Nguyên nhân tăng cholesterol máu, biện pháp điều trị và phòng ngừa

Cholesterol vừa có lợi, vừa có hại. Ở nồng độ bình thường, nó là một chất cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu nồng độ cholesterol trong máu quá cao, nó trở thành mối nguy cơ thầm lặng của bệnh nhồi máu cơ tim.

Video: Cholesterol là gì 

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cholesterol máu và bệnh tăng cholesterol máu: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như biện pháp phòng bệnh.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một loại chất béo. Nó không tan trong nước nên không thể di chuyển tự do trong máu.

Vì thế nó cần chất vận chuyển có tên là lipoprotein.

Có hai loại lipoprotein nhận chức năng vận chuyển cholesterol:

  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (low-density lipoprotein - LDL): Chứa cholesterol “có hại”.
  • Lipoprotein tỷ trọng cao (high-density lipoprotein  - HDL): Chứa cholesterol “có lợi”. 

HDL và LDL (Nguồn ảnh: Gen Physic)HDL và LDL (Nguồn ảnh: Gen Physic) Cholesterol đảm nhiệm bốn chức năng chính :

  • Góp phần vào cấu trúc của thành tế bào
  • Tạo ra axit mật để tiêu hóa thức ăn
  • Giúp cho sự sản xuất vitamin D của cơ thể
  • Tham gia vào quá trình tạo hormon

Đôi nét về cholesterol

  • Cholesterol là một chất thiết yếu của cơ thể, nó có nguồn gốc từ thức ăn hoặc được tổng hợp bởi tế bào.
  • Yếu tố nguy cơ làm tăng cholesterol máu bao gồm tiền sử gia đình và các yếu tố lối sống như chế độ ăn, thể dục.
  • Tăng cholesterol máu thường không gây ra bất kỳ triệu chứng gì.
  • Nếu đã áp dụng chế độ thay đổi lối sống nhưng không đáp ứng, nồng độ cholesterol trong máu vẫn cao, bạn có thể sẽ cần sử dụng thuốc hạ mỡ máu, ví dụ như statin.

Nguyên nhân tăng cholesterol máu

Tăng cholesterol là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành và là nguyên nhân của nhồi máu cơ tim.

Cholesterol tích tụ trong thành mạch, gây hẹp lòng mạch và gây ra bệnh cảnh xơ vữa động mạch. Trong bệnh xơ vữa động mạch, các mảng xơ vữa hình thành và gây hạn chế lưu thông máu.

Nguyên nhân đầu tiên gây tăng cholesterol là do chế độ ăn uống. Ăn các thực phẩm có chứa cholesterol, chất béo no, chất béo chuyển hóa làm tăng LDL trong máu. 

  • Cholesterol: có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, thịt và pho mát.
  • Chất béo bão hòa: có trong một số loại thịt, sản phẩm từ sữa, sô cô la, bánh nướng, đồ chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Chất béo chuyển hóa: có nhiều trong đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn.

Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây tăng cholesterol (Nguồn ảnh: Pinterest)Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây tăng cholesterol (Nguồn ảnh: Pinterest)Thừa cân hoặc béo phì cũng có thể làm tăng LDL trong máu. 

Một yếu tố nguy cơ khác của tăng cholesterol máu là do yếu tố di truyền. Chứng rối loạn lipid máu gia đình khiến nồng độ cholesterol trong máu của những người này rất cao.

Gen di truyền cũng là nguyên nhân tăng cholesterol máu (Nguồn ảnh: phys.org)

Ngoài ra, cholesterol máu cao còn gặp trong một số bệnh:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh gan hoặc thận
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Mang thai và các tình trạng khác làm tăng nội tiết tố nữ
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp
  • Một số thuốc như progestin, steroid đồng hóa và corticosteroid: làm tăng LDL, giảm HDL

Triệu chứng

Cholesterol cao thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, vì thế cần xét nghiệm máu định kỳ.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện tăng cholesterol (Nguồn ảnh: The NewYork times)Xét nghiệm máu giúp phát hiện tăng cholesterol (Nguồn ảnh: The NewYork times)

Nhiều người không biết mình bị tăng cholesterol máu cho đến khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện bất ngờ, mà không có bất kỳ dấu hiệu nào báo trước. Do đó, định lượng cholesterol thường xuyên giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh và kiểm soát nồng độ cholesterol máu tốt hơn.  

