 a = 1, suy ra sin2 a = 1 – cos2 a và cos2 a = 1 – sin2 a.

Do đó, cos 2a = cos2 a – sin2 a = 2cos2 a – 1 = 1 – 2sin2 a.

+) tan 2a = tan (a + a) = tana+tana1tanatana=2tana1tan2a.

Giải Toán 11 trang 19 Tập 1

Luyện tập 2 trang 19 Toán 11 Tập 1Không dùng máy tính, tính cosπ8.

Lời giải:

Ta có: 22=cosπ4=cos2.π8=2cos2π81.

Suy ra 2cos2π8=1+22. Do đó, cos2π8=2+24.

Vì cosπ8>0 nên suy ra cosπ8=2+22.

3. Công thức biến đổi tích thành tổng

HĐ3 trang 19 Toán 11 Tập 1Xây dựng công thức biến đổi tích thành tổng

a) Từ các công thức cộng cos(a + b) và cos(a – b), hãy tìm: cos a cos b; sin a sin b.

b) Từ các công thức cộng sin(a + b) và sin(a – b), hãy tìm: sin a cos b.

Lời giải:

a) Ta có: cos(a + b) = cos a cos b – sin a sin b  (1);

cos(a – b) = cos a cos b + sin a sin b   (2).

Lấy (1) và (2) cộng vế theo vế, ta được: cos(a + b) + cos(a – b) = 2cos a cos b.

Từ đó suy ra, cos a cos b = 12[cos(a + b) + cos(a – b)].

Lấy (2) trừ vế theo vế cho (1), ta được: cos(a – b) – cos(a + b) = 2sin a sin b.

Từ đó suy ra, sin a sin b = 12[cos(a – b) – cos(a + b)].

b) Ta có: sin(a + b) = sin a cos b + cos a sin b  (3);

sin(a – b) = sin a cos b – cos a sin b   (4).

Lấy (3) và (4) cộng vế theo vế, ta được: sin(a + b) + sin(a – b) = 2sin a cos b.

Từ đó suy ra, sin a cos b = 12[sin(a + b) + sin(a – b)].

Luyện tập 3 trang 19 Toán 11 Tập 1Không dùng máy tính, tính giá trị của các biểu thức:

A = cos 75° cos 15°; B = sin5π12cos7π12.

Lời giải:

Ta có:

A = cos 75° cos 15° = 12[cos(75° – 15°) + cos(75° + cos 15°)]

12(cos 60° + cos 90°) = 1212+0=14.

B = sin5π12cos7π12 = 12sin5π127π12+sin5π12+7π12

=12sinπ6+sinπ=12sinπ6+sinπ=1212+0=14.

4. Công thức biến đổi tổng thành tích

Giải Toán 11 trang 20 Tập 1

HĐ4 trang 20 Toán 11 Tập 1Xây dựng công thức biến đổi tổng thành tích

Trong các công thức biến đổi tích thành tổng ở Mục 3, đặt u = a – b, v = a + b và viết các công thức nhận được.

Lời giải:

Ta có: cos a cos b = 12[cos(a – b) + cos(a + b)] (1);

sin a sin b = 12[cos(a – b) – cos(a + b)]  (2);

sin a cos b = 12[sin(a – b) + sin(a + b)] (3).

Đặt u = a – b, v = a + b.

Ta có: u + v = (a – b) + (a + b) = 2a và u – v = (a – b) – (a + b) = – 2b.

Suy ra, a=u+v2,b=uv2.

Khi đó:

+) (1) trở thành cosu+v2cosuv2=12cosu+cosv

cosu+cosv=2cosu+v2cosuv2   (do cosuv2=cosuv2).

+) (2) trở thành sinu+v2sinuv2=12cosucosv

cosucosv=2sinu+v2sinuv2 (do sinuv2=sinuv2).

+) (3) trở thành sinu+v2cosuv2=12sinu+sinv

sinu+sinv=2sinu+v2cosuv2.

Luyện tập 4 trang 20 Toán 11 Tập 1Không dùng máy tính, tính giá trị của biểu thức

B = cosπ9+cos5π9+cos11π9 .

Lời giải:

Ta có: B = cosπ9+cos5π9+cos11π9

=cosπ9+cos11π9+cos5π9

=2cosπ9+11π92cosπ911π92+cos5π9

=2cos2π3cos5π9+cos5π9

=2cos2π3cos5π9+cos5π9

=2.12cos5π9+cos5π9

=cos5π9+cos5π9=0.

Vận dụng 2 trang 20 Toán 11 Tập 1Khi nhấn một phím trên điện thoại cảm ứng, bàn phím sẽ tạo ra hai âm thuần, kết hợp với nhau để tạo ra âm thanh nhận dạng duy nhất phím. Hình 1.13 cho thấy tần số thấp f1 và tần số cao f2 liên quan đến mỗi phím. Nhấn một phím sẽ tạo ra sóng âm y = sin(2πf1t) + sin(2πf2t), ở đó t là biến thời gian (tính bằng giây).

a) Tìm hàm số mô hình hóa âm thanh được tạo ra khi nhấn phím 4.

b) Biến đổi công thức vừa tìm được ở câu a về dạng tích của một hàm số sin và một hàm số côsin.

