U nang buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị

U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong mọi lứa tuổi, chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh thường lành tính, trong một số trường hợp cần phải lưu ý vì có thể là một tình trạng cần can thiệp cấp cứu. Liệu đây có phải là một tình trạng y tế đáng lo ngại, khi nào thì cần đi khám? Bài báo sẽ giúp bạn thêm thông tin về điều đó.

Video U nang buồng trứng có nguy hiểm?

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng. Nguồn: BV đa khoa Quốc Ánh

U nang buồng trứng. Nguồn: BV đa khoa Quốc Ánh

U nang buồng trứng là những túi rắn hoặc chứa đầy chất lỏng trong hoặc trên buồng trứng của phụ nữ. Đây là hiện tượng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc chưa trải qua thời kỳ mãn kinh. U nang này thường không đau và vô hại, xuất hiện hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. 

 Trong trường hợp u nang không bị mất đi mà ngày càng to dần, gây đau bụng, chèn ép cơ quan khác, hoặc gây biến chứng xoắn, vỡ, ..sẽ trở thành một vấn đề y khoa cần can thiệp. 

Các dấu hiệu của u nang buồng trứng

Nguồn: Fab How
Đau bụng dữ dội

Hầu hết các u nang buồng trứng đều nhỏ và không gây ra vấn đề gì. Khi có các triệu chứng, bạn có thể bị chướng bụng, đau bụng vùng bụng dưới một bên, thậm chí u to có thể sờ thấy u. Đau bụng hạ vị có thể chỉ âm ỉ, có thể đau nhói.

Đôi khi, u nang gây ra các biến chứng. Khi đó, bạn cần đi khám cấp cứu. Một số dấu hiệu cần lưu ý:

  • Đau bụng đột ngột, dữ dội
  • Đau kèm theo sốt,  nôn nao
  • Chóng mặt, suy nhược hoặc cảm thấy mệt nhiều
  • Thở nhanh, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt.
  • Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng u nang buồng trứng bị xoắn, vỡ, thậm chí chảy máu trong ổ bụng.

Nguyên nhân u nang buồng trứng

Hầu hết các u nang là u nang buồng trứng cơ năng, xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, sẽ tự thoái triển mà không để lại di chứng, không cần điều trị gì. 

Trong trường hợp u nang này không biết mất sau vài chu kỳ kinh nguyệt, phát triển to dần, đây là u nang thực thể, cần phải theo dõi, tham khám và có thể phải phẫu thuật loại bỏ. Ở một số phụ nữ, buồng trứng của họ tạo ra rất nhiều u nang nhỏ. Tình trạng này được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Nó có thể khiến bạn khó mang thai . Các u nang thực thể khác có thể do ung thư. U nang buồng trứng ở phụ nữ sau khi mãn kinh (sau khi hết kinh) có nhiều khả năng bị ung thư hơn ở phụ nữ trẻ.

Các yếu tố nguy cơ u nang buồng trứng

Những điều có thể khiến bạn dễ bị u nang buồng trứng bao gồm:

  • Các vấn đề về nội tiết tố: Dùng thuốc hỗ trợ sinh sản clomiphene ( Clomid ) để giúp bạn rụng trứng có thể làm tăng nguy cơ bị u nang.
  • Thai kỳ: U nang hình thành trong quá trình rụng trứng có thể ở trên buồng trứng của bạn sau khi bạn mang thai và trong suốt thai kỳ.
  • Lạc nội mạc tử cung: Các tế bào biểu mô lót mặt trong tử cung lại xuất hiện ngoài tử cung. Những tế bào ương ngạnh này có thể bám vào buồng trứng của bạn và khiến u nang phát triển.
  • Nhiễm trùng vùng chậu nặngNhiễm trùng lan đến buồng trứng và gây ra u nang ở đó.
  • Một u nang buồng trứng trước đó: Nếu bạn đã có ít nhất một u nang buồng trứng trước đây, bạn sẽ có nhiều khả năng bị những u khác.

