Cảm giác rùng mình khi sốt: Nguyên nhân và cách xử trí

Mọi người thường liên tưởng rùng mình với lạnh, vì vậy bạn có thể thắc mắc tại sao mình lại rùng mình khi bị sốt. Rùng mình là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với bệnh tật. Khi một người rùng mình, nó sẽ giúp nhiệt độ cơ thể tăng lên, giúp chống lại nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết phải làm gì nếu bạn cảm thấy nóng hơn bình thường và cơ thể của bạn run lên vì ớn lạnh. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về rùng mình và sốt.

Tại sao chúng ta rùng mình?

Rùng mình giúp cơ thể tự làm ấm.

Khi bạn rùng mình, các cơ co lại và giãn ra liên tiếp nhau rất nhanh. Chính những chuyển động nhỏ đó góp phần tạo ra nhiệt. Đó là một phản ứng không tự chủ được kích hoạt bởi hệ thống miễn dịch nhằm chống lại nhiễm trùng hoặc môi trường lạnh. 

Sự gia tăng nhiệt độ giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng vì nhiệt độ cao (trên 37oC) là môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và virus. 

Phần não có vai trò điều chỉnh nhiệt độ cơ thể được gọi là vùng dưới đồi. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, vùng dưới đồi phản ứng bằng cách thay đổi “điểm điều nhiệt” lên mức cao hơn. 

Các cơ trong cơ thể phản ứng bằng cách co lại và giãn ra nhanh hơn, giúp cơ thể mau chóng đạt đến nhiệt độ cao này.  Khi nhiệt độ cơ thể đạt đến điểm điều nhiệt mới, tình trạng run sẽ dừng lại. 

Các tình trạng khác, chẳng hạn như lượng đường trong máu giảm đột ngột, cũng có khả năng khiến bạn bị rùng mình. Đôi khi, bạn cũng bị rùng mình sau khi phẫu thuật do phản ứng khi thuốc mê hết tác dụng. 

Ngoài ra, một số loại gây mê nhất định ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điều chỉnh nhiệt độ thông thường của cơ thể. Khi kết hợp với môi trường phòng mổ mát mẻ, nhiệt độ cơ thể giảm dẫn đến rùng mình. 

Bạn có thể bị sốt mà không rùng mình? 

Bạn có thể bị sốt mà không rùng mình và ớn lạnh trong một số trường hợp, bao gồm:

Điều trị sốt

Video: Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt

Không phải mọi cơn sốt đều cần điều trị. 

Theo Mayo Clinic, nghỉ ngơi và bù nước thường là đủ để điều trị sốt ở người lớn và trẻ sơ sinh trên 2 tuổi, trừ khi sốt lên đến trên 102°F (38,9°C). 

Phương pháp điều trị này cũng áp dụng cho trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng tuổi, miễn là chúng không có biểu hiện khác thường. Điều trị với trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi theo cách tương tự, trừ khi sốt duy trì trên 102°F (38,9°C) ở trực tràng trong hơn 1 ngày. 

Khi nghỉ ngơi và truyền nước không hạ được sốt, hãy thử sử dụng acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin). Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt khi dùng cho trẻ nhỏ. 

Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc dùng thuốc hoặc kết hợp thuốc. 

Không cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi dùng thuốc. 

Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 100,4°F (38°C) trở lên. 

Làm gì nếu bạn bị sốt

Bạn nên uống nhiều nước khi sốt. Nguồn: eatthis.com.Bạn nên uống nhiều nước khi sốt. Nguồn: eatthis.com.

Nếu bị sốt nhẹ kèm theo rùng mình, bạn không nhất thiết phải đi khám bác sĩ hoặc dùng thuốc hạ sốt. Hãy thử các biện pháp đơn giản sau để tạo cảm giác dễ chịu hơn: 

  • Nghỉ ngơi, sử dụng một tấm khăn trải giường mỏng thay vì đắp một chiếc chăn dày, vì điều này sẽ tiếp tục làm tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Mặc thêm một lớp quần áo, chẳng hạn như áo len, bạn có thể cởi ra nếu bắt đầu cảm thấy quá nóng
  • Tăng nhiệt độ trong nhà 
  • Uống nhiều nước

Khi nào cần khám bác sĩ

Khi có các dấu hiệu nghiêm trọng khác kèm theo sốt và ớn lạnh, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Bao gồm: 

  • Cứng cổ
  • Bồn chồn, lo lắng
  • Cáu gắt
  • Chậm chạp
  • Ho dữ dội
  • Khó thở
  • Đau bụng nghiêm trọng

Bạn cũng nên đến các cơ sở y tế nếu:

  • Bạn là người lớn và nhiệt độ của bạn duy trì trên 103°F (39,4°C) trong hơn một giờ sau khi điều trị tại nhà
  • Bạn là người lớn và bạn bị sốt kéo dài hơn 3 ngày
  • Trẻ dưới 3 tháng có nhiệt độ trực tràng từ 100,4°F (38,0°C) trở lên
  • Trẻ trong độ tuổi từ 3 tháng đến 1 tuổi bị sốt trên 102,0°F (38,9°C) kéo dài hơn 24 giờ

Tổng kết

Nếu bạn cảm thấy thân nhiệt bắt đầu tăng lên, sốt và rùng mình, hãy nhớ rằng có khả năng cơ thể bạn đang phản ứng với tình trạng nhiễm trùng.

Nghỉ ngơi và uống nước là cách tốt nhất để giúp cơ thể phục hồi, nhưng bạn cũng nên cân nhắc dùng acetaminophen hoặc ibuprofen, đặc biệt nếu nhiệt độ của bạn tăng trên 102°F (38,9°C). 

Hãy chú ý đến các dấu hiệu khác để xem xét liệu bạn có cần đi khám không.

Nếu con bạn đang run rẩy kèm theo cảm giác sốt, hãy nhớ đo nhiệt độ chính xác để biết có nên đưa con đến bác sĩ ngay lập tức hay không. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!