Cholesterol trong thực phẩm

Các loại cá có chứa nhiều dầu như cá hồi đã được chứng minh là có tác dụng giảm cholesterol (Nguồn ảnh: Pinterest)Các loại cá có chứa nhiều dầu như cá hồi đã được chứng minh là có tác dụng giảm cholesterol (Nguồn ảnh: Pinterest)

Viện sức khỏe đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu và xác định được 11 loại thực phẩm có hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ cholesterol máu:
  • Yến mạch
  • Lúa mạch và ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại đậu
  • Cà tím và đậu bắp
  • Các loại hạt
  • Dầu thực vật (dầu canola, dầu hướng dương)
  • Trái cây (chủ yếu là táo, nho, dâu tây và cam quýt)
  • Đậu nành và sản phẩm làm từ đậu nành
  • Cá (đặc biệt là cá hồi, cá ngừ và cá mòi)
  • Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm làm tăng cholesterol (Nguồn ảnh: Nutrition Facts)Thực phẩm làm tăng cholesterol (Nguồn ảnh: Nutrition Facts)Bổ sung những thực phẩm trên vào chế độ ăn hằng ngày để kiểm soát lượng cholesterol tốt hơn.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra các loại thực phẩm làm tăng cholesterol, bao gồm:

  • Thịt đỏ
  • Sữa nhiều chất béo
  • Bơ thực vật
  • Chất béo chuyển hóa
  • Đồ nướng

Phân độ tăng cholesterol ở người trưởng thành

Cholesterol toàn phần 

  • < 200 (mg/dL): bình thường.
  • Từ 200 đến 239 (mg/dL): giới hạn cao.
  • >=240 (mg / dL): cao.

LDL 

  • < 100 (mg/dL): bình thường
  • 100–129 (mg/dL) có thể chấp nhận được đối với những người không có vấn đề về sức khỏe nhưng là mối lo ngại đối với bất kỳ ai bị bệnh tim hoặc có yếu tố nguy cơ tim mạch.
  • 130—159 (mg/dL): giới hạn cao.
  • 160–189 (mg/dL): cao.
  • >=190 (mg/dL): rất cao.

HDL 

  • >=60 (mg/dL): bình thường.
  • Từ 41- 59 (mg/dL): giới hạn dưới
  • < 40 (mg/dL): nguy cơ cao đối với bệnh tim 

Ngăn ngừa tăng cholesterol

Chế độ ăn lành mạnh giúp ngăn ngừa tăng cholesterol máu (Nguồn ảnh: Pinterest)Chế độ ăn lành mạnh giúp ngăn ngừa tăng cholesterol máu (Nguồn ảnh: Pinterest)Để giảm lượng cholesterol trong cơ thể, bạn cần tích cực thay đổi lối sống

  • Tuân thủ chế độ ăn có lợi cho sức khỏe tim mạch
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Tránh hút thuốc
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý

Những biện pháp trên góp phần đáng kể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cũng như ngăn chặn các cơn nhồi máu cơ tim.

Những hướng dẫn y tế của các hiệp hội tim mạch trên thế giới cũng khuyến cáo rằng thực hiện chế độ sống lành mạnh ngay từ khi còn trẻ và thay đổi lối sống có thể giúp giảm, ngăn ngừa tăng cholesterol máu. 

Năm 2018, Trường Đại học Tim mạch Mỹ đưa ra các hướng dẫn mới, đề xuất các bác sĩ lâm sàng nên thảo luận với từng bệnh nhân, để tìm ra các yếu tố nguy cơ sau:

  • Tiền sử gia đình  
  • Chủng tộc
  • Một số bệnh như bệnh thận mạn tính hoặc tình trạng viêm mạn tính

Xem xét các yếu tố trên để cá nhân hóa việc điều trị đối với từng bệnh nhân bị tăng cholesterol máu.

Điều trị tăng cholesterol máu 

Mục tiêu điều trị

Trước kia người ta dùng mốc <100mg/dl để làm mục tiêu hạ cholesterol máu. Nhưng gần đây mốc này không được sử dụng nữa bởi không có nghiên cứu nào đưa ra được con số cụ thể chung cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, một số bác sĩ vẫn dùng mốc này để lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nồng độ cholesterol máu và các yếu tố nguy cơ khác.

Điều trị thường bắt đầu với thay đổi chế độ ăn và luyện tập, nhưng ở những người có nguy cơ tim mạch cao, có thể cần sử dụng statin hoặc các thuốc hạ mỡ máu khác

Cùng tìm hiểu một số thuốc có tác dụng hạ mỡ máu sau đây:

Liệu pháp hạ lipid máu

Uống thuốc để giảm cholesterol máu (Nguồn ảnh: Pinterest)Uống thuốc để giảm cholesterol máu (Nguồn ảnh: Pinterest)Statin là lựa chọn đầu tay trong nhóm thuốc hạ cholesterol. Các thuốc thuộc nhóm statin có bán theo đơn tại các hiệu thuốc bao gồm:

  • Atorvastatin (biệt dược: Lipitor)
  • Fluvastatin (Lescol)
  • Lovastatin (Mevacor, Altoprev)
  • Pravastatin (Pravachol)
  • Rosuvastatin canxi (Crestor)
  • Simvastatin (Zocor)

Ngoài statin, bác sĩ có thể kê các thuốc hạ mỡ máu khác như:

  • Thuốc ức chế hấp thu chọn lọc cholesterol 
  • Nhựa trao đổi resins
  • Dẫn xuất của axit fibric
  • Dẫn xuất của niacin (Vitamin B3)

Năm 2017, các nghiên cứu chỉ ra rằng: một loại thuốc mới - etezimibe làm giảm nồng độ lipid bằng cách hạn chế hấp thụ cholesterol trong ruột. Thuốc này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến cố tim mạch ở những người có nguy cơ cao.

Nghiên cứu cũng đề cập đến một loại thuốc mới khác: thuốc ức chế PCSK9 (pro-protein convertase subtilisin/kexin9). Thuốc rất hiệu quả trong việc giảm cholesterol máu, đặc biệt khi kết hợp chúng với ezetimibe.

Các hướng dẫn mới năm 2018 đề cập cách tiếp cận điều trị tăng mỡ máu theo yếu tố nguy cơ:

Với bệnh nhân đã có biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim nên dùng ezetimibe hoặc statin. Với những bệnh nhân có nguy cơ rất cao, các hướng dẫn khuyến nghị nên thêm chất ức chế PCSK9.

Tuy nhiên, thuốc ức chế PCSK9 rất đắt tiền và không được bảo hiểm chi trả. Vì thế, lựa chọn này chỉ dành cho những người có nguy cơ rất cao.

Độ an toàn của statin

Bên cạnh tác dụng điều trị, statin cũng có nhiều tác dụng phụ cần lưu ý bao gồm:

  • Đau cơ, tiêu cơ vân
  • Mệt mỏi
  • Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường 

Nếu dùng statin mà gặp các tác dụng phụ trên, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc, mà cần báo lại với bác sĩ. Bởi ngừng thuốc khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bác sĩ có thể đưa ra một vài lựa chọn khác cho bạn như:

  • Chuyển sang sử dụng một loại thuốc khác
  • Giảm cholesterol bằng cách thay đổi lối sống

Biến chứng

Biến chứng thường gặp nhất của tăng cholesterol máu là biến chứng tim mạch (Nguồn ảnh: Watif Health)Biến chứng thường gặp nhất của tăng cholesterol máu là biến chứng tim mạch (Nguồn ảnh: Watif Health)

Nguy cơ nhồi máu cơ tim trong 10 năm

Viện tim phổi máu Hoa Kỳ (National Heart, Lung and Blood Institute – NHLBI) đưa ra cách tính nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim trong 10 năm tới bằng chỉ số cholesterol. Ngoài ra, công thức còn tính đến nguy cơ từ các yếu tố khác như:

  • Tuổi
  • Tình dục
  • Tình trạng hút thuốc
  • Huyết áp

Hướng dẫn được công bố năm 2018 và được coi là công cụ hữu ích trong việc đánh giá nồng độ cholesterol và các yếu tố nguy cơ.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Chỉ số cholesterol total hay còn gọi là cholesterol toàn phần là tổng lượng LDL-C, HDL-C và khoảng 20% Triglycerid được định lượng thông qua các xét nghiệm hóa sinh máu.
Xem thêm
LDL Cholesterol là chữ viết tắt tiếng anh low density lipoprotein cholesterol có nghĩa là lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp
Xem thêm
Chỉ số cholesterol toàn phần là tổng lượng LDL-C, HDL-C và khoảng 20% Triglycerid được định lượng thông qua các xét nghiệm hóa sinh máu
Xem thêm
Bột yến mạch; Hạnh nhân; Nước cam ép; Cá hồi; Đậu nành và các sản phẩm đậu nành...
Xem thêm
HDL là chữ viết tắt tiếng anh (high density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao. Chúng có tên gọi là cholesteron tốt.
Xem thêm
Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể.
Xem thêm
Nếu bạn có chỉ số Cholesterol toàn phần trên 5.2 mmol/L, LDL-C lớn hơn 3.3 mmol/L, Triglycerid trên 2.2mmol/L hoặc HDL-C dưới 1.3 mmol thì được coi là mỡ máu cao.
Xem thêm
Như vậy LDL-C từ 160 mg/dL được coi là nguy cơ cao, khi đó cần phải thay đổi lối sống, chế độ ăn có thể cân nhắc việc dùng thuốc đảm bảo duy trì mức LDL-C trong giới hạn bình thường để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch trong tương lai.
Xem thêm
Cholesterol là một chất béo có trong máu. Cholesterol là chất chống oxy hóa quan trọng của cơ thể, là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh
Xem thêm
Chỉ số cholesterol góp phần dự đoán nguy cơ phát triển bệnh tim trong khoảng chục năm, từ đó giúp người bệnh sớm có phương pháp ngăn chặn thích hợp.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cholesterol (hóa sinh cơ bản)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!