Tìm các giá trị của tham số a, b, c để phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được các đường thẳng trong hình dưới đây
465
13/06/2023
Hoạt động khởi động trang 46 Toán lớp 10 Tập 2: Tìm các giá trị của tham số a, b, c để phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được các đường thẳng trong hình dưới đây.
Trả lời
+) Xét hình vẽ:
Ta có phương trình đường thẳng trong hình trên là y = 2x + 3
⇔ 2x – y + 3 = 0
Để phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = 2x + 3 thì:
a = 2, b = -1, c = 3.
Vậy a = 2, b = -1, c = 3 thì phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = 2x + 3.
+) Xét hình vẽ:
Ta có phương trình đường thẳng trong hình trên là y = -x + 1
⇔ x + y – 1 = 0
Để phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = -x + 1 thì:
a = 1, b = 1, c = -1.
Vậy a = 1, b = 1, c = -1 thì phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = -x + 1.
+) Xét hình vẽ:
Ta có phương trình đường thẳng trong hình trên là y = 3
⇔ y – 3 = 0
⇔ 0x + y – 3 = 0
Để phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = 3 thì:
a = 0, b = 1, c = -3.
Vậy a = 0, b = 1, c = -3 thì phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = 3.
+) Xét hình vẽ:
Ta có phương trình đường thẳng trong hình trên là x = -2
⇔ x + 2 = 0
⇔ x + 0y + 2 = 0
Để phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng x = -2 thì:
a = 1, b = 0, c = 2 .
Vậy a = 1, b = 0, c = 2 thì phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng x = -2.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối chương 8
Bài 1: Toạ độ của vectơ
Bài 2: Đường thẳng trong mặt phẳng toạ độ
Bài 3: Đường tròn trong mặt phẳng toạ độ
Bài 4: Ba đường conic trong mặt phẳng tọa độ
Bài tập cuối chương 9