Sỏi mật: Tất cả những điều cần biết!

Túi mật là một cơ quan nhỏ, hình quả lê nằm bên dưới gan ở vùng bụng trên bên phải, có chức năng lưu trữ mật – một chất lỏng màu vàng xanh giúp tiêu hóa chất béo. Trong quá trình tiêu hóa, túi mật giải phóng mật thông qua một ống dẫn mật vào tá tràng của ruột non.

Video: Sỏi mật/ Dấu hiệu, nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Sỏi mật là một bệnh lý phổ biến của túi mật. Sỏi được hình thành trong túi mật khi mật đông cứng lại, tạo thành các mảnh vật chất rắn. Nó có thể làm tắc nghẽn dòng chảy của mật và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Các bệnh lý khác của túi mật có thể bao gồm viêm túi mật, ung thư túi mật và thủng túi mật. 

Phân loại sỏi mật

Sỏi mật có nhiều kích thước khác nhau (từ một hạt cát đến một quả bóng gôn) và được chia làm 2 loại sỏi mật chính:

  • Sỏi cholesterol: là loại phổ biến nhất, có xu hướng có màu vàng xanh
  • Sỏi sắc tố mật: được tạo thành từ bilirubin, có xu hướng nhỏ và sẫm màu hơn

Triệu chứng của sỏi mật

Cơn đau do sỏi mật thường xuất hiện ở vùng bụng phía trên bên phải, có thể lan giữa hai bả vai, có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày…(nguồn: capecodhealth.org)Cơn đau do sỏi mật thường xuất hiện ở vùng bụng phía trên bên phải, có thể lan giữa hai bả vai, có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày…(nguồn: capecodhealth.org)

Sỏi mật có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Khoảng 80% số người mắc bệnh được gọi là “sỏi im lặng”, có nghĩa là họ chưa bao giờ trải qua bất kỳ cơn đau hoặc các triệu chứng khác. Tuy nhiên, nếu sỏi mật mắc kẹt trong ống dẫn mật và gây tắc nghẽn thì có thể dẫn đến các triệu chứng sau:

  • Đau đột ngột và/hoặc dữ dội ở vùng bụng trên bên phải
  • Đau ở giữa bụng
  • Đau giữa hai bả vai
  • Đau ở vai phải
  • Buồn nôn hoặc nôn 
  • Nước tiểu đậm
  • Phân xám
  • Khó tiêu
  • Tiêu chảy

Cơn đau do sỏi mật có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày.  

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây sỏi mật

Khoảng 80% sỏi mật được tạo thành từ cholesterol, còn 20% còn lại được tạo thành từ muối canxi và bilirubin. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sỏi mật vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Nó có thể được gây ra bởi quá nhiều cholesterol/bilirubin trong mật và túi mật không thể phân hủy lượng dư thừa. Sỏi mật cũng có thể được hình thành bởi túi mật không thể thải hết lượng mật của nó.

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi mật, nhưng một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến chế độ ăn uống, di truyền và tuổi tác. Những yếu tố này bao gồm:

  • Phụ nữ
  • Người trên 60 tuổi
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh sỏi mật
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Bị xơ gan
  • Có thai
  • Ăn một chế độ ăn nhiều chất béo hoặc cholesterol
  • Ăn một chế độ ăn ít chất xơ
  • Dùng thuốc làm giảm cholesterol
  • Bị bệnh tiểu đường
  • Giảm cân nhanh chóng trong thời gian ngắn 

Các biện pháp điều trị sỏi mật

Cắt túi mật nội soi là phẫu thuật phổ biến nhất đối với sỏi mật. (nguồn: affinitysurgery.com)Cắt túi mật nội soi là phẫu thuật phổ biến nhất đối với sỏi mật. (nguồn: affinitysurgery.com)

Trong hầu hết các trường hợp, sỏi mật nhỏ có thể tự đào thải mà không cần điều trị hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Có hai phương pháp phẫu thuật cắt túi mật chính là:

  • Cắt túi mật nội soi: Là phẫu thuật phổ biến nhất đối với sỏi mật. Bác sĩ sẽ rạch một số đường nhỏ để đưa dụng cụ phẫu thuật vào ổ bụng và cắt bỏ túi mật.
  • Cắt túi mật mổ mở: Bác sĩ sẽ tạo ra vết rạch lớn hơn ở bụng để cắt bỏ túi mật, phương pháp này có thể dẫn đến thời gian hồi phục lâu hơn. 

