Phế cầu khuẩn có thể gây ra bệnh gì? Triệu chứng, cách lây lan, phòng ngừa và điều trị

Bệnh do phế cầu khuẩn gây ra khá phổ biến và thường chỉ là nhẹ, nhưng đôi khi cũng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe. Một số bệnh có thể kể đến như viêm tai giữa, nhiễm trùng máu, viêm phổi hoặc viêm màng não do vi khuẩn.

Video Các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên 

Streptococcus pneumoniae ( S. pneumoniae ) hay còn được gọi là phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên.

Bệnh do phế cầu khuẩn xâm nhập là một tình trạng đe dọa tính mạng có xác suất gây tử vong lên tới 10%. Người lớn tuổi và những người có bệnh lý tiềm ẩn có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng cao hơn so với những người khác.

Tiêm phòng thường xuyên có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh do phế cầu khuẩn và các biến chứng tiềm ẩn phát sinh.

Phân loại phế cầu khuẩn 

Có hai loại bệnh phế cầu khuẩn chính: xâm lấn và không xâm lấn (gây bệnh nhẹ hơn).

Các bệnh do phế cầu khuẩn không xâm lấn

Bệnh do phế cầu khuẩn không xâm lấn (nguồn: https://www.medicalnewstoday.comBệnh do phế cầu khuẩn không xâm lấn (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com

Chúng xảy ra bên ngoài các cơ quan chính hoặc máu.

S. pneumoniae có thể lây lan từ mũi và họng đến đường hô hấp trên và dưới.

Vi khuẩn có khả năng gây ra:

  • Viêm tai giữa : Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tai giữa. Các triệu chứng thường gặp như: chảy dịch trong tai giữa, sưng màng nhĩ và đau tai. Nếu màng nhĩ bị thủng, mủ có thể chảy vào ống tai giữa.
  • Viêm phế quản : Viêm phế quản cấp tính là tình trạng đường hô hấp bị viêm, dẫn đến ho kèm theo tiết dịch nhầy. Nó thường kéo dài trong khoảng 3 tuần và ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Viêm xoang : Đây là một tình trạng phổ biến, gây viêm các xoang trong hộp sọ. Các triệu chứng gặp phải là đau, sưng, ấn vào thấy đau quanh má, mắt và trán.

Các bệnh do phế cầu khuẩn xâm nhập gây ra

Các bệnh do phế cầu khuẩn xâm nhập (IPD) nghiêm trọng hơn hơn loại không xâm nhập và xảy ra bên trong các cơ quan chính hoặc trong máu của người bệnh.

Ví dụ như:

  • Nhiễm khuẩn huyết : Do vi khuẩn gây ra và có thể gây tử vong. Nó thường tiến triển nhanh chóng thành nhiễm trùng huyết. Các triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh và giảm tỉnh táo.
  • Nhiễm trùng hệ thống : Là một phản ứng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Các triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, toát mồ hôi da, lú lẫn, nhịp tim nhanh, khó thở và đau dữ dội.
  • Viêm màng não : Đây là tình trạng viêm ba lớp màng bao bọc não và tủy sống. Các triệu chứng bao gồm cứng cổ, đau đầu, lú lẫn, nhạy cảm với ánh sáng và sốt. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể khác nhau và không xuất hiện đầy đủ.
  • Viêm phổi : Đây là bệnh phổi nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm đau ngực, khó thở, ho, sốt và ớn lạnh.

Các bệnh nhiễm trùng khác có thể xảy ra như:

  • Viêm tủy, ảnh hưởng đến xương
  • Viêm khớp do nhiễm khuẩn

Tất cả các bệnh IPD cần được khẩn trương điều trị y tế.

Chẩn đoán phế cầu khuẩn 

Để chẩn đoán các bệnh do phế cầu khuẩn, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiến hành khám.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chúng ảnh hưởng đến bộ phận nào của cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm, ví dụ như:

Chụp X-quang ngực : Hình ảnh “bóng mờ” trên phim chụp X-quang có thể cho biết tình trạng viêm phổi hoặc dịch trong khoang màng phổi, hoặc là dấu hiệu của các túi mủ trong tình trạng tràn mủ màng phổi.

