Nhồi máu cơ tim: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hơn nữa

Trong bệnh nhồi máu cơ tim, nguồn máu giàu oxy cung cấp cho tim bị gián đoạn và cơ tim bắt đầu chết. Các cơn đột quỵ tim - còn được gọi là nhồi máu cơ tim - rất phổ biến. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 người tử vong do các bệnh tim mạch, trong đó nhồi máu cơ tim là nguyên nhân chủ yếu.

Video Dấu hiệu triệu chứng nhồi máu cơ tim và những cách điều trị hiệu quả

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra với một số dấu hiệu báo trước như đau thắt ngực nhưng cũng có thể diễn ra âm thầm không có triệu chứng gì.

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý cấp cứu, càng để lâu cơ tim càng tổn thương và chết nhiều hơn, vì vậy cần khẩn trương gọi người giúp đỡ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu nghi ngờ bản thân hoặc người xung quanh có các triệu chứng nghĩ tới nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân hàng đầu của nhồi máu cơ tim là bệnh lý mạch vành. Mạch vành là hệ thống mạch máu chuyên cung cấp máu cho tim. Sự tích tụ của các mảng bám trong động mạch vành còn được gọi là xơ vữa động mạch, và các mảng xơ vữa này là nguyên nhân chính dẫn tới nhồi máu cơ tim.

Có hai loại nhồi máu cơ tim chính:

  • Nhồi máu cơ tim tuýp I: các mảng bám trên thành trong của động mạch vành bị vỡ và giải phóng cholesterol và các chất khác vào máu từ đó gây hình thành cục máu đông và làm tắc động mạch.
  • Nhồi máu cơ tim tuýp II: là khi tim không nhận được đủ lượng máu giàu oxy để đáp ứng nhu cầu hoạt động bình thường, mặc dù không có sự tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành.

Nguồn: Healthline.comNguồn: Healthline.comCác nguyên nhân khác của nhồi máu cơ tim bao gồm:

  • Mạch máu bị rách do chấn thương hay các nguyên nhân khác.
  • Co thắt mạch
  • Lạm dụng ma túy
  • Thiếu oxy, giảm oxy máu

Triệu chứng nhồi máu cơ tim

Các triệu chứng chung của cơn nhồi máu cơ tim bao gồm:

Bất kể nam hay nữ đều có thể có một hay nhiều triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt về triệu chứng ở nam và nữ và hậu quả của các cơn nhồi máu cơ tim.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng xuất hiện các triệu chứng nhồi máu cơ tim điển hình như đau ngực và khó thở.

Nam giới có nhiều khả năng bị nhồi máu cơ tim do bong mảng xơ vữa, trong khi phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh động mạch vành không tắc nghẽn hơn.

Estrogen giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, chính vì vậy, phụ nữ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim sau khi mãn kinh cao hơn trước mãn kinh.

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố có thể gây gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Một số yếu tố không thể thay đổi, chẳng hạn như tuổi và tiền sử gia đình. Tuy nhiên, vẫn có các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Cholesterol máu cao, chế độ ăn nhiều chất béo.
  • Béo phì, ít vận động.
  • Lạm dụng rượu
  • Căng thẳng
  • Đái tháo đường hoặc rối loạn dung nạp đường huyết. 
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ

Theo Viện Lão khoa Hoa Kỳ, nếu trên 65 tuổi, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn những người dưới 65 tuổi. Ngoài ra, nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, tăng huyết áp, béo phì hoặc đái tháo đường, có thể có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim.

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu của hầu hết các nhóm dân tộc và chủng tộc ở Hoa Kỳ và là nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn nhồi máu cơ tim.

Chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Các bác sĩ thường chẩn đoán một cơn nhồi máu cơ tim sau khi tiến hành khám sức khỏe và xem xét bệnh sử. Bác sĩ sẽ chỉ định làm điện tâm đồ (ECG) để kiểm tra hoạt động điện của tim. Đồng thời sẽ lấy máu hoặc thực hiện các xét nghiệm khác để xem có tổn thương cơ tim hay không.

Điều trị cơn nhồi máu cơ tim

Sau khi có chẩn đoán xác định nhồi máu cơ tim, các phương pháp điều trị được đưa ra tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhồi máu.

Bác sĩ có thể chỉ định chụp mạch vành. Đây là một loại đầu dò được đưa vào mạch máu thông qua một ống mềm, cho phép bác sĩ xác định vị trị tắc/hẹp ở động mạch vành. Ngoài ra, có thể tiêm thuốc vào hệ mạch vành thông qua đó giúp xác định vị trí tắc nghẽn.

Chỉ định phẫu thuật hoặc không phẫu thuật được đưa ra tùy từng trường hợp cụ thể nhưng đều nhằm mục đích giúp tái thông mạch vành và ngăn ngừa các cơn nhồi máu cơ tim tiếp theo xảy ra.

