Trong phần lớn các trường hợp, dấu hiệu này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu gặp cơn đau dai dẳng, người bệnh cần khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Dưới đây là 10 nguyên nhân gây đau bụng vào buổi sáng:
Viêm loét dạ dày
Loét dạ dày là tình trạng vết loét phát triển trong niêm mạc dạ dày, gây đau rát hoặc đau âm ỉ ở giữa dạ dày, hay vùng thượng vị.
viêm loét dạ dày thường xảy ra lúc đói, vì vậy người bệnh có thể thường gặp vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
Cơn đau doHướng điều trị là sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn hoặc thuốc ức chế tiết axit dạ dày. Tình trạng nặng hơn nếu các triệu chứng kéo dài và không đáp ứng với thuốc, người bệnh cần đi khám bác sĩ. Nếu vết loét tiến triển gây nên lỗ thủng trên thành bụng, cần phải phẫu thuật cấp cứu.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome -IBS) là một bệnh lý của ruột già gây đau ở bụng dưới.
Các triệu chứng khác của IBS bao gồm:
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Đầy hơi
- Phân nhầy
Hội chứng ruột kích thích có thể bắt nguồn từ thức ăn hoặc tình trạng căng thẳng, vì vậy các triệu chứng có thể nặng hơn vào buổi sáng khi người bệnh có tâm trạng căng thẳng về công việc của ngày mới.
IBS hiện chưa có điều trị đặc hiệu, phương pháp hiệu quả là thay đổi lối sống và tránh các loại thực phẩm gây kích thích, bao gồm:
- Sản phẩm từ bơ sữa
- Đồ uống có ga
- Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ
Các thói quen sống có ích cho IBS là:
- Tập thể dục thường xuyên
- Kiểm soát căng thẳng
- Bổ sung chất xơ hoặc uống thuốc tiêu chảy
Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp như trên, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc hỗ trợ điều trị IBS.
Viêm ruột (IBD)
Viêm ruột (Inflammatory bowel disease-IBD) là thuật ngữ chung cho hai tình trạng: bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, đều gây đau bụng quanh rốn hoặc vùng bụng dưới bên phải, một số trường hợp gặp đau vào buổi sáng.
Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng lên toàn bộ hệ tiêu hóa, gây nên các triệu chứng khác như:
- Tiêu chảy
- Sụt cân
- Thiếu máu
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
Các triệu chứng trên có thể tăng lên trên người có tình trạng căng thẳng hay khi ăn thực phẩm giàu chất xơ hoặc sử dụng đồ uống có ga.
Trong khi đó, viêm loét đại tràng chỉ tác động lên ruột già (đại tràng), với các triệu chứng:
- Tiêu chảy ra máu
- Tăng nhu động ruột
- Uể oải, thiếu năng lượng
- Sụt cân
IBD hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để, hướng điều trị vẫn là kháng viêm và cải thiện các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch hoặc kháng sinh.
Theo dõi và ghi lại các loại thực phẩm thường gây viêm ruột cũng giúp người bệnh hạn chế những đợt bùng phát cấp tính.
Táo bón
Tình trạng táo bón xảy ra nếu tần suất đi ngoài dưới 3 lần mỗi tuần. Đường ruột hoạt động kém có thể dẫn đến tắc nghẽn khí trong đường ruột, dẫn đến co thắt bụng dưới dữ dội, vào buổi sáng hoặc các thời điểm khác trong ngày.
Ngoài ra người bị táo bón sẽ khó đi đại tiện, phải rặn mạnh hoặc không thể đẩy hết chất thải ra ngoài.
Lối sống ít vận động có thể gây ra táo bón. Tăng cường hoạt động thể chất giúp kích thích nhu động ruột, hạn chế táo bón và đau bụng. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu chất xơ, ăn nhiều trái cây và rau quả hay thuốc nhuận tràng có thể cải thiện các triệu chứng.
Nếu táo bón kéo dài trên 2 tuần, người bệnh cần đi khám bác sĩ.
Viêm tụy
Bệnh lý viêm tuyến tụy có thể gây cơn đau ở vùng thượng vị, hoặc lan ra sau lưng. Cơn đau do viêm tụy thường tăng lên sau khi ăn, vì vậy nó có thể xuất hiện sau ăn sáng.
Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, nôn và sốt. Viêm tụy nhẹ có thể tự khỏi hoặc sau khi dùng thuốc giảm đau thông thường, trong trường hợp cơn đau dai dẳng không cải thiện, người bệnh cần thăm khám bác sĩ.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm hoặc bổ sung enzym để giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Người bị viêm tụy nên lựa chọn chế độ ăn ít chất béo và tăng cường các thực phẩm khác như:
- Hoa quả
- Ngũ cốc các loại
- Rau
- Thịt nạc
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa do các túi nhỏ phát triển trong thành ruột già, khi túi này bị nhiễm trùng hoặc bị viêm, gây đau vùng bụng dưới bên trái.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Táo bón
- Sốt
- Buồn nôn, nôn mửa
Viêm túi thừa có thể không gây triệu chứng rõ rệt. Trong trường hợp bệnh gây cơn đau dữ dội và dai dẳng, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện. Bác sĩ điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc tiến hành thủ thuật để dẫn lưu ổ áp xe.
Trường hợp nghiêm trọng hơn cẩn chỉ định phẫu thuật để loại bỏ phần bị tổn thương của đại tràng. Cơn đau do viêm túi thừa có thể tăng lên vào buổi sáng và giảm đi sau khi đi ngoài.
Sỏi mật
Sỏi mật là sự lắng đọng canxi của dịch tiêu hóa trong túi mật. Một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng, trong khi một số bệnh nhân bị đau dữ dội ở vùng thượng vị hoặc vùng trung vị (bên dưới xương ức). Cơn đau đôi khi lan lên vai phải và xương bả vai
Nếu bị đau bụng dữ dội, đột ngột, người bệnh cần đi khám ngay. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm tan sỏi mật. Nếu điều trị nội khoa không có kết quả, phẫu thuật cắt bỏ túi mật sẽ được tiến hành. Cơn đau thường tăng lên vào ban đêm và buổi sáng.
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn cũng gây đau bụng. Các thực phẩm có thể gây dị ứng là:
- Sản phẩm từ bơ sữa
- Hải sản
- Lúa mì
- Gluten
- Quả hạch
Dị ứng thức ăn có các biểu hiện:
Đau bụng do dị ứng thức ăn có thể xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày, nhưng nếu người đó tiêu thụ thực phẩm gây dị ứng trước khi đi ngủ, các triệu chứng rõ ràng sẽ xảy đến vào sáng hôm sau.
Thuốc kháng histamine có tác dụng tốt trong việc giảm các triệu chứng phát ban, sưng tấy và ngứa. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là xác định và tránh sử dụng thực phẩm gây dị ứng vì phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, gây khó thở và tụt huyết áp, một tình trạng gây nguy hiểm tới tính mạng.
Nếu bị phát ban, ngứa hoặc khó thở sau khi ăn một số loại thực phẩm, chúng ta cần đi khám bác sĩ ngay. Thí nghiệm test trên da hoặc xét nghiệm máu có thể xác định hoặc loại trừ dị ứng thức ăn.
Bệnh Celiac
Bệnh Celiac - một bệnh tự miễn xảy ra do gluten có trong thức ăn gây viêm ruột non – có thể gây đau bụng vào buổi sáng kèm các triệu chứng khác như:
Khó tiêu
Khó tiêu có thể gây đau vùng thượng vị, đầy bụng và buồn nôn. Khó tiêu thường là triệu chứng của một bệnh lý khác, như trào ngược axit, loét dạ dày hoặc bệnh túi mật.
Tình trạng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn, vì vậy có thể gặp vào buổi sáng sau khi ăn sáng. Người bệnh cần đi khám bác sĩ nếu khó tiêu kéo dài trên hai tuần hoặc nếu đi kèm với sụt cân, nôn mửa hoặc đi ngoài phân đen.
Chia nhỏ các bữa ăn, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng có thể cải thiện chứng khó tiêu.
Bệnh viêm vùng chậu
Nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ có thể gây ra:
- Đau vùng chậu dưới
- Sốt
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Đau khi đi tiểu hoặc giao hợp
Đau vùng chậu do viêm âm đạo có thể xảy ra bất kì thời điểm nào trong ngày, với một số trường hợp gặp đau vào buổi sáng.
Phụ nữ cần thăm khám bác sĩ nếu bị đau bụng kèm theo sốt hoặc tiết dịch âm đạo có mùi hôi. Nguyên nhân thường gây ra viêm âm đạo là vi khuẩn, do đó phương pháp điều trị là sử dụng kháng sinh.
Tóm tắt
Mặc dù tình trạng đau bụng khá thường gặp, chúng ta cần chú ý theo dõi nếu cơn đau xảy ra đột ngột, kéo dài hoặc tăng dần. Đặc biệt nếu đau bụng kèm nôn mửa, phân có máu hoặc sốt, người bệnh cần tới cơ sở y tế gần nhất.
Đau bụng vào buổi sáng có nhiều nguyên nhân, như do táo bón hoặc đầy hơi, hoặc một tình trạng nghiêm trọng hơn cần điều trị chuyên khoa.
Xem thêm: