Viêm phổi ở trẻ em: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng ở phổi. Bệnh có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng. Viêm phổi thường phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em?

Viêm phổi thường có căn nguyên do vi khuẩn hoặc virus. Một số vi khuẩn và virus có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm.

Các vi khuẩn và virus phổ biến có thể gây viêm phổi là:

  • Phế cầu khuẩn
  • Mycoplasma: Vi khuẩn này thường gây viêm phổi không điển hình.
  • Liên cầu nhóm B
  • Tụ cầu vàng
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV): Căn nguyên này thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Virus á cúm
  • Virus cúm
  • Adenovirus

Viêm phổi đôi khi có thể do nấm.

Những trẻ có nguy cơ viêm phổi?

Trẻ em có nhiều nguy cơ bị viêm phổi hơn nếu:

  • Hệ thống miễn dịch yếu, chẳng hạn như bị ung thư
  • Tình trạng bệnh lý sẵn có (mãn tính), chẳng hạn như hen suyễn hoặc bệnh xơ nang
  • Các bệnh lý phổi hoặc đường hô hấp

Ngoài ra, trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Điều này đặc biệt đúng nếu mẹ hút thuốc

Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ em

Video Dấu hiệu viêm phổi nặng ở trẻ em

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trẻ. Chúng cũng có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi. Các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn có xu hướng xảy ra đột ngột với các triệu chứng sau:

Các triệu chứng ban đầu của viêm phổi do virus cũng giống như các triệu chứng của viêm phổi do vi khuẩn. Nhưng với viêm phổi do virus, các triệu chứng đường hô hấp diễn ra từ từ. Trẻ có thể thở khò khè và ho nhiều hơn. Viêm phổi do virus có thể là nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn.

Ngoài ra, trẻ có thể có các triệu chứng như:

  • Ớn lạnh
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Đau đầu
  • Quấy khóc

Các triệu chứng của viêm phổi có thể giống như các vấn đề sức khỏe khác. Hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em

Bác sĩ có thể hỏi bệnh và thăm khám để giúp chẩn đoán bệnh viêm phổi. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau để xác định chẩn đoán:

  • Chụp X-quang phổi. Cho thấy hình ảnh nhu mô phổi, xương và các cơ quan liên quan
  • Xét nghiệm máu. Công thức máu để chẩn đoán dấu hiệu nhiễm trùng. Xét nghiệm khí máu động mạch đánh giá lượng carbon dioxide và oxy trong máu.
  • Cấy đờm. Xét nghiệm là lấy chất nhầy (đờm) được trẻ ho khạc ra. Xét nghiệm giúp xác định tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, trẻ em khó lấy đờm nên xét nghiệm này thường ít làm.
  • Đo độ bão hòa oxy. Được đo bằng máy đo spO2, một thiết bị nhỏ để đo lượng oxy trong máu. Máy có một thiết bị cảm biến nhỏ. Khi bật máy, chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng màu đỏ bên trong cảm biến. Cảm ứng không gây đau và ánh sáng đèn đỏ không gây nóng.
  • Chụp CT ngực: cho phép chụp các cấu trúc trong lồng ngực tuy nhiên ít khi chụp.
  • Nội soi phế quản: Thủ thuật này giúp quan sát đường dẫn khí của phổi. Nó rất hiếm khi được thực hiện.
  • Cấy dịch màng phổi: Xét nghiệm này lấy dịch từ không gian giữa phổi và thành ngực (khoang màng phổi). Dịch có thể tích tụ tại khu vực phổi bị viêm. Dịch này có thể bị nhiễm vi khuẩn tương tự như phổi. Hoặc dịch có thể chỉ là do phổi bị viêm tiết ra.

Điều trị viêm phổi ở trẻ em như thế nào?

Điều trị có thể bao gồm thuốc kháng sinh cho bệnh viêm phổi do vi khuẩn. Không có phương pháp điều trị tốt nào cho hầu hết các bệnh viêm phổi do virus. Bệnh thường tự diễn biến tốt hơn mà không cần điều trị. Viêm phổi liên quan đến cúm có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus.

Các phương pháp điều trị làm giảm các triệu chứng như:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Bổ sung nhiều nước
  • Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng.
  • Acetaminophen dùng khi sốt và khó chịu
  • Thuốc trị ho

Một số trẻ em có thể được điều trị tại bệnh viện nếu vấn đề về hô hấp nghiêm trọng. Phương pháp điều trị khi ở viện:

  • Thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) hoặc đường uống đối với nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Dịch truyền tĩnh mạch nếu không uống được
  • Liệu pháp oxy
  • Thường xuyên hút mũi và miệng để giúp loại bỏ chất nhầy đặc
  • Các biện pháp hỗ trợ hô hấp, theo chỉ định của bác sĩ

Các biến chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh có thể có những biến chứng sau:

Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em 

Viêm phổi do phế cầu có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin bảo vệ chống lại 13 loại viêm phổi do phế cầu. Các bác sĩ khuyến cáo trẻ nên tiêm một loạt mũi bắt đầu từ 2 tháng tuổi. Trao đổi với bác sĩ để biết thêm về các loại vắc –xin. Một số loại vắc-xin chỉ cho trẻ em trên 2 tuổi và những người có nhiều nguy cơ bị viêm phổi. Trao đổi với bác sĩ để xem con bạn có tiêm được loại vắc – xin này không. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng con bạn được tiêm tất cả các loại vắc-xin, bao gồm cả vắc-xin phòng bệnh cúm hàng năm. Viêm phổi có thể xảy ra sau các bệnh như ho gà và cúm.

Giữ vệ sinh cũng là một cách phòng ngừa viêm phổi. Dạy con bạn che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên. Các biện pháp này cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng khác. 

Trẻ có thể được tiêm phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn. Có 2 loại vắc-xin có thể giúp ngăn ngừa bệnh phế cầu khuẩn. Loại vắc-xin phù hợp còn phụ thuộc vào độ tuổi và các yếu tố nguy cơ. Trao đổi với bác sĩ để xem vắc xin nào có thể tiêm cho con bạn và khi nào được tiêm

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Hoặc nếu có:

  • Sốt hơn một vài ngày
  • Các vấn đề về hô hấp
  • Các triệu chứng mới, chẳng hạn như gáy cứng hoặc sưng khớp
  • Không chịu uống

Những điểm chính về viêm phổi trẻ em

  • Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng ở phổi. Nó có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.
  • Bệnh có thể do vi khuẩn, virus và nấm.
  • Một số triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, ho, mệt mỏi và đau ngực.
  • Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm phổi.
  • Một số loại viêm phổi có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin. Rửa tay và vệ sinh tốt cũng có thể hữu ích.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!