Nổi mề đay: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Mề đay, hay còn được gọi là sẩn phù, là những vết ngứa, nổi sẩn trên da có màu đỏ, hồng gây cảm giác đau hoặc châm chích. Trong hầu hết các trường hợp, nổi mề đay là do phản ứng dị ứng của cơ thể các tác nhân như thuốc, thức ăn hoặc phản ứng với chất gây kích ứng trong môi trường.

Trong nhiều trường hợp, mề đay diễn biến cấp tính và được điều trị bằng các loại thuốc chống dị ứng. Hầu hết các nốt ban sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, trong các trường hợp mạn tính cũng như nổi mề đay kèm theo phản ứng dị ứng nghiêm trọng bệnh nhận cần được thăm khám kĩ càng hơn.

Nguyên nhân gây ra mề đay

Nổi mề đay thường do phản ứng dị ứng với thức ăn hoặc các chất kích ứng mà cơ thể tiếp xúc. Khi  phản ứng dị ứng xảy rca, histamin được giải phóng  vào máu. 

Histamin là chất hóa học mà cơ thể tạo ra giúp cơ thể chống đỡ với các tác nhân nhiễm trùng và những tác nhân bên ngoài khác. Ở một số người, histamin có thể gây sưng, ngứa và nhiều triệu chứng khác khi nổi mề đay. Về tác nhân gây dị ứng, nổi mề đay có thể do các yếu tố như phấn hoa, thuốc, thức ăn, lông động vật và côn trùng cắn. 

Mề đay cũng có thể do các nguyên nhân khác ngoài dị ứng. Không hiếm người bị nổi mề đay do căng thẳng, khi mặc quần áo chật, khi gắng sức, khi bị bệnh hoặc nhiễm trùng. Mề đay cũng có thể xuất hiệndo tiếp xúcvới nhiệt độ nóng hoặc lạnh hoặc bị kích ứng do đổ mồ hôi quá nhiều. Trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân mề đay xuất hiện  

Đối tượng có nguy cơ nổi mề đay?

Những người có cơ địa dị ứng có nhiều khả năng bị nổi mề đay. Bạn cũng có thể có nguy cơ bị nổi mề đay nếu đang dùng thuốc hoặc nếu vô tình tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như thức ăn hoặc phấn hoa. Nếu bạn đang gặp phải nhiễm trùng hoặc có vấn đề về sức khỏe, bạn có thể dễ bị nổi mề đay hơn bình thường. 

Triệu chứng mề đay

Triệu chứng đáng chú ý nhất liên quan đến nổi mề đay là các nốt phát ban trên da. Phát ban có thể có màu đỏ, nhưng cũng có thể cùng màu với da của bạn. Chúng có thể nhỏ và tròn, hình nhẫn, hoặc có kích thước lớn và có hình dạng bất kỳ. Phát ban gây ngứa,có xu hướng xuất hiện thành từng đợt trên cơ thể. Sau đó có thể phát triển lớn hơn, thay đổi hình dạng và lan rộng.

Mề đay có thể biến mất hoặc xuất hiện lại trong đợt bệnh. Các đợt phát ban riêng lẻ có thể kéo dài từ 30 phút đến một ngày. Các nốt phát ban trong mề đay có thể chuyển sang màu trắng khi ấn vào. Đôi khi các nốt này có thể thay đổi hình dạng hoặc hình thành cùng nhau và tạo ra một mảng và nổi lên trên da.

Nổi mề đay có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. 

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu có xuất hiện phát ban xung quanh cổ họng hoặc trên lưỡi hoặc khó thở kèm theo phát ban. 

Phân loại mề đay

Phản ứng dị ứng 

Nguyên nhân phổ biến nhất của mề đay là phản ứng dị ứng. Những điều này có thể được gây ra bởi bất kỳ chất gây dị ứng nào, bao gồm:

  • Thực phẩm (chẳng hạn như các loại hạt, sữa và trứng)
  • Lông thú cưng
  • Phấn hoa
  • Mạt nhà
  • Côn trùng cắn hoặc đốt
  • Thuốc (chủ yếu là thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư và ibuprofen)

Các trường hợp nhẹ phát ban do dị ứng thường được điều trị bằng thuốc dị ứng dài hạn hoặc ngắn hạn và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân. 