Trong phòng xét nghiệm : Xét nghiệm dịch não tủy (CSF) bằng cách chọc dò vùng thắt lưng có thể phát hiện viêm màng não. Có thể cần xét nghiệm thêm đờm, cộng với dịch từ phổi, khớp, xương, màng ngoài tim hoặc dịch áp xe. 

Nếu tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng, các bác sĩ có thể sẽ bắt đầu điều trị và kê đơn một đợt kháng sinh trước khi họ nhận được kết quả của các xét nghiệm này.

Các yếu tố nguy cơ mắc phế cầu khuẩn 

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, nhưng một số người có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc các biến chứng cao hơn.

Những người này bao gồm:

  • Trẻ dưới 2 tuổi hoặc người già ngoài 65 tuổi
  • Người có bệnh lý tiềm ẩn
  • Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Người mắc bệnh mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, bệnh tim, bệnh thận, nghiện rượu, rối loạn chức năng lách
  • Người sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn
  • Người hút thuốc lá
  • Người cấy ốc tai điện tử để cải thiện thính lực

Cách vi khuẩn lây lan

Vi khuẩn lây khi ho (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com)Vi khuẩn lây khi ho (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com)

Vi khuẩn S. pneumoniae thường gặp ở họng và mũi của trẻ em.

Vi khuẩn có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí, chẳng hạn khi người bị nhiễm trùng ho hoặc hắt hơi. Nó không lây qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.

Hầu hết những người tiếp xúc với vi khuẩn không có triệu chứng vì hệ thống miễn dịch ngăn không cho vi khuẩn di chuyển đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Tuy nhiên, nếu một người có hệ miễn dịch kém, vi khuẩn có thể di chuyển từ cổ họng đến phổi, máu, xoang, tai giữa hoặc não, gây ra nhiễm trùng nặng.

Người bị các tình trạng sau đây sẽ có hệ miễn dịch suy yếu:

  • Bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như HIV hoặc AIDS
  • Đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, ví dụ như sau khi cấy ghép tạng hoặc điều trị bệnh tự miễn
  • Đang điều trị hóa trị
  • Mắc một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác như cúm

Phòng ngừa: Tiêm phòng phế cầu khuẩn 

Tiêm phòng vaccin (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com)Tiêm phòng vaccin (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com)

Có ít nhất 90 chủng S. pneumoniae và không có vắc xin nào có thể bảo vệ chống lại tất cả. Tuy nhiên, vắc xin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng các chủng vi khuẩn phổ biến nhất.

Hai loại vắc xin phổ biến là:

Các bác sĩ khuyên bạn nên tiêm phòng định kỳ để bảo vệ trẻ em và người lớn tuổi khỏi bệnh phế cầu khuẩn.

Ai cần chủng ngừa?

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên bạn nên tiêm các loại vắc xin sau:

  • PCV13 cho tất cả trẻ em dưới 2 tuổi.
  • PCV13 và PPSV23 cho tất cả người lớn từ 65 tuổi trở lên.
  • PCV13 và PPSV23 dành cho những người từ 2 đến 64 tuổi với một số điều kiện y tế nhất định.
  • PPSV23 dành cho những người từ 19 đến 64 tuổi hút thuốc lá hoặc mắc bệnh hen suyễn .

Sau khi tiêm, mọi người có thể thấy vết tiêm sưng tấy đỏ và sốt nhẹ. Các triệu chứng này thường biến mất nhanh chóng và không nghiêm trọng.

Bác sĩ có thể tư vấn nhiều hơn về những người nên tiêm phòng và tần suất tiêm.

Ai không cần chủng ngừa?

Bất kỳ ai có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với PPSV23, PCV13 hoặc PCV7 (là phiên bản cũ hơn của vắc-xin liên hợp) sẽ không được tiêm thêm liều khác. Tuy nhiên, phản ứng dị ứng nghiêm trọng là rất hiếm.

Những người bị bệnh nặng hoặc trung bình do mặc một loại nhiễm trùng khác nên chủng ngừa khi tình trạng của họ được cải thiện.

Vắc xin không thể gây bệnh phế cầu vì chúng được cấu tạo từ các thành phần vỏ bọc vi khuẩn.

