7 phương pháp tự nhiên chữa bệnh cường giáp: thực phẩm, chất bổ sung...

Cường giáp xảy ra khi có quá nhiều hormone tuyến giáp được sản xuất, còn được gọi là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức.

Video Cường giáp là gì? Triệu chứng, Điều trị, Ăn và Kiêng ăn

Không nên nhầm lẫn cường giáp với suy giáp. Trong khi cường giáp mô tả tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, suy giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả. Các triệu chứng cũng như phương pháp điều trị trên bệnh nhân suy giáp rất khác so với cường giáp.

Cường giáp có thể do ung thư tại vùng họng, bệnh Basedow, thừa i-ốt và một số bệnh lý khác gây nên.

Các triệu chứng của cường giáp bao gồm:

Cường giáp cũng có thể làm tăng kích thước tuyến giáp, được gọi là bướu cổ.

Bệnh nhân cường giáp thường được chỉ định dùng thuốc kháng giáp để ngăn chặn việc sản xuất quá mức hormone tuyến giáp. Nếu thuốc kháng giáp không cải thiện tình trạng cường giáp, bệnh nhân có thể được điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Trong một số trường hợp, tuyến giáp có thể cần phải cắt bỏ.

Ngoài các phương pháp điều trị y tế, một số phương pháp điều trị cường giáp tự nhiên có thể mang lại lợi ích cho người bệnh. Mặc dù chúng không nên được dùng để thay thế bất kỳ loại thuốc nào do bác sĩ chỉ định, nhưng chúng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn.

Trước khi bạn sử dụng bất kỳ thực phẩm nào bổ sung vào chế độ điều trị của mình, hãy luôn nhớ hỏi ý kiến của bác sĩ. 

Nên ăn gì và tránh ăn gì?


Một biện pháp tốt để kiểm soát cường giáp là có một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp.

Sau khi được chẩn đoán cường giáp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tuân thủ một chế độ ăn ít i-ốt trước khi bắt đầu điều trị y tế, nhằm làm tăng hiệu quả của việc điều trị.

Người bị cường giáp nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu i-ốt. Nguồn: motherhoodcommunity.comNgười bị cường giáp nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu i-ốt. Nguồn: motherhoodcommunity.com 

Theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, thực hành một chế độ ăn uống ít i-ốt có nghĩa là bạn nên tránh các thực phẩm như:

  • Muối i-ốt
  • Đồ ăn biển
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Nhiều loại thịt gia cầm và thịt bò
  • Một lượng lớn các sản phẩm ngũ cốc (chẳng hạn như bánh mì, mì ống và bánh ngọt)
  • Lòng đỏ trứng 

Ngoài ra, bạn nên tránh các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, nước tương. Một nghiên cứu từ năm 2006 cho thấy rằng đậu nành có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. 

Thông tin thêm về việc hạn chế tiêu thụ i-ốt


Ngoài việc hạn chế các loại thực phẩm trên, điều quan trọng là người bệnh phải tránh bổ sung i-ốt.

I-ốt có thể có mặt trong các loại thực phẩm chức năng từ thảo dược, ngay cả khi nó không được ghi trên nhãn. Hãy nhớ rằng ngay cả khi thực phẩm chức năng có thể được bán mà không cần có đơn của bác sĩ, nó vẫn có thể gây hại cho người sử dụng.

Vì vậy, trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Khi nói đến i-ốt, sự cân bằng là điều rất cần thiết. Trong khi thừa i-ốt có thể dẫn đến cường giáp, thiếu i-ốt có thể gây suy giáp.

Không nên dùng bất kỳ loại thuốc chứa iốt nào trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

L-carnitine

L-Carnitine có mặt nhiều trong các sản phẩm hỗ trợ giảm cân. Nguồn: amazon.com

Một chất bổ sung tự nhiên có thể giúp điều trị các tác động của cường giáp là L-carnitine.

L-carnitine là một dẫn xuất axit amin có tự nhiên trong cơ thể. Nó thường được tìm thấy trong các sản phẩm hỗ trợ giảm cân, cũng như trong các loại thực phẩm như thịt, cá và các sản phẩm từ sữa. 

L-Carnitine ngăn cản các hormone tuyến giáp xâm nhập vào các tế bào nhất định. Một nghiên cứu năm 2001 cho thấy rằng L-carnitine có thể đảo ngược và ngăn ngừa các triệu chứng của cường giáp, bao gồm tim đập nhanh, run và mệt mỏi.

Mặc dù nghiên cứu này cho thấy kết quả đầy hứa hẹn nhưng vẫn chưa có đủ bằng chứng để xác minh liệu L-carnitine có thể đem đến một phương pháp điều trị cường giáp hiệu quả hay không. 