Vận dụng 2 trang 20 Toán 11 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 11

Lời giải:

a) Quan sát Hình 1.13, ta nhận thấy khi nhấn phím 4, âm thanh được tạo ra có tần số thấp f1 = 770 Hz và tần số cao f2 = 1 209 Hz.

Khi đó, hàm số mô hình hóa âm thanh được tạo ra khi nhấn phím 4 là

y = sin(2π . 770t) + sin(2π . 1 209t) hay y = sin(1 540πt) + sin(2 418πt).

b) Ta có:

sin(1 540πt) + sin(2 418πt)

2sin1540πt+2418πt2cos1540πt2418πt2

= 2sin(1 979πt) cos(– 439πt)

= 2sin(1 979πt) cos(439πt).

Vậy ta có hàm số y = 2sin(1 979πt) cos(439πt).

Giải Toán 11 trang 21 Tập 1

Bài tập

Bài 1.7 trang 21 Toán 11 Tập 1Sử dụng 15° = 45° – 30°, hãy tính các giá trị lượng giác của góc 15°.

Lời giải:

Ta có:

+) sin 15° = sin(45° – 30°) = sin 45° cos 30° – cos 45° sin 30°

22.3222.12=624.

+) cos 15° = cos(45° – 30°) = cos 45° cos 30° + sin 45° sin 30°

22.32+22.12=6+24.

+) tan 15° = tan(45° – 30°) = tan45°tan30°1+tan45°.tan30° = 1331+1.33=23.

+) cot 15° = 1tan15°=123=2+3.

Bài 1.8 trang 21 Toán 11 Tập 1Tính:

a) cosa+π6, biết sina=13 và π2<a<π;

b) tanaπ4, biết cosa=13 và π<a<3π2.

Lời giải:

a) Vì π2<a<π nên cos a < 0.

Mặt khác, từ sin2 a + cosa = 1 suy ra

cos a = 1sin2a=1132=63.

Ta có: cosa+π6=cosacosπ6sinasinπ6

=63.3213.12=6123=3+326.

b) Vì π<a<3π2 nên sin a < 0, do đó tana=sinacosa>0.

Mặt khác từ 1+tan2a=1cos2a

Suy ra tana=1cos2a1=11321=22.

Ta có: tanaπ4=tanatanπ41+tanatanπ4=2211+22.1=9427.

Bài 1.9 trang 21 Toán 11 Tập 1Tính sin 2a, cos 2a, tan 2a, biết:

a) sina=13 và π2<a<π;

b) sin a + cos a = 12 và π2<a<3π4.

Lời giải:

a) Vì π2<a<π nên cos a < 0.

Mặt khác, từ sin2 a + cosa = 1 suy ra

cos a = 1sin2a=1132=223.

Ta có: sin 2a = 2sin a cos a = 2.13.223=429.

cos2a=12sin2a=12.132=79.

tan2a=sin2acos2a=42979=427.  

b) Ta có: (sin a + cos a)2 = 122sin2a+cos2a+2sinacosa=14

1+sin2a=14sin2a=34.

Vì π2<a<3π4 nên π<2a<3π2, do đó cos 2a < 0. Mặt khác từ sin(2a) + cos2 (2a) = 1

Suy ra cos2a=1sin22a=1342=74.

Do đó, tan2a=sin2acos2a=3474=37=377.

Bài 1.10 trang 21 Toán 11 Tập 1Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) A=sinπ15cosπ10+sinπ10cosπ15cos2π15cosπ5sin2π15sinπ5;

b) B=sinπ32cosπ32cosπ16cosπ8.

Lời giải:

a) Ta có:

A=sinπ15cosπ10+sinπ10cosπ15cos2π15cosπ5sin2π15sinπ5=sinπ15cosπ10+cosπ15sinπ10cos2π15cosπ5sin2π15sinπ5

=sinπ15+π10cos2π15+π5=sinπ6cosπ3=1212=1.

b) Ta có:

B=sinπ32cosπ32cosπ16cosπ8=12.2sinπ32cosπ32cosπ16cosπ8

=12sin2.π32cosπ16cosπ8=12sinπ16cosπ16cosπ8

=14.2sinπ16cosπ16cosπ8=14sinπ8cosπ8=18.2sinπ8cosπ8

=18sinπ4=18.22=216.

Bài 1.11 trang 21 Toán 11 Tập 1Chứng minh đẳng thức sau:

sin(a + b) sin(a – b) = sin2 a – sin2 b = cos2 b – cos2 a.

