21 liệu pháp tự nhiên hiệu quả cho chứng đau bụng

Hầu hết mọi người đều từng gặp phải tình trạng khó chịu hay đầy bụng, khó tiêu, trong quá trình ăn uống. Các hiện tượng này thường không có nguyên nhân rõ ràng và thường có thể được điều trị bằng các liệu pháp đơn giản tại nhà.

Các triệu chứng phổ biến của đau bụng và khó tiêu bao gồm:

  • Ợ chua hoặc trào ngược axit
  • Ợ hơi, đôi khi kèm theo chất dịch hoặc thức ăn có vị đắng hoặc có mùi hôi
  • Buồn nôn
  • Hơi thở có mùi hôi hoặc chua
  • Nấc cụt hoặc ho
  • Đầy hơi
  • Đánh rắm

Bài viết dưới đây giới thiệu 21 liệu pháp tại nhà phổ biến và hiệu quả cho chứng đau bụng và khó tiêu. Đồng thời đưa ra các trường hợp cần đi khám bác sĩ. 

Uống đủ nước

Mất nước có thể làm tăng khả năng bị đau bụng.

Cơ thể cần nước để tiêu hóa và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đồ uống. Mất nước khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn, dẫn đến tăng khả năng bị đau bụng.

Bộ phận Y tế và Sức khỏe Hoa Kỳ (The Health and Medicine Division – HMD) khuyến cáo:

Phụ nữ nên nạp vào khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày, con số này đối với nam giới là 3.7 lít. Khoảng 20% trong tổng lượng nước này được cung cấp từ thực phẩm, phần còn lại đến từ đồ uống. Với hầu hết chúng ta, có thể ước lượng lượng nước uống tương đương 8 cốc nước mỗi ngày. Đối với trẻ nhỏ, nhu cầu nước thấp hơn một ít so với người lớn.

Cơ thể cần được bổ sung đủ nước (Nguồn https://www.medicalnewstoday.com/)Cơ thể cần được bổ sung đủ nước (Nguồn https://www.medicalnewstoday.com/)Những người có vấn đề về tiêu hóa bắt buộc phải cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nôn mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước rất nhanh, vì vậy những người có các triệu chứng này cần bổ sung nước liên tục. 

Hạn chế tư thế nằm

Ở tư thế nằm, axit trong dạ dày dễ có khả năng đi ngược lại và di chuyển lên trên, gây ra chứng ợ chua.

Những người bị đau dạ dày nên tránh việc nằm xuống hoặc đi ngủ trong ít nhất vài giờ cho đến khi hết tình trạng trên. Nếu muốn nằm thì cần kê cao đầu, cổ và ngực trên bằng gối, lý tưởng là ở góc 30 độ.

Gừng

Gừng là một phương thuốc tự nhiên rất tốt và phổ biến cho chứng đau bụng và khó tiêu.

Gừng là phương thuốc tự nhiên rất tốt cho chứng đau bụng (Nguồn spatanova.com)Gừng là phương thuốc tự nhiên rất tốt cho chứng đau bụng (Nguồn spatanova.com)Gừng chứa các hoạt chất gingerol và shogaol có tác dụng làm tăng tốc độ co bóp của dạ dày. Điều này giúp đẩy nhanh thức ăn gây khó tiêu qua dạ dày xuống ruột non.

Bên cạnh đó, các chất hóa học trong gừng còn làm giảm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Những người bị đau bụng có thể chế biến gừng vào thức ăn hoặc uống trà gừng, một loại trà khá phổ biến hiện nay. Một số loại bia gừng tự nhiên cũng hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau bụng. 

Bạc hà

Bạc hạ giúp giảm tình trạng đau bụng (Nguồn https://liquidnicotinewholesalers.com/)Bạc hạ giúp giảm tình trạng đau bụng (Nguồn https://liquidnicotinewholesalers.com/)Ngoài việc tạo hơi thở thơm mát, tinh dầu bạc hà còn có tác dụng:

  • Ngăn ngừa nôn mửa và tiêu chảy
  • Giảm co thắt cơ đường ruột
  • Giảm đau 

Dựa trên nghiên cứu ở Iran, Pakistan và Ấn Độ, các nhà khoa học đã phát hiện rằng bạc hà là một phương pháp điều trị truyền thống hiệu quả cho chứng khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy.