Sốc phản vệ 

Nguồn ảnh : dxline.infoTrường hợp sốc phản vệ 

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Trong tình trạng này, nổi mề đay thường kèm theo khó thở, buồn nôn hoặc nôn, sưng tấy nghiêm trọng và chóng mặt. Gọi ngay cho cấp cứu nếu bạn nghi ngờ bị sốc phản vệ.

Nổi mề đay mạn tính

Nổi mề đay mạn tính là những trường hợp mề đay xảy ra liên tục mà không nhất thiết phải xác định được nguyên nhân. Mề đay mạn tính thường gây nổi ban tái phát và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Theo Mayo Clinic, tình trạng này có thể kéo dài từ sáu tuần đến vài tháng hoặc vài năm.

Bạn có thể nghi ngờ nổi mề đay mãn tính nếu bạn bị nổi mề đay không biến mất trong vòng sáu tuần. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dạng nổi mề đay này có thể gây khó chịu và khó điều trị. Chúng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác chẳng hạn như:

Chứng vẽ nổi trên da

Phân loại mề đay

Dạng nổi mề đay cấp tính này thường nhẹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do gãi quá nhiều hoặc gây áp lực liên tục lên da. Chứng vẽ nổi trên da thường tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần điều trị. 

Mề đay do nhiệt độ gây ra

Đôi khi những thay đổi về nhiệt độ có thể gây phát ban ở những người nhạy cảm. Nổi mề đay do lạnh có thể xảy ra khi tiếp xúc với nước lạnh hoặc không khí lạnh, trong khi nhiệt cơ thể do hoạt động thể lực có thể gây phát ban do vận động. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc tắm nắng cũng có thể gây phát ban do ánh nắng ở một số người. 

Mề đay do nhiễm trùng

Cả virus và vi khuẩn đều có thể gây mề đay. Nhiễm  khuẩn phổ biến gây mề đay bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm họng. Các vi rút gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân, viêm gan và cảm lạnh thường gây mề đay 

Điều trị mề đay 

Video chăm sóc trẻ bệnh mề đay như thế nào? 

Bước đầu tiên trong việc điều trị là tìm hiểu xem bạn có thực sự bị nổi mề đay hay không. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ có thể xác định xem bạn có bị nổi mề đay hay không khi khám sức khỏe. Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu hoặc test lẩy da để xác định nguyên nhân gây ra phát ban - đặc biệt nếu do phản ứng dị ứng.

Bạn có thể không cần điều trị theo đơn nếu đang gặp phải trường hợp phát ban nhẹ không liên quan đến dị ứng hoặc các tình trạng bệnh lý khác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị bạn tìm cách giảm nhẹ tạm thời bằng cách:

  • Dùng thuốc kháng histamin, chẳng hạn như diphenhydramine hoặc cetirizin
  • Tránh gây kích ứng tại chỗ
  • Tránh nước nóng, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nổi mề đay
  • Tắm nước mát hoặc nước ấm với bột yến mạch hoặc muối nở

Sốc phản vệ là một cấp cứu y tế cần được bác sĩ xử lý ngay lập tức. 

Có thể ngăn ngừa nổi mề đay không?

Những thay đổi trong lối sống có thể giúp bạn ngăn ngừa phát ban tái phát trong tương lai. Nếu bạn bị dị ứng và bạn biết tác nhân có khả năng gây phản ứng dị ứng, bạn nên tránh tiếp xúc với các tác nhân này. Tiêm phòng có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị nổi mề đay trở lại.

Tránh ở những nơi có độ ẩm cao hoặc mặc quần áo chật nếu gần đây bạn mới bị nổi mề đay.

Tổng kết

Mặc dù nổi mề đay có thể gây ngứa và khó chịu nhưng thông thường chúng không nghiêm trọng và sẽ biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng khi một số nốt ban biến mất, những ban mới có thể xuất hiện.

Các trường hợp nổi mề đay nhẹ được coi là vô hại. Nổi mề đay có thể nguy hiểm nếu bạn đang có một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cổ họng bị sưng tấy. Điều trị kịp thời khi có mề đay nặng là điều quan trọng để có được triển vọng tốt.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!