Nếu do tình trạng sức khỏe hoặc do yếu tố khác mà bác sĩ cho rằng bạn không nên phẫu thuật thì có thể đề nghị bạn dùng thuốc thay thế. Chenodiol và ursodiol có thể làm tan sỏi cholesterol và có thể cần được dùng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để làm tan hoàn toàn sỏi.

Thực phẩm nên ăn đối với người bị bệnh sỏi mật

Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, canxi hoặc vitamin B là những chất cần thiết để có một túi mật khỏe mạnh. (nguồn: health.harvard.edu)Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, canxi hoặc vitamin B là những chất cần thiết để có một túi mật khỏe mạnh. (nguồn: health.harvard.edu)

Trong khi phẫu thuật là phương pháp điều trị sỏi túi mật phổ biến nhất, các trường hợp nhẹ hơn có thể được điều trị thông qua thay đổi để có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Những thay đổi này cũng có thể làm giảm khả năng tái phát sỏi mật.

Những người tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh có ít nguy cơ mắc bệnh sỏi mật hoặc bệnh túi mật hơn. Biết loại thực phẩm nào nên ăn và loại nào cần tránh có thể giúp giải quyết các triệu chứng và giảm nguy cơ sỏi mật quay trở lại. Một số thực phẩm có thể giúp điều trị sỏi mật bao gồm:

Hoa quả và rau

Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp cải thiện sức khỏe của túi mật. Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, canxi hoặc vitamin B là những chất cần thiết để có một túi mật khỏe mạnh. Một số loại trái cây và rau quả để kết hợp trong chế độ ăn uống là:

  • Trái cây có múi
  • Ớt chuông
  • Rau lá xanh
  • Cà chua

Chất xơ

Chất xơ được biết đến với tác dụng thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa. Nó cũng có thể giúp di chuyển thức ăn qua ruột và giảm sản xuất mật – dẫn đến làm giảm nguy cơ mắc bệnh túi mật.

Chế độ ăn nhiều chất xơ dẫn đến việc sản xuất bùn mật thấp hơn đối với những người đang giảm cân nhanh chóng. Bùn mật, có thể tích tụ khi nhịn ăn hoặc giảm cân nhanh chóng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh túi mật. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Sữa ít béo

Giảm chất béo cũng có thể giúp ngăn ngừa sỏi mật. Sữa ít béo có thể giúp giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống. Các lựa chọn thay thế sữa, bao gồm sữa hạnh nhân, sữa yến mạch hoặc sữa đậu nành cũng có thể được thay thế cho sữa nguyên chất.

Thịt nạc protêin

Trong khi thịt đỏ và sữa là nguồn cung cấp protein dồi dào thì chúng cũng có thể chứa nhiều chất béo, gây quá tải cho túi mật. Các loại protein ít béo như thịt gia cầm, cá, các loại hạt, đậu, đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành có thể cung cấp protein mà không cần thêm chất béo. Một nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa protein thực vật và giảm nguy cơ mắc bệnh túi mật. 

Thực phẩm cần tránh đối với người bị sỏi mật

Một số loại thực phẩm có nhiều chất béo hoặc cholesterol có nhiều khả năng làm viêm túi mật hoặc gây sỏi mật. Tránh những thực phẩm sau để có túi mật khỏe mạnh hơn:

  • Bánh mì tinh luyện, mì ống…
  • Sữa giàu chất béo
  • Dầu thực vật
  • Dầu lạc
  • Thực phẩm chế biến
  • Đường
  • Rượu 

Nguy cơ và hồi phục

Hầu hết sỏi mật không biểu hiện triệu chứng. Nhưng nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng, viêm hoặc tắc nghẽn đường mật nào thì bạn nên đến bệnh viện. Những dấu hiệu này bao gồm:

  • Đau bụng
  • Đau kéo dài vài giờ
  • Sốt và ớn lạnh
  • Vàng mắt, vàng da
  • Nước tiểu sẫm màu

Nếu bạn cần phẫu thuật để cắt bỏ túi mật, quá trình hồi phục có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Trong hầu hết các trường hợp loại bỏ túi mật thì sỏi mật không xuất hiện trở lại. Nếu bạn không phẫu thuật hoặc dùng thuốc để làm tan sỏi, thì có khả năng sỏi mật sẽ quay trở lại.

Thực hiện một số thay đổi lối sống, bao gồm cả thay đổi chế độ ăn uống, có thể ngăn ngừa hình thành hay tái phát sỏi mật.


Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!