Thuốc kháng sinh được kê đơn để tiêu diệt vi khuẩn và những loại thuốc có tác dụng là do nhắm mục tiêu và làm suy yếu thành tế bào của vi khuẩn. Thuốc kháng sinh như Penicillin sẽ không có tác dụng với mycoplasma vì thực tế là chúng không có thành tế bào.
Các loại Mycoplasma nghiêm trọng cần quan tâm
Có khoảng 200 loại vi khuẩn Mycoplasma khác nhau, nhưng tin tốt là hầu hết chúng đều lành tính trong tự nhiên. Những loại có thể gây hại cho bạn là những loại dưới đây:
- Mycoplasma pneumoniae
- Mycoplasma genitalium
- Mycoplasma hominis
- Ureaplasma urealyticum
- Ureaplasma parvum
Mycoplasma pneumoniae
Viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae là một loại viêm phổi không điển hình. Đây là bệnh đường hô hấp rất dễ lây, có thể lây từ người này sang người khác qua các giọt bắn thoát ra từ miệng và mũi của người bệnh khi ho và hắt hơi.
Mycoplasma pneumoniae lây truyền từ người này sang người khác, đặc biệt tăng ở những nơi đông người như trường học,….Nó còn có khả năng trở thành dịch. Khoảng 1/5 các ca nhiễm trùng liên quan tới phổi là do Mycoplasma pneumoniae gây ra. Ngoài viêm phổi, nó có thể gây đau họng, viêm khí quản hoặc cảm lạnh và nhiễm trùng tai.
Ho khan là một trong những triệu chứng chính của bệnh này. Điều trị sớm rất quan trọng vì nếu không chữa trị kịp thời có thể gây tổn thương cho não, tim, thận, da và thậm chí có thể gây tử vong. Các triệu chứng phổ biến nhất là:
Các loại thuốc kháng sinh sau đây được kê đơn tình trạng nhiễm Mycoplasma pneumoniae:
- Nhóm kháng sinh tetracycline như doxycycline
- Nhóm kháng sinh macrolid như azithromycin (Zithromax) hoặc erythromycin (Erythrocin)
Mycoplasma genitalium
Mycoplasma genitalium là một loại vi khuẩn sống trong tế bào da ở bộ phận sinh dục và đường tiết niệu. Nó gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Rất nhiều người không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, phụ nữ có thể gặp các triệu chứng sau:
- Đau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục
- Tiết dịch âm đạo
Đối với nam giới, các triệu chứng sau đây thường gặp:
- Viêm niệu đạo
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Dịch chảy ra từ dương vật
Việc chẩn đoán Mycoplasma genitalium được thực hiện thông qua xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (nucleic acid amplification test - NAAT), phương pháp này sẽ tìm kiếm các gen của vi khuẩn. Ở nam giới sẽ sử dụng mẫu tinh dịch hoặc mẫu nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng, ở nữ giới sẽ được lấy dịch tử cổ tử cung, âm đạo, niệu đạo bằng tăm bông.
Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh sau để điều trị Mycoplasma genitalium:
- Kháng sinh nhóm macrolide như azithromycin (một liều Zithromax duy nhất)
- Kháng sinh nhóm tetracycline như doxycycline
- Kháng sinh nhóm fluoroquinolon như moxifloxacin (Avelox).
Việc lây truyền Mycoplasma genitalium có thể được ngăn chặn bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Để giúp việc điều trị đạt hiệu quả, bạn tình cũng cần phải đi xét nghiệm.
Mycoplasma hominis
Mycoplasma hominin được tìm thấy trong bộ phận sinh dục và đường tiết niệu, đa số trường hợp gặp ở nữ giới. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn yếu thì bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng bạn không cần phải lo lắng vì vi khuẩn này không gây ra nhiễm trùng thông thường.
Mycoplasma hominis được truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh và cũng có thể lây từ người mẹ mang thai bị nhiễm bệnh sang con trong khi sinh. Nó cũng có thể là nguyên nhân gây viêm vùng chậu ở phụ nữ. Phụ nữ mang thai có thể gặp phải những vấn đề sau nếu bị nhiễm vi khuẩn này:
- Nguy cơ mang thai ngoài tử cung
- Nguy cơ sẩy thai
- Nguy cơ sinh sớm
Mycoplasma hominis cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị sốt kèm theo nhiễm trùng.
Việc chẩn đoán Mycoplasma hominis được thực hiện bằng cách lấy mẫu từ niệu đạo hoặc âm đạo. Điều trị bằng kháng sinh nhóm tetracycline, chẳng hạn như doxycycline. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây truyền của Mycoplasma hominis là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
Ureaplasma urealyticum & Ureaplasma parvum
Các vi khuẩn này sống trong âm đạo, cổ tử cung ở phụ nữ và niệu đạo của cả phụ nữ và nam giới khỏe mạnh. Hầu hết các trường hợp chúng không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Ureaplasma có thể lây truyền qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Nó cũng có thể lây từ người mẹ mang thai bị nhiễm bệnh sang em bé trước khi sinh hoặc trong khi sinh.
