Cần làm gì sau khi qua khỏi cơn nhồi máu cơ tim?

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng bệnh lý đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi cơ tim đột ngột bị thiếu máu do động mạch vành bị tắc nghẽn. Hậu quả là quá trình tổn thương các mô cơ tim xảy ra ngay lập tức.

Video Những lưu ý về căn bênh nhồi máu cơ tim

Việc hồi phục sau cơn nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu cơ tim cũng như mức độ cấp tính của nó.

Ngay sau xuất hiện cơn nhồi máu, người bệnh có thể nằm viện từ 3 đến 5 ngày hoặc cho đến khi tình trạng ổn định.

Nói chung, phải mất vài tuần và có thể lên đến vài tháng để hồi phục sau cơn nhồi máu cơ tim. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào:

  • Tình trạng sức khỏe tổng thể
  • Các yếu tố nguy cơ
  • Việc tuân thủ điều trị của người bệnh

Nhồi máu cơ tim “sát thủ”

Như tên gọi, đây là một loại nhồi máu cơ tim nghiêm trọng, xảy ra khi 100% động mạch đi xuống nuôi phía trước bên trái của tim (LAD) bị tắc nghẽn.

Nguồn: BMC MedicineNguồn: BMC Medicine

Loại nhồi máu cơ tim này có thể gây tử vong vì vai trò của động mạch LAD trong việc cung cấp máu cho tim là rất quan trọng.

Các triệu chứng của thể nhồi máu này tương tự như một cơn đau tim do các thể nhồi máu khác gây ra, bao gồm:

Thể nhồi máu này có thể xảy ra cả ở nam và nữ với tỷ lệ tương đương.

Người bệnh cần phải điều trị tại bệnh viện thêm vài ngày so với các thể nhẹ, đặc biệt nếu cần phải phẫu thuật để làm thông động mạch LAD.

Chế độ ăn

Chế độ ăn ít béo, ít năng lượng đã được chứng minh giúp ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, nếu đã từng bị đau tim, duy trì chế độ ăn lành mạnh là điều bắt buộc để giúp ngăn ngừa những cơn nhồi máu cơ tim tái phát trong tương lai.

Cần xây dựng kế hoạch ăn uống hợp lý và có lợi cho sức khỏe để ngăn chặn bệnh tăng huyết áp (DASH).

Nguồn: ParadeChế độ ăn

Mục tiêu chung của chế độ ăn kiêng này là hạn chế muối, thịt đỏ và chất béo bão hòa trong khi tập trung bổ sung các nguồn dinh dưỡng như trái cây và rau quả giàu kali, cùng với thịt nạc, cá và dầu thực vật.

Nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn uống nhiều thực vật có thể làm giảm quá trình viêm và oxy hóa, vốn góp phần gây ra suy tim. Chế độ ăn này cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tim.

Nói chung, hãy luôn lưu ý:

  • Tránh chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: Những chất béo này trực tiếp góp phần hình thành mảng bám trong động mạch, làm động mạch bị tắc nghẽn, máu không thể lưu thông đến cơ tim được dẫn đến nhồi máu cơ tim. Thay vào đó, hãy ăn chất béo có nguồn gốc từ thực vật, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc các loại hạt.
  • Ăn đồ ăn ít năng lượng: Ăn quá nhiều calo và thừa cân cũng có thể làm tăng gánh nặng lên tim. Kiểm soát cân nặng và duy trì chế độ ăn cân bằng các loại thực phẩm thực vật, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo sẽ tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế muối: Giảm lượng muối ăn vào hàng ngày xuống dưới 2.300 mg. Đây cũng là yếu tố chính của chế độ ăn kiêng DASH.
  • Tập trung vào việc ăn các sản phẩm nông sản: Trái cây tươi và rau nên là những thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Khi không có sẵn sản phẩm tươi, hãy cân nhắc việc thay thế bằng các thực phẩm đóng hộp đông lạnh hoặc không muối không thêm đường.

Di chứng sau nhồi máu cơ tim

Sau cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Ngoài ra, còn có thể cảm thấy cơ thể rất yếu và kiệt quệ về mặt tinh thần.

Người bệnh cũng có thể bị giảm cảm giác ngon miệng. Ăn chia làm nhiều bữa nhỏ có thể giúp giảm bớt gánh nặng lên tim.

Các di chứng về sức khỏe tâm thần sau một cơn nhồi máu cơ tim là thường gặp. Di chứng này có thể kéo dài từ 2 đến 6 tháng. Một số triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm thần bao gồm:

  • Hay bực bội
  • Cáu gắt
  • Sợ hãi
  • Mất ngủ và mệt mỏi cả ngày
  • U sầu 
  • Cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng
  • Mất hứng thú với các sở thích trước kia

Nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi

Nguy cơ nhồi máu cơ tim và bệnh tim mạch sẽ tăng lên sau 65 tuổi. Điều này là do những thay đổi liên quan đến tuổi tác xảy ra ở hệ tim mạch, bao gồm huyết áp cao (tăng huyết áp) và xơ cứng động mạch.

Nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi cũng có những đặc điểm cần phải lưu ý đặc biệt.

Chế độ ăn uống và luyện tập thể dục là rất quan trọng để ngăn ngừa cơn đau tim tái phát trong tương lai, nhưng người già cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Người cao tuổi cũng có nguy cơ cao hơn về các vấn đề nhận thức cũng như vận động.

Để giảm tác động lâu dài của cơn nhồi máu cơ tim, người cao tuổi nên đặc biệt cảnh giác về việc tăng cường hoạt động thể chất, ví dụ như tập thể dục quá sức. Điều này sẽ giúp bảo vệ cơ tim khỏi những tổn thương trong tương lai.

Một lưu ý khác là hãy cố gắng điều trị giảm huyết áp nếu có chỉ định của bác sĩ. Tăng huyết áp là tình trạng phổ biến nhất liên quan đến bệnh lý tim mạch ở người trên 75 tuổi.

Stent mạch vành điều trị nhồi máu cơ tim

Stent được sử dụng để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Dụng cụ như ống lưới thép này được đưa vào động mạch bị tắc giúp tăng lưu lượng máu đến nuôi tim và được đặt vĩnh viễn trong mạch máu.

Đặt stent được tiến hành cùng việc nong động mạch vành, giúp mở rộng khẩu kính động mạch và tăng lưu lượng máu đến cơ tim. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bị nhồi máu cơ tim trong tương lai do các động mạch khác bị tắc. Đó là lý do tại sao việc duy trì thói quen lối sống có lợi cho tim lại vô cùng quan trọng.

Nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bị đau ngực - ngay cả sau khi đặt stent. Một số trường hợp hi hữu có thể bị tắc stent, khi đó cần phẫu thuật để mở lại hoặc bắc cầu động mạch.

Cũng có trường hợp bị cục máu đông sau khi đặt stent làm tăng nguy cơ đau tim.

Bác sĩ tim mạch sẽ chỉ định cho người bệnh dùng aspirin, cũng như kê đơn các loại thuốc chống đông máu, chẳng hạn như ticagrelor (Brilinta) hoặc clopidogrel (Plavix) để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh cho hệ tim mạch đóng một vị trí không hề nhỏ trong kế hoạch điều trị bệnh tim. Hãy xem lại thói quen lối sống hiện tại và tìm cách cải thiện theo chiều hướng có lợi cho sức khỏe hơn.

Tập thể dục

Khi bác sĩ tim mạch cho phép, người bệnh có thể bắt đầu duy trì thói quen tập thể dục sau khi hồi phục sau cơn nhồi máu cơ tim.

Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng không chỉ để duy trì cân nặng, mà còn giúp hoạt động cơ bắp, trong đó có cơ quan quang trọng nhất là trái tim.

Nguồn: Central ParkNguồn: Central Park

Bất kỳ hình thức tập thể dục nào giúp tim bơm máu đều có lợi. Tuy nhiên, khi nói đến sức khỏe tim mạch, tập các bài tập sức bền là tốt nhất, bao gồm:

  • Bơi lội
  • Đạp xe
  • Chạy bộ
  • Đi bộ với tốc độ vừa đến nhanh

Các hình thức tập thể dục này giúp tăng lượng oxy lưu thông trong cơ thể và cũng tăng cường khả năng bơm máu của tim đến phần còn lại của cơ thể.

Ngoài ra, duy trì các bài tập sức bền thường xuyên cũng giúp giảm:

Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong khi tập thể dục, ví dụ như khó thở kéo dài, chân tay yếu hoặc đau ngực, hãy dừng lại ngay và gọi cấp cứu hoặc tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Ngừng hút thuốc

Nhiều người hút thuốc có thể đã cân nhắc việc bỏ thuốc trong quá khứ, nhưng việc này thậm chí còn quan trọng hơn sau cơn nhồi máu cơ tim. Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim vì làm tăng huyết áp và nguy cơ hình thành cục máu đông do làm giảm các tế bào oxy trong máu.

Điều này có nghĩa là tim cần làm việc nhiều hơn để bơm máu và có ít tế bào oxy khỏe mạnh để duy trì hiệu suất tối ưu.

Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể và cũng giúp giảm khả năng xuất hiện các cơn nhồi máu cơ tim trong tương lai. Hãy luôn chú ý tránh hít khói thuốc thụ động, vì điều này cũng gây ra những nguy cơ tương tự cho sức khỏe tim mạch.

Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác

Bệnh tim có thể xảy ra ở những người trong gia đình, nhưng phần lớn các cơn nhồi máu cơ tim là do lối sống không lành mạnh. Ngoài chế độ ăn uống, tập thể dục và thói quen hút thuốc, điều quan trọng là phải quản lý các yếu tố nguy cơ khác có thể góp phần gây ra các cơn nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách quản lý các yếu tố như:

Phục hồi chức năng sau nhồi máu cơ tim

Người bệnh cũng cần phải tham gia một liệu trình phục hồi chức năng cho tim do các bác sĩ và các chuyên gia y tế giám sát và điều hành. Chúng được thiết kế nhằm theo dõi tình trạng và quá trình hồi phục của hệ thống tim mạch sau cơn nhồi máu cơ tim.