Biến chứng u nang buồng trứng

Một số phụ nữ có thể có các biến chứng bất thường do u nang buồng trứng

  • Buồng trứng xoắnNếu u quá lớn có thể làm cho buồng trứng di chuyển và xoắn, gây đau nhiều vùng hạ vị hoặc khi khám phụ khoa.
  • U nang vỡ: U nang có thể vỡ ra, gây đau dữ dội và chảy máu, đặc biệt nếu u nang lớn. Quan hệ tình dục qua đường âm đạo và các hoạt động khác có thể khiến khả năng bị vỡ cao hơn. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế.
  • U nang buồng trứng bị nhiễm trùngU nang buồng trứng có thể phát triển để phản ứng với nhiễm trùng vùng chậu, tạo thành áp xe . Nếu áp xe vỡ ra, vi khuẩn nguy hiểm có gây viêm phúc mạc.

Chẩn đoán u nang buồng trứng

Đôi khi, bác sĩ của bạn tìm thấy u nang khi khám phụ khoa. Họ sẽ hỏi những câu hỏi về cơn đau của bạn và các triệu chứng khác. Để chẩn đoán bạn mắc bệnh gì, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

  • Thử thaiKết quả thử thai dương tính có thể là bạn bị u nang hoàng thể.
  • Siêu âm ổ bụng và vùng chậu:   Bác sĩ có thể xác nhận rằng bạn có u nang, xác định chính xác vị trí của nó và tìm ra loại u.
  • Nội soi ổ bụng: Bác sĩ đưa một dụng cụ mỏng có đèn chiếu và camera vào bụng thông qua một vết rạch nhỏ. Nội soi giúp bác sĩ quan sát buồng trứng và u nang nếu có.
  • Xét nghiệm CA 125 máuNếu bạn bị u nang buồng trứng, bác sĩ có thể muốn xét nghiệm máu để tìm mức độ của một loại protein có tên là CA 125 ( kháng nguyên ung thư 125). Tỷ lệ này thường cao hơn ở những phụ nữ bị ung thư buồng trứng và ở những người mắc các bệnh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và nhiễm trùng.

Điều trị u nang buồng trứng

Hầu hết các u nang đều tự biến mất. Bác sĩ có thể đề nghị theo dõi và chờ đợi những thay đổi. Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau, thuốc tránh thai. Các hormone trong thuốc sẽ không làm cho các u nang biến mất, nhưng chúng có thể giúp ngăn ngừa các khối u mới.

Một số u nang buồng trứng cần phải phẫu thuật. Chỉ định phẫu thuật đối với u nang thực thể, kích thước lớn, tồn tại kéo dài, hoặc có biến chứng. Bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật đối với người bệnh gần mãn kinh, vì u nang có nhiều khả năng là ung thư. Tùy thuộc vào trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể chỉ lấy u nang hoặc toàn bộ buồng trứng.

Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau:

  • Nội soi ổ bụng dành cho các u nang nhỏ hơn. Bác sĩ tạo một vết cắt nhỏ ở trên hoặc dưới rốn của bạn. Một công cụ nhỏ có camera cho phép bác sĩ quan sát bên trong và một công cụ khác loại bỏ u nang hoặc buồng trứng. 
  •  Phẫu thuật mổ mở dành cho các u nang có nguy cơ cao là ung thư. 

Một số điều cần lưu ý sau phẫu thuật u nang buồng trứng:

Người bệnh thực hiện mổ mở sẽ phải nằm lưu theo dõi tại viện từ 7-10 ngày để phòng và phát hiện biến chứng sau mổ: chảy máu, nhiễm trùng, bí trung đại tiện,… Đối với mổ nội soi, thời gian theo dõi tại viện từ 3-5 ngày.

Quan hệ tình dục sau hậu phẫu sẽ tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật. Đối với mổ nội soi, khoảng 1 tháng sau mổ thời gian đủ để cơ thể bình phục hoàn toàn, nên có thể quan hệ. Đối với mổ mở, thời gian bình phục lâu hơn, bệnh nhân cần kiêng quan hệ trong thời gian 2-3 tháng sau mổ để tránh rách, nứt vết mổ.

U nang buồng trứng đa phần là tiên lượng tốt và không đáng lo ngại. Phụ nữ nên khám sức khỏe định kỳ, bao gồm khám phụ khoa để phát hiện sớm và theo dõi u nang buồng trứng, tránh biến chứng nguy hiểm.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!