Căng thẳng ( stress) : Các dấu hiệu nhận biết

Căng thẳng xảy ra khi một kích thích về cảm xúc hoặc thể chất khiến bạn cảm thấy thất vọng, tức giận hoặc lo lắng.

Căng thẳng thần kinh là gì?

Video: Stress kéo dài: Biểu hiện và những tác hại

Đôi khi căng thẳng lại là một điều tốt. Hormone được cơ thể tiết ra khi chúng ta căng thẳng cung cấp cho chúng ta năng lượng để tỉnh táo trong các tình huống nguy hiểm và khi làm những việc mang tính thử thách như phỏng vấn xin việc.Tuy nhiên, căng thẳng quá mức có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của bạn.

Căng thẳng và lo lắng có mối liên hệ với nhau nhưng là hai thứ khác nhau. Sự căng thẳng đến từ một sự kiện đang xảy ở thời điểm hiện tại. Trong khi, lo lắng đến từ một điều gì đó đã xảy ra hoặc có thể xảy ra trong tương lai.

Căng thẳng thần kinh là gì?Trạng thái căng thẳng gây nhức đầu, huyết áp cao

 Có hai loại căng thẳng chính. Căng thẳng cấp tính đến từ một tác nhân căng thẳng dễ dàng giải quyết. Ví dụ, nếu bạn đang lái xe và một con mèo chạy ngang qua đường, điều đó sẽ khiến bạn căng thẳng, nhưng sự căng thẳng đó sẽ biến mất khi bạn đạp phanh và tránh được tai nạn. Căng thẳng  mãn tính xuất phát từ những vấn đề phức tạp hơn như những lo lắng về tài chính trong thời gian dài hoặc các xung đột trong mối quan hệ.

Mặc dù căng thẳng là một vấn đề liên quan đến cảm xúc, nó có thể gây ra các tác dụng phụ về mặt thể chất. Một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Huyết áp cao
  • Tức ngực
  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Các vấn đề với giấc ngủ

Căng thẳng cũng có thể khiến cho tình trạng sức khỏe của một số bệnh như bệnh về tim hoặc ung thư trở nên tồi tệ hơn và có thể làm trầm trọng hơn việc lạm dụng chất kích thích hoặc có các hành vi cưỡng chế khác như cờ bạc.

Dấu hiệu của căng thẳng

Một số người có thể sẽ khó tự nhận biết khi nào họ đang căng thẳng, một phần vì chúng ta đang sống trong một xã hội  luôn cho rằng rằng chúng ta làm việc quá sức là điều bình thường, hoặc thậm chí là điều đáng tự hào, trong khi căng thẳng được coi là biểu hiệu của sự yếu đuối. Kể từ khi các bác sĩ và nhà tâm thần học bắt đầu nghiên cứu về căng thẳng, họ đã gặp phải những người không biết hoặc không dám thừa nhận mình đang bị căng thẳng.

Nếu bạn gặp vấn đề trong việc nhận biết bản thân mình đang bị căng thẳng, cơ thể  sẽ đưa cho bạn những dấu hiệu. Hãy theo dõi các triệu chứng sau đây:

Chán ăn hoặc ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều hoặc quá ít đều là dấu hiệu phổ biến của căng thẳng. Khi chúng ta căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tiết ra cortisol - loại hormone giúp cơ thể bạn chuyển sang chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Căng thẳng khiến bạn thèm ăn những thức ăn không lành mạnh chứa nhiều muối, đường và chất béo vì não của bạn nghĩ rằng cơ thể bạn cần thêm năng lượng để chống lại nguy hiểm sắp xảy ra. 

Chán ăn hoặc ăn quá nhiềuCăng thẳng có thể gây ra cảm giác chán ăn

Tuy nhiên, căng thẳng cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn và gây ra cảm giác chán ăn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người vừa trải qua căng thẳng đã đốt cháy ít hơn 100 calo so với những người không gặp phải tình trạng này.

Cáu kỉnh

Cáu kỉnh là một trạng thái cảm xúc mà khi đó bạn dễ cảm thấy tức giận hoặc thất vọng. Khi cáu kỉnh, bạn có thể phản ứng của quá mức với mọi thứ và dường như không thể kiểm soát điều đó.