Các thủ thuật (phẫu thuật) phổ biến gồm:

  • Nong mạch: Nong động mạch bị tắc bằng cách bơm bóng hoặc loại bỏ mảng bám trên thành mạch. Hiện tại hiếm khi sử dụng phương pháp nong mạch đơn thuần. Thường kết hợp với đặt stent.
  • Stent: Stent là một ống lưới thép được đưa vào lòng động mạch để giữ nó mở sau khi nong mạch.
  • Phẫu thuật bắc cầu tim: Trong phẫu thuật bắc cầu, bác sĩ tạo một cầu nối nhân tạo giúp máu lưu thông mà không đi qua chỗ tắc.
Bác cầu động mạch vành. Nguồn ảnh: Health plusBác cầu động mạch vành. Nguồn ảnh: Health plus
  • Phẫu thuật van tim: bác sĩ phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế các van bị hở để giúp tim bơm máu.
  • Máy tạo nhịp tim: Máy tạo nhịp tim là một thiết bị được cấy vào dưới da giúp tim duy trì nhịp bình thường.
  • Ghép tim: Các bác sĩ phẫu thuật có thể đề xuất cấy ghép tim trong trường hợp cơn nhồi máu cơ tim gây tổn thương không hồi phục cho hầu hết các mô của tim.

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để điều trị cơn nhồi máu cơ tim, bao gồm:

  • Aspirin
  • Các loại thuốc khác để phá vỡ cục máu đông
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu
  • Thuốc giảm đau
  • Nitroglycerin
  • Thuốc hạ huyết áp

Xử trí cấp cứu

Vì các cơn nhồi máu cơ tim thường bất ngờ nên bác sĩ cấp cứu thường là người đầu tiên tiếp nhận điều trị. Sau khi điều trị ban đầu ổn đinh, bệnh nhân sẽ được chuyển tới điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Nguồn ảnh: Bệnh viện Lạc ViệtNguồn ảnh: Bệnh viện Lạc Việt

Phương pháp điều trị thay thế

Các phương pháp điều trị thay thế và thay đổi lối sống có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng và lối sống tăng cường sức khỏe là điều cần thiết để duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Cách giúp người đang bị nhồi máu cơ tim: Nếu đang ở cùng một người nào đó có các triệu chứng của cơn nhồi máu cơ tim, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nhận được trợ giúp y tế khẩn cấp càng sớm thì cơ tim sẽ càng ít bị tổn thương.

Nếu được đào tạo về hồi sinh tim phổi (CPR), có thể bắt đầu ngay. Thực hiện hô hấp nhân tạo có thể giữ cho nạn nhân sống sót cho đến khi cấp cứu đến. 

Các biến chứng

Nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau. Khi xảy ra cơn nhồi máu cơ tim xảy ra, nó có thể làm gián đoạn nhịp tim bình thường, có khả năng ngừng hoàn toàn. Những nhịp tim bất thường này được gọi là rối loạn nhịp tim.

Khi tim ngừng cung cấp máu trong cơn nhồi máu cơ tim, một số mô cơ tim có thể chết. Điều này có thể gây suy tim cấp và sau đó gây ra các tình trạng đe dọa tính mạng do suy các cơ quan do thiếu máu.

Các cơn nhồi máu cơ tim cũng có thể ảnh hưởng đến van tim và gây ra hở van tim. Khoảng thời gian từ lúc khởi phát tới khi tiếp nhận điều trị và diện tích tổn thương sẽ quyết định những ảnh hưởng lâu dài đến tim.

Hồi phục

Xem chi tiết: Cần làm gì sau khi qua khỏi cơn nhồi máu cơ tim?

Một cơn nhồi máu cơ tim có thể tổn thương cơ tim của và ảnh hưởng đến chức năng của chúng. Điều này có thể bao gồm việc rối loạn nhịp tim và giảm khả năng bơm máu đi khắp cơ thể của bạn.

Sau cơn nhồi máu cơ tim, điều quan trọng là làm việc với bác sĩ của để thiết kế một kế hoạch phục hồi, có thể bao gồm:

  • Tham gia tập thể dục nhẹ nhàng, theo những gì bác sĩ của phê duyệt
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng
  • Phục hồi chức năng cơ tim
  • Bỏ hút thuốc
  • Tránh các hoạt động gắng sức, đặc biệt là ngay sau cơn nhồi máu cơ tim

Phòng bệnh

Mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát, nhưng có một số bước phòng bệnh cơ bản giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Cố gắng kết hợp các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống.
  • Duy trì thói quen thể dục thường xuyên.
  • Nếu hút thuốc, hãy cân nhắc trao đổi với bác sĩ về việc bắt đầu chương trình cai thuốc lá. Bỏ thuốc lá có thể giúp giảm nguy cơ vì hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim.
Nguồn: Get Healthy Clark County

 

  • Hạn chế uống rượu.
  • Nếu bị đái tháo đường, hãy nhớ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên.
  • Nếu bị bệnh tim mạch, hãy phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và tuân theo kế hoạch điều trị, bao gồm cả việc dùng thuốc.

Tất cả các bước trên đều quan trọng trong việc giảm nguy cơ tiến triển bệnh tim và có khả năng bị nhồi máu cơ tim. Nói chuyện với bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào về nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!