Bugleweed (Cỏ giáp trạng)

Một số nghiên cứu cho thấy rằng cỏ giáp trạng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp. Nguồn: gardeningknowhow.comBugleweed là một loại cây được sử dụng từ lâu đời để điều trị các bệnh về tim và phổi.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng cỏ giáp trạng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp, do nó làm giảm chức năng của tuyến giáp.

Đáng tiếc, chưa có đủ thông tin chứng minh cho tính hiệu quả của loại thực vật này.

Nếu bạn chọn sử dụng thực phẩm bổ sung từ thảo dược như cỏ giáp trạng, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về liều lượng, cách sử dụng và đừng quên hỏi ý kiến của bác sĩ. 

Vitamin B tổng hợp hoặc Vitamin B12

Nếu bạn bị cường giáp, có khả năng bạn cũng bị thiếu vitamin B12. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và chóng mặt.

Khi đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung B12 bằng đường uống hoặc tiêm. Mặc dù các sản phẩm bổ sung vitamin B-12 có thể giúp bạn kiểm soát một số triệu chứng, nhưng chúng không tự điều trị được bệnh cường giáp.

Vitamin B12 và vitamin B tổng hợp là các loại thuốc không kê đơn và có thể mua được dễ dàng tại hiệu thuốc, nhưng tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng chúng. 

Selen

Một số nghiên cứu cho thấy rằng selen có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng cường giáp.

Selen là một khoáng chất tự nhiên có trong nước, đất và các loại thực phẩm như quả hạch, cá, thịt bò và ngũ cốc. Nó cũng có thể được sử dụng như một vi chất bổ sung vào chế độ ăn.

Bệnh mắt tuyến giáp (TED) là một tình trạng đặc trưng trong bệnh Basedow - nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp. Bệnh mắt tuyến giáp có thể được điều trị bằng selen. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải tất cả những người bị cường giáp đều gặp phải tình trạng này.

Một số nghiên cứu cho thấy bệnh mắt tuyến giáp có thể được điều trị bằng selen. Nguồn: drrfaceaesthetics.com

Các nghiên cứu khác cho rằng dùng selen đơn độc không phải là phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh cường giáp. Nhìn chung, kết quả của các nghiên cứu vẫn chưa thống nhất.

Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung selen, do có một số tác dụng phụ đi kèm và selen cũng   được khuyến cáo không nên kết hợp với một vài loại thuốc nhất định.

Tía tô đất

Tía tô đất, một loại cây thuộc họ bạc hà, được cho là có thể điều trị bệnh Basedow. Về lý thuyết, đó là nhờ tác dụng làm giảm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của loài cây này. 

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy tía tô có thực sự hiệu quả trong điều trị bệnh cường giáp hay không. 

Tía tô đất có thể được dùng dưới dạng trà hoặc ở dạng thực phẩm bổ sung. Ngồi nhâm nhi một tách trà tía tô ít nhất có thể giúp người bệnh giảm thiểu căng thẳng một cách hiệu quả hơn. 

Tinh dầu hoa oải hương và gỗ đàn hương

Trong khi có nhiều người cho rằng việc sử dụng tinh dầu có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh cường giáp, hiện vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tuyên bố này. 

Được biết, tinh dầu hoa oải hương và gỗ đàn hương có thể làm giảm cảm giác lo lắng và giúp bạn bình tĩnh hơn, qua đó cải thiện tinh thần và giấc ngủ. 

Ngoài ra, hiện chưa có đủ bằng chứng cho thấy các loại tinh dầu có thể giúp điều trị bệnh cường giáp.

Glucomannan 

Được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm, glucomannan được tìm thấy ở dạng bột, viên nén và viên nang. Nó thường có nguồn gốc từ rễ của cây konjac. 

Một nghiên cứu đầy hứa hẹn từ năm 2007 cho thấy glucomannan có thể được sử dụng để làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp ở những người bị cường giáp, nhưng chúng ta vẫn cần có thêm bằng chứng để chứng minh cho điều này. 

Tổng kết

Bệnh cường giáp nói chung cần được điều trị và theo dõi bởi các chuyên gia y tế. 

Mặc dù các phương pháp điều trị tự nhiên kể trên có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và bổ sung cho thuốc điều trị cường giáp, nhưng chúng không thể thay thế được loại thuốc này. 

Bên cạnh đó, ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, chăm sóc cơ thể và kiểm soát căng thẳng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Khi được kiểm soát bằng thuốc và duy trì một lối sống lành mạnh, chức năng tuyến giáp của bạn có thể trở lại bình thường.

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!