Cảm thấy cáu kỉnh khi căng thẳng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu sự cáu kỉnh của bạn bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy liên hệ với nhà trị liệu hoặc chuyên gia y tế để được hỗ trợ.

Vấn đề về tiêu hóa

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Nó có thể ảnh hưởng đến hệ sinh vật đường ruột của bạn - những vi sinh vật giữ cho sự tiêu hóa của bạn được cân bằng – do hệ thần kinh có mối liên hệ chặt chẽ với hệ tiêu hóa. Các chuyên gia cho rằng căng thẳng ở giai đoạn sớm của cuộc đời có thể làm rối loạn hệ thần kinh, dẫn đến khả năng bị rối loạn tiêu hóa sau này. 

Căng thẳng cũng có thể gây ra chứng ợ nóng. Đầu tiên, căng thẳng khiến bạn tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc rượu có thể gây ra chứng ợ nóng. Thứ hai, bản thân căng thẳng có thể làm tăng tần suất xuất hiện các cơn ợ chua bất kể bạn ăn gì.

Những người bị căng thẳng dễ mắc hơn các triệu chứng sau đây:

Suy yếu hệ thống miễn dịch

Căng thẳng có thể dẫn đến khả năng nhiễm virus và vi khuẩn cao hơn bằng cách khiến cơ thể bạn sản xuất ít tế bào lympho hơn – những tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch trong quá trình chống lại mầm bệnh. Những người bị căng thẳng cũng có thể thực hiện các hành động gây suy giảm chức năng miễn dịch của họ như uống rượu và sử dụng ma túy bất hợp pháp.

Những ảnh hưởng khác của căng thẳng, như thiếu ngủ hoặc chán ăn, cũng có thể có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, dẫn đến xuất hiện nhiều bệnh lý khác.

Đối phó với căng thẳng

Thật khó để tìm ra cách giúp bớt căng thẳng. Thậm chí, thêm một cái gì đó mới vào thói quen của chúng ta để làm cho cuộc sống của chúng ta bớt căng thẳng, cũng là một sự thay đổi gây căng thẳng. Tuy nhiên, cơ thể bạn sẽ cảm ơn bạn vì đã giảm bớt các nguồn căng thẳng trong cuộc sống và tìm cách phục hồi.

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện ngay hôm nay để giảm căng thẳng:

Thực hành tự chăm sóc bản thân

Đối với một người, chăm sóc bản thân có thể giống như ngâm mình trong nước nóng và đọc một cuốn sách hay. Đối với một người khác, nó có thể giống như thức dậy sớm và chạy bộ. Các phương pháp tự chăm sóc bản thân phổ biến mà nhiều người có thể hưởng lợi bao gồm:

  • Ăn thực phẩm lành mạnh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ngủ đủ giấc
  • Nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy căng thẳng

Giao tiếp

Bạn không cần phải đối phó với căng thẳng một mình. Chia sẻ với một người đáng tin cậy trong cuộc sống của bạn, người sẽ lắng nghe bạn và hỗ trợ bạn. Người này có thể là thành viên gia đình, bạn bè, hàng xóm, lãnh đạo cộng đồng hoặc thành viên giáo sĩ.

Thực hành tự chăm sóc bản thânChia sẻ căng thẳng với một người hoặc nhờ đến chuyên gia để có thể lắng nghe và hỗ trợ bạn

 Nếu mọi thứ khiến bạn cảm thấy quá sức, nhờ sự trợ giúp của chuyên gia cũng là một ý kiến hay. Bạn có thể làm việc với một cố vấn, nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý học để tìm ra cách đối phó giúp bạn đối phó với căng thẳng. 

Hạn chế sử dụng ma túy, rượu, và Caffeine

Mặc dù ma túy và rượu có thể giúp giảm các triệu chứng căng thẳng trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài chúng thực ra có thể dẫn đến căng thẳng nhiều hơn. Sử dụng các chất kích thích sẽ chỉ che giấu tạm thời vấn đề đang xảy ra trong khi ngăn cản bạn đối phó với nó.

Các chất kích thích như caffein cũng có thể tạm thời khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng thường có một sự cạn kiệt năng lượng và tâm trạng kém hơn sau đó, điều này có thể dẫn đến căng thẳng hơn. 

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!