Có thể sử dụng lá bạc hà sống và nấu chín đều được. Cách làm cổ điển là đun sôi lá bạc hà với thảo quả để pha trà. Một cách khác là tán bột hoặc ép lá bạc hà và trộn vào các loại trà, đồ uống hoặc thực phẩm khác. Hiện nay lá bạc hà được bán rộng rãi tại các siêu thị và nhà thuốc.

Ngậm kẹo bạc hà cũng là một cách để giúp giảm đau và khó chịu khi bị ợ chua. 

Tắm nước ấm hoặc dùng túi sưởi

Hơi nóng giúp thư giãn cơ và giảm chứng khó tiêu, vì vậy, tắm nước ấm có thể làm giảm bớt các triệu chứng đau bụng. Chườm túi hoặc miếng đệm nóng lên bụng trong 20 phút hoặc cho đến khi nguội cũng có hiệu quả tốt. 

Chế độ ăn kiêng BRAT

Với những người bị tiêu chảy, bác sĩ có thể đề xuất chế độ ăn kiêng BRAT.

BRAT là viết tắt của Banana (chuối), Rice (cơm), Applesauce (nước táo) và Toast (bánh mì). Cả 4 thực phẩm này đều giàu tinh bột, vì vậy chúng có thể giúp kết dính thức ăn với nhau để tạo nên phân đặc hơn. Từ đó giúp giảm số lượng phân và giảm tiêu chảy.

Chế độ ăn BRAT (Nguồn https://www.verywellhealth.com/)Chế độ ăn BRAT (Nguồn https://www.verywellhealth.com/)Ngoài ra những thực phẩm trên có vị nhạt, chúng không chứa các chất gây kích ứng dạ dày, cổ họng hoặc ruột. Do đó, chế độ ăn này có thể làm dịu sự kích ứng mô do axit trong chất nôn. 

Không chỉ vậy, nhiều thực phẩm trong chế độ ăn BRAT chứa kali và magiê, do đó có thể bù điện giải bị mất do tiêu chảy và nôn mửa. 

Tránh hút thuốc và uống rượu

Hút thuốc lá gây kích ứng cổ họng, làm tăng khả năng bị đau bụng. Ở người bị nôn mửa, khói thuốc lá còn tăng thêm kích ứng trên các mô mềm đã bị tổn thương do chất nôn.

Rượu và thuốc lá ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa (Nguồn everydayhealth.com)Rượu và thuốc lá ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa (Nguồn everydayhealth.com)Rượu là chất không chỉ khó tiêu hóa mà còn khá độc, gây tổn thương cho gan và niêm mạc dạ dày.

Những người bị đau bụng nên tránh hút thuốc và uống rượu cho đến khi hết hẳn tình trạng đau bụng. 

Tránh thức ăn khó tiêu hóa

Một số loại thực phẩm khó tiêu hóa làm tăng nguy cơ bị đau bụng. Các trường hợp đang gặp đau bụng nên tránh:

  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Đồ chứa nhiều kem
  • Đồ ăn mặn hoặc chứa chất bảo quản 

Nước chanh và thuốc muối

Một số nghiên cứu cho rằng nếu pha chanh hoặc nước cốt chanh với nước lọc và thêm một chút baking soda (thuốc muối) có thể làm giảm nhiều vấn đề tiêu hóa.

Nước chanh và thuốc muối (Nguồn https://budwigcenter.com/)Nước chanh và thuốc muối (Nguồn https://budwigcenter.com/)

 Khi trộn lẫn vào nhau, hỗn hợp này tạo ra axit cacbonic, làm giảm hơi và chứng khó tiêu. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sự bài tiết của gan và tăng nhu động ruột. Thành phần axit và các chất dinh dưỡng khác trong chanh có thể giúp hấp thụ chất béo và rượu, đồng thời trung hòa axit mật và giảm nồng độ axit trong dạ dày.

Hàm lượng được khuyến cáo là:

  • 1 thìa chanh tươi hoặc nước cốt chanh
  • 1 thìa cà phê thuốc muối
  • 250 ml nước 

Quế

Quế chứa một số chất chống oxy hóa (Nguồn bbcgoodfood.com)Quế chứa một số chất chống oxy hóa (Nguồn bbcgoodfood.com)Các hợp chất trong quế có công dụng làm giảm đầy hơi và chướng bụng.