Điều trị phế cầu khuẩn 

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào cách vi khuẩn ảnh hưởng đến người bệnh.

Nhiễm trùng phế cầu không xâm lấn

Thông thường, người bệnh sẽ khỏi sau khi bị nhiễm trùng phế cầu khuẩn nhẹ mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

Nhiễm trùng do phế cầu khuẩn xâm lấn

Thuốc kháng sinh được kê đơn ( nguồn: https://www.medicalnewstoday.com)Thuốc kháng sinh được kê đơn ( nguồn: https://www.medicalnewstoday.com)

Bác sĩ Sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho  người bệnh bị IPD.

Họ có thể kê đơn thuốc kháng sinh phổ rộng ngay lập tức trước khi tìm ra chính xác vi khuẩn nào gây bệnh, vì việc chờ đợi đôi khi gây nguy hiểm.

Nếu các xét nghiệm chỉ ra vi khuẩn nào đang gây bệnh, bác sĩ có thể thay đổi thuốc kháng sinh để nhắm mục tiêu vào vi khuẩn cụ thể.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, người bệnh sẽ phải dùng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (IV).

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng, có nghĩa là một số loại thuốc kháng sinh không còn tác dụng đối với một số người và một số bệnh lý, và do đó, bác sĩ có thể kê đơn kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh.

Một số người bị bệnh nặng hơn sẽ phải nằm viện.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, họ có thể cần oxy bổ sung và điều trị bằng hình thức khác, tùy thuộc vào loại nhiễm trùng mà họ mắc phải.

Điểm quan trọng cần lưu ý

Có nhiều loại bệnh khác nhau do phế cầu khuẩn gây ra. Tác động của các bệnh này phụ thuộc vào loại của chúng và sức khỏe của người bệnh.

Một số bệnh này có thể nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị, hoặc chúng có thể trở nên nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng tiêm chủng là điều cần thiết để ngăn ngừa nhiều loại bệnh do phế cầu khuẩn ở trẻ em, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Chi phí tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu khuẩn tùy vào dịch vụ, nơi tiêm, chất lượng và tay nghề của bác sĩ. Giá vắc xin dao động khoảng 1.149.000 ngàn đồng/mũi.
Xem thêm
Việc tiêm mấy mũi khi tiêm vắc xin phế cầu còn tùy thuộc vào tuổi, hãng vắc xin: Hiện có 2 loại vắc xin phế cầu: Vắc xin Synflorix (Bỉ) được chỉ định phòng các bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ từ 6 tuần tới 5 tuổi; Vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) được chỉ định phòng các bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ em từ 6 tuần tuổi và người lớn
Xem thêm
Phế cầu là vi khuẩn có tên Streptococcus pneumonia. Đây là vi khuẩn Gram dương thuộc chi Streptococcus. Phế cầu khuẩn cư trú chủ yếu ở mũi, họng và đường thở của người khỏe mạnh và thường không gây bệnh, được gọi là người lành mang trùng.
Xem thêm
Hiện nay có 3 loại vắc xin phế cầu sau: Vắc xin Synflorix (hay vắc xin PCV10), Vắc xin Pneumo 23 (hay vắc xin PPSV23), Vắc xin Prevenar 13
Xem thêm
Số mũi tiêm vắc xin phế cầu 13 tùy thuộc độ tuổi. Khi trẻ tiêm loại vacxin này có thể bị sốt. Ngoài ra, có một số tác dụng phụ khác có thể gặp, như: Bị đau, nổi ban đỏ, chai cứng và sưng, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm;
Xem thêm
Theo các chuyên gia việc tiêm chủng nhiều loại vắc xin trong cùng một buổi tiêm chủng không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, tiêm 6 in1 và phế cầu cùng lúc không phải là vấn đề bất thường gì cả.
Xem thêm
Tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn có tác dụng tạo ra hệ miễn dịch chủ động đặc hiệu, sẽ kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể để sinh ra kháng thể chống lại các type phế cầu gây bệnh và không gây ra bệnh cho cơ thể
Xem thêm
Việc tiêm phòng vắc xin phế cầu sẽ tạo ra sự miễn dịch chủ động cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn non yếu rất dễ bị nhiễm phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, dẫn đến nguy cơ tử vong.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Phế cầu
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!