Lời giải:

Ta có: sin(a + b) sin(a – b) = 12[cos(a + b – a + b) – cos(a + b + a – b)]

12[cos 2b – cos 2a] = 12[(2cos2 b – 1) – (2cos2 a – 1)] = cos2 b – cos2 a.

Vậy sin(a + b) sin(a – b) = cos2 b – cos2 a (1).

Lại có, cos 2b – cos 2a = (1 – 2sin2 b) – (1 – 2sin2 a) = 2(sin2 a – sin2 b)

Do đó, 12[cos 2b – cos 2a] = 12. 2(sin2 a – sin2 b) = sin2 a – sin2 b.

Vậy sin(a + b) sin(a – b) = sin2 a – sin2 b (2).

Từ (1) và (2), suy ra sin(a + b) sin(a – b) = sin2 a – sin2 b = cos2 b – cos2 a (đpcm).

Bài 1.12 trang 21 Toán 11 Tập 1Cho tam giác ABC có B^=75°C^=45° và a = BC = 12 cm.

a) Sử dụng công thức S=12absinC và định lí sin, hãy chứng minh diện tích của tam giác ABC cho bởi công thức

S=a2sinBsinC2sinA.

b) Sử dụng kết quả ở câu a và công thức biến đổi tích thành tổng, hãy tính diện tích S của tam giác ABC.

Lời giải:

a) Định lí sin trong tam giác ABC với BC = a, AC = b và AB = c là: asinA=bsinB=csinC

Từ đó suy ra b=asinBsinA.

Diện tích tam giác ABC là S=12absinC=12a.asinBsinA.sinC=a2sinBsinC2sinA.

Vậy S=a2sinBsinC2sinA (đpcm).

b) Ta có: A^+B^+C^=180° (định lí tổng ba góc trong tam giác ABC).

A^=180°B^+C^=180°75°+45°=60°.

Ta có: S=a2sinBsinC2sinA=122sin75°sin45°2sin60°

=144.12cos75°45°cos75°+45°2.32

=72cos30°cos120°3=7232123=36+123.

Vậy diện tích của tam giác ABC là S=36+123 (đvdt).

Bài 1.13 trang 21 Toán 11 Tập 1Trong Vật lí, phương trình tổng quát của một vật dao động điều hòa cho bởi công thức x(t) = Acos(ωt + φ), trong đó t là thời điểm (tính bằng giây), x(t) là li độ của vật tại thời điểm t, A là biên độ dao động (A > 0) và φ ∈ [–π; π] là pha ban đầu của dao động.

Xét hai dao động điều hòa có phương trình:

x1t=2cosπ3t+π6  (cm),

x2t=2cosπ3tπ3  (cm).

Tìm dao động tổng hợp x(t) = x1(t) + x2(t) và sử dụng công thức biến đổi tổng thành tích để tìm biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp này.

Lời giải:

Dao động tổng hợp x(t) = x1(t) + x2(t)

Suy ra x(t) = 2cosπ3t+π6+2cosπ3tπ3 (cm).

Ta có: 2cosπ3t+π6+2cosπ3tπ3

=2cosπ3t+π6+cosπ3tπ3

=2.2cosπ3t+π6+π3tπ32cosπ3t+π6π3tπ32

=4cosπ6tπ12cosπ4=4cosπ6tπ12.22=22cosπ6tπ12.

Vậy dạo động tổng hợp có phương trình là xt=22cosπ6tπ12 với biên độ A=22 và pha ban đầu là φ=π12.

Xem thêm các bài giải SGK Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Giá trị lượng giác của góc lượng giác

Bài 3: Hàm số lượng giác

Bài 4: Phương trình lượng giác cơ bản

Bài tập cuối chương 1

Bài 5: Dãy số

Câu hỏi liên quan

A = 1/4 B= -1/4
Xem thêm
a) Từ đó suy ra, sin a sin b =1/2 [cos(a – b) – cos(a + b)].
Xem thêm
a) Quan sát Hình 1.13, ta nhận thấy khi nhấn phím 4, âm thanh được tạo ra có tần số thấp f1 = 770 Hz và tần số cao f2 = 1 209 Hz. Khi đó, hàm số mô hình hóa âm thanh được tạo ra khi nhấn phím 4 là y = sin(2π . 770t) + sin(2π . 1 209t) hay y = sin(1 540πt) + sin(2 418πt).
Xem thêm
Vậy âm kết hợp viết được dưới dạng f(t) = ksin (t + φ), trong đó biên độ âm k=5 căn 2 và pha ban đầu của sóng âm là pi/4
Xem thêm
+) sin 2a = sin(a + a) = sin a cos a + cos a sin a = sin a cos a + sin a cos a = 2 sin a cos a.
Xem thêm
Vậy âm kết hợp viết được dưới dạng f(t) = ksin (t + φ), trong đó biên độ âm k = 5 căn 2 và pha ban đầu của sóng âm là pi/4
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Công thức lượng giác
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!