Quế chứa một số chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm nguy cơ kích ứng và tổn thương đường tiêu hóa. Một số chất chống oxy hóa trong quế bao gồm:

  • Eugenol
  • Cinnamaldehyde
  • Linalool
  • Long não

Ngoài ra quế còn chứa một số chất khác giúp giảm đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng, co thắt cơ. Chúng còn góp phần trung hòa độ axit trong dạ dày nên giảm chứng ợ nóng và khó tiêu.

Những người bị đau bụng có thể sử dụng 1 thìa cà phê bột quế hoặc một thanh quế ngắn cùng với bữa ăn. Một cách dùng khác là pha trà quế từ quế với nước sôi. Sử dụng 2-3 lần/ngày giúp làm giảm táo bón. 

Đinh hương

Đinh hương có thể giúp giảm đầy hơi trong dạ dày và kích thích tăng tiết dịch vị. Từ đó đinh hương thúc đẩy tiêu hóa, làm giảm đầy hơi và co thắt cơ. Đinh hương cũng làm hạn chế triệu chứng buồn nôn và nôn.

Những người bị đau bụng có thể trộn 1 hoặc 2 thìa cà phê bột đinh hương xay với 1 thìa cà phê mật ong, dùng mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ. Đối với chứng buồn nôn và ợ chua, họ có thể dùng đinh hương với 250 ml nước sôi để pha trà đinh hương, uống nhâm nhi một đến hai lần mỗi ngày. 

Thì là

Hạt thì là chứa các thành phần hoạt tính có tác dụng:

  • Giảm chứng khó tiêu và axit dạ dày 
  • Giảm ợ hơi
  • Giảm viêm đường ruột
  • Kháng khuẩn

Người bị đau bụng có thể trộn 1 hoặc 2 thìa cà phê bột thì là xay vào thức ăn. Một cách khác là pha trà bằng nước sôi và vài thìa cà phê bột thì là.

Ngoài ra, một phương pháp y học cổ truyền để điều trị chứng ợ nóng là nhai một hoặc hai nhúm hạt hoặc bột thì là. 

Quả sung

Quả sung có thể sử dụng như thuốc nhuận tràng để trị táo bón, chứng khó tiêu và kích thích nhu động ruột khỏe mạnh. 

Quả sung có tác dụng chữa táo bón (Nguồn https://www.dailysabah.com/)Quả sung có tác dụng chữa táo bón (Nguồn https://www.dailysabah.com/)Những người bị đau bụng có thể ăn 3-4 quả sung mỗi ngày tới khi các triệu chứng được cải thiện. Ngoài ra, họ có thể pha trà với 1 hoặc 2 thìa cà phê lá sung. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quả sung không nên sử dụng cho bệnh tiêu chảy.

Nước ép nha đam

Nước ép nha đam có thể làm giảm đau bụng nhờ công dụng:

  • Giảm axit dạ dày dư thừa
  • Kích thích nhu động ruột và loại bỏ độc tố
  • Tăng khả năng hấp thu protein
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Kháng viêm

Dựa trên nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện những người uống 10 ml nước ép nha đam mỗi ngày trong 4 tuần có giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược đường tiêu hóa (GERD- Gastrointestinal reflux disease):

Cỏ thi

Hoa cỏ thi có chứa flavonoid, polyphenol, lacton, tannin và nhựa làm giảm tiết axit dạ dày. Chúng tác động lên dây thần kinh X (dây thần kinh phế vị). Việc giảm nồng độ axit trong dạ dày hạn chế ợ chua và khó tiêu.

Hoa cỏ thi làm giảm tiết acid dạ dày (Nguồn https://www.gardeningknowhow.com/)Hoa cỏ thi làm giảm tiết acid dạ dày (Nguồn https://www.gardeningknowhow.com/)Người bị đau bụng có thể ăn lá cỏ thi non ăn sống hoặc nấu chín. Trà cỏ thi được pha  bằng cách cho 1 hoặc 2 thìa cà phê lá hoặc hoa cỏ thi khô vào nước sôi.

Húng quế

Húng quế làm tăng cảm giác thèm ăn và kích thích tiêu hóa.

Húng quế có thể làm giảm đầy hơi, giảm co thắt, kích thích cảm giác thèm ăn và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó húng quế chứa eugenol, có tác dụng giảm lượng axit dạ dày.