Một số triệu chứng phổ biến của phụ nữ là:
- Cảm giác đau nhói khi đi tiểu
- Đau vùng bụng
- Viêm niệu đạo
- Dịch tiết từ niệu đạo
- Âm đạo có mùi hôi, đau và tiết dịch
Nam giới bị nhiễm vi khuẩn này sẽ bị viêm niệu đạo. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và con. Một số dấu hiệu và triệu chứng mà phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh gặp phải là:
- Viêm phổi
- Trẻ sơ sinh nhẹ cân khi mới sinh
- Nhiễm trùng huyết
Việc chẩn đoán nhiễm trùng ureaplasma được thực hiện bằng cách lấy một mẫu bệnh phẩm dưới đây:
- Nước ối
- Máu
- Mô nhau thai
- Niệu đạo
- Cổ tử cung
Để điều trị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh sau:
- Kháng sinh nhóm tetracycline như doxycycline
- Kháng sinh nhóm macrolide như azithromycin
Ngoài những loại này, kháng sinh nhóm fluoroquinolones, chẳng hạn như moxifloxacin, cũng có thể được kê đơn. Nếu một phụ nữ bị nhiễm vi khuẩn này sau khi thụ thai, em bé cũng cần được tiêm một liều thuốc kháng sinh.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến Mycoplasma
Nhiễm mycoplasma là gì?
Nhiễm trùng mycoplasma do một loại vi khuẩn gọi là Mycoplasma pneumoniae gây ra. Nó nhắm vào hệ thống hô hấp của cơ thể.
Ai bị nhiễm mycoplasma?
Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng nó thường được thấy là ảnh hưởng đến thanh niên và trẻ lớn.
Nhiễm trùng mycoplasma xảy ra khi nào?
Nhiễm mycoplasma thường xảy ra không liên tục trong năm. Tuy nhiên, nó thường gặp nhiều nhất vào mùa thu và cuối mùa hè. Sự bùng phát thành dịch trong cộng đồng cũng có thể xảy ra.
Mycoplasma lây lan như thế nào?
Mycoplasma lây lan khi tiếp xúc với các giọt bắn đường hô hấp của người bị bệnh. Những giọt này lây lan khi họ hắt hơi hoặc ho, nó chứa vi khuẩn trong đó. Khi một người khỏe mạnh hít phải những giọt này hoặc tiếp xúc với chúng bằng cách chạm vào các bề mặt bị nhiễm bệnh và sau đó chạm vào mặt, nó có thể lây lan. Cần tiếp xúc kéo dài với người bị bệnh để có thể bị lây bệnh. Tốc độ lây lan trong trường học, gia đình,…diễn ra rất chậm. Thời gian lây lan thường là mười ngày, nhưng nó cũng có thể kéo dài hơn thế.
Các triệu chứng của nhiễm mycoplasma là gì?
Các triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm Mycoplasma là sốt, viêm phế quản, ho, mệt mỏi, đau họng và đau đầu. Viêm phổi không điển hình là một dạng viêm phổi nhẹ hơn do nhiễm Mycoplasma (nó có tên tiếng anh là walking pneumonia), người bệnh không cần nhập viện điều trị. Ngoài ra, nhiễm trùng tai cũng là các triệu chứng của bệnh. Khoảng thời gian để các dấu hiệu và triệu chứng này kéo dài có thể mất từ vài ngày đến thậm chí vài tháng.
Các triệu chứng xuất hiện bao lâu sau khi phơi nhiễm?
Thường mất từ 2 đến 3 tuần để các triệu chứng biểu hiện sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Tuy nhiên, cũng có thể mất từ 1 tuần đến 4 tuần.
Nhiễm mycoplasma được chẩn đoán như thế nào?
Mycoplasma được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng biểu hiện của người bị nhiễm bệnh và cũng thông qua chụp X-quang vùng ngực. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện.
Điều trị nhiễm mycoplasma như thế nào?
Nhiễm trùng liên quan đến Mycoplasma sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp y tế, đó là khi các triệu chứng nhẹ. Trong trường hợp có các triệu chứng nghiêm trọng, nhiễm trùng Mycoplasma được điều trị bằng thuốc kháng sinh như azithromycin, clarithromycin hoặc erythromycin.
Có thể làm gì để ngăn chặn sự lây lan của Mycoplasma?
Không có vắc xin để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng mycoplasma, điều duy nhất có thể làm để ngăn chặn sự lây lan của nó là duy trì vệ sinh tay tốt và cũng che miệng khi hắt hơi và ho. Vì Mycoplasma là một bệnh đường hô hấp, ngăn chặn sự lây truyền của nó bằng cách rửa hoặc vệ sinh tay và che miệng khi ho hoặc hắt hơi có vẻ là cách duy nhất có thể kiểm soát được nó.
Miễn dịch sau khi nhiễm Mycoplasma như thế nào?
Bị nhiễm Mycoplasma một lần làm cho người đó xuất hiện miễn dịch với nó, nhưng nó không phải lúc nào cũng là 100%. Thời gian miễn dịch kéo dài bao lâu vẫn chưa được biết, nhưng người đó có thể bị nhiễm lại nhưng với các dấu hiệu nhẹ hơn nhiều.