Cùng với việc giáo dục về thay đổi lối sống, các yếu tố nguy cơ tim mạch của người bệnh sẽ được theo dõi để đảm bảo phục hồi sức khỏe. Bác sĩ sẽ thảo luận về cách theo dõi các yếu tố nguy cơ tim mạch của người bệnh.

Một số mục tiêu điều trị bao gồm:

  • Huyết áp thấp hơn 130/80 mmHg
  • Vòng eo dưới 90 cm đối với nữ và dưới 100cm đối với nam
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 24,9
  • Lượng cholesterol trong máu dưới 180 mg/dL
  • Đường huyết dưới 5,6 mmol/L (trong thời gian đói bình thường) (số liệu tham khảo)

Người bệnh thường xuyên được đo các chỉ số này trong quá trình phục hồi chức năng tim. Việc này sẽ giúp người bệnh nhận thức rõ sự cần thiết của việc thay đổi lối sống.

Tiên lượng sống sau nhồi máu cơ tim

Nguy cơ tổng thể bị nhồi máu cơ tim tăng lên theo tuổi tác, đặc biệt là ở nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi. Phát hiện và điều trị sớm có thể làm tăng tuổi thọ của người bệnh sau cơn nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, người ta ước tính rằng 20% người lớn từ 45 tuổi trở lên sẽ trải qua cơn đau tim thứ hai trong vòng 5 năm.

Có một nghiên cứu ước tính rằng lên đến 42% phụ nữ tử vong trong vòng một năm sau cơn nhồi máu cơ tim, trong khi hậu quả tương tự xảy ra ở 24% nam giới.

Sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm này có thể là do phụ nữ có các triệu chứng khác với nam giới trong cơn nhồi máu cơ tim và do đó không phát hiện bệnh sớm.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh trong thời gian dài sau nhồi máu cơ tim.

Không có thống kê chung nào nói về tuổi thọ trung bình sau khi bị nhồi máu cơ tim. Điều quan trọng là cần đánh giá các yếu tố nguy cơ của mỗi cá thể người bệnh để ngăn ngừa các đợt bệnh tái phát trong tương lai.

Những điều không nên làm sau cơn nhồi máu cơ tim

Nguồn: Loma Linda UniversityKhông nên hút thuốc sau cơn nhồi máu cơ timNgười bệnh cần phải sửa thói quen sống có hại trước đây và điều chỉnh các hoạt động trong vài tuần.

Dần dần trở lại các hoạt động thiết yếu hàng ngày, tuy nhiên cần phải sửa đổi nếu các hoạt động đó làm tăng gánh nặng cho tim.

Có thể đến 3 tháng sau người bệnh mới có thể đi làm lại.

Tùy thuộc vào mức độ căng thẳng của công việc, có thể cần phải cắt giảm đáng kể khối lượng công việc hoặc làm quen với công việc bán thời gian, mục đích là giảm căng thẳng tâm lý.

Người bệnh không được lái xe trong ít nhất một tuần sau cơn nhồi máu cơ tim, và còn có thể kéo dài lâu hơn nếu người bệnh bị biến chứng.

Bác sĩ có thể sẽ khuyên người bệnh ngừng quan hệ tình dục và các hoạt động thể chất khác ít nhất 2 đến 3 tuần sau khi bị nhồi máu cơ tim.

Khi nào cần gọi cấp cứu

Người bệnh sẽ tăng nguy cơ bị một cơn nhồi máu cơ tim khác sau khi hồi phục từ cơn đầu tiên.

Điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể và phát hiện cũng như báo bất kỳ triệu chứng nào cho bác sĩ biết, ngay cả khi chỉ là triệu chứng nhẹ.

Gọi cấp cứu hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu gặp phải:

  • Mệt mỏi đột ngột và bất thường
  • Đau ngực và đau lan đến một hoặc cả hai cánh tay
  • Tim đập loạn nhịp
  • Đổ mồ hôi (không liên quan đến tập thể dục)
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Chân bị phù
  • Khó thở

Giáo dục sức khỏe

Cải thiện sức khỏe tim mạch sau cơn nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào mức độ tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, việc này cũng phụ thuộc vào khả năng xác định các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Người bệnh cũng nên biết về sự khác biệt trong kết quả điều trị giữa nam và nữ sau cơn nhồi máu cơ tim.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 42% phụ nữ chết trong vòng 1 năm sau khi bị nhồi máu cơ tim, so với 24% ở nam giới.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ ước tính rằng 805.000 người bị đau tim hàng năm ở Hoa Kỳ và 200.000 trong số này là những người đã từng bị đau tim trước đó.

Biết các yếu tố nguy cơ của chính mình và thực hiện thay đổi lối sống có thể giúp người bệnh duy trì được sức khỏe và tận hưởng cuộc sống của mình.

Xem thêm:


https://1900.edu.vn/thu-thuat-nong-mach-vanh-va-dat-stent-chi-dinh-qui-trinh-va-rui-ro-3344

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!