Húng quế cũng chứa hàm lượng cao axit linoleic, có đặc tính kháng viêm.

Cách dùng: Dùng 1 hoặc 2 thìa cà phê lá húng quế khô hoặc một vài lá húng quế tươi cùng với bữa ăn. Trà húng quế có hiệu quả nhanh hơn, được pha bằng cách trộn nửa thìa húng quế khô hoặc một vài lá tươi với nước sôi.

Cam thảo

Rễ cam thảo có hiệu quả giảm viêm dạ dày , viêm niêm mạc dạ dày, cũng như chứng viêm loét dạ dày – hành tá tràng.

Rễ cam thảo làm giảm viêm dạ dày (Nguồn healthline.com)Rễ cam thảo làm giảm viêm dạ dày (Nguồn healthline.com)Cách dụng: Uống trà rễ cam thảo nhiều lần trong ngày. Loại trà này có thể tự chế biến tại nhà bằng cách pha 1 hoặc 2 thìa cà phê bột rễ cam thảo với nước sôi; hoặc mua tại các cửa hàng. 

Bạc hà xanh

Giống như bạc hà thông thường, bạc hà xanh là một phương thuốc phổ biến cho nhiều vấn đề về tiêu hóa như:

  • Buồn nôn
  • Co thắt dạ dày và ruột
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • Tiêu chảy

Cách sử dụng dễ dàng và phổ biến nhất là uống các loại trà thảo mộc được chế biến sẵn với thành phần chính là bạc hà.  

Người bệnh có thể dùng trà bạc hà nhiều lần trong ngày cho tới khi các triệu chứng hết hẳn. Ngậm kẹo bạc hà cũng giúp giảm chứng ợ nóng. 

Cơm

Gạo tẻ rất có lợi cho những người mắc các chứng bệnh về tiêu hóa. Gạo tẻ có tác dụng:

  • Tăng tạo phân
  • Hấp thụ chất lỏng bao gồm cả độc tố
  • Giảm đau và co thắt cơ do có hàm lượng magiê và kali cao

Những người bị nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể ăn nửa chén cơm gạo tẻ đã nấu chín kỹ. Tốt nhất là chỉ ăn sau đợt nôn cuối cùng khoảng vài giờ, tiếp tục sau đó 1-2 ngày tới khi hết tiêu chảy.

Cơm cũng là một thức ăn nằm trong khuyến nghị của chế độ ăn BRAT. 

Nước dừa

Nước dừa chứa hàm lượng cao kali và magiê. Các chất này giúp giảm đau, co thắt cơ.

Nước dừa cũng bù nước rất hiệu quả, nó tốt hơn các loại đồ uống đóng chai vì hàm lượng calo, đường và axit thấp.

Nước dừa giảm đau bụng do co thắt cơ (Nguồn parade.com)Nước dừa giảm đau bụng do co thắt cơ (Nguồn parade.com)Người bệnh nhấm nháp 2 cốc nước dừa sau mỗi 4–6 giờ có thể làm dịu các triệu chứng đau bụng.

Chuối

Chuối chứa nhiều vitamin B6, kali và folate; giúp giảm bớt co thắt cơ, đau bụng. Chuối còn có tác dụng bổ sung chất xơ vào phân lỏng, từ đó ngăn chặn tiêu chảy. 

Các trường hợp cần đi khám bác sĩ

Đau bụng và khó tiêu thường không có nhiều nguy cơ đáng ngại. Phần lớn các trường hợp sẽ hết các triệu chứng sau vài tiếng. Người lớn tuổi và trẻ em là nhóm đối tượng có thể bị mất nước nhanh hơn bình thường, do đó cần được chăm sóc y tế nếu kéo dài tiêu chảy hoặc nôn mửa trên một ngày.

Các trường hợp có vấn đề về tiêu hóa nghiêm trọng, thường xuyên hoặc dai dẳng cần đi khám bác sĩ, chẳng hạn như:

  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài, mất kiểm soát
  • Táo bón mạn tính
  • Sốt
  • Phân có máu 
  • Không thể đánh rắm
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Đau cánh tay
  • Sụt cân không rõ lý do
  • Có khối u ở bụng
  • Khó nuốt
  • Tiền sử thiếu máu do thiếu sắt hoặc các bệnh lý liên quan
  • Đau khi đi tiểu

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!