Đau bụng dưới trong thai kỳ: Nguyên nhân và điều trị

Đau bụng dưới khi mang thai là triệu chứng hoàn toàn bình thường. Sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể người mẹ, đồng thời phát sinh tình trạng khó chịu trong suốt thai kỳ.

Phần lớn triệu chứng đau hạ vị khi mang thai là vô hại.

Tuy nhiên, cơn đau dữ dội hoặc thống kinh dai dẳng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nghiêm trọng.

Bài viết này đề cập tới những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới khi mang thai, cách điều trị và thời điểm nên đi khám.

Nguyên nhân phổ biến gây ra đau bụng dưới trong thai kỳ

Những nguyên nhân dưới đây có thể gây đau bụng dưới trong bất kỳ một thời điểm của thai kỳ:

Nhiễm trùng đường tiết niệu – UTI (Urinary tract infection)

Vi khuẩn từ da có thể xâm nhập vào hệ tiết niệu qua niệu đạo – Nguồn ảnh: healthjade.netVi khuẩn từ da có thể xâm nhập vào hệ tiết niệu qua niệu đạo – Nguồn ảnh: healthjade.netNhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến khi mang thai có thể điều trị một cách dễ dàng. Tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong thai kì, bao gồm các triệu chứng sau:

  • Đau hoặc tăng áp lực vùng bụng dưới
  • Tiểu đau, tiểu rát
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Run rẩy
  • Tiểu thường xuyên
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Nước tiểu chuyển màu hơi đỏ hoặc đục

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm phân tích nước tiểu nhằm chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu và phương pháp điều trị phổ biến là dùng kháng sinh.

Đầy hơi

Đầy hơi có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới ở thai phụ do:

  • Hormone thai kỳ làm chậm quá trình tiêu hóa
  • Tử cung phát triển tăng áp lực lên hệ tiêu hóa
  • Táo bón trong thai kỳ làm rối loạn sự cân bằng của hệ tiêu hóa

Ba tháng đầu

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra đau bụng dưới trong ba tháng đầu của thời kỳ mang thai

Thai làm tổ

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhiều sản phụ cảm thấy đau tương tự chu kỳ kinh nguyệt hoặc thống kinh, thường xảy ra ở vùng hạ vị. Đây là triệu chứng bình thường do quá trình làm tổ của trứng trong tử cung.

Chửa ngoài tử cung

Chửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh làm tổ ở ống dẫn trứng, sừng tử cung và cổ tử cung – Nguồn ảnh: obgynkey.comChửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh làm tổ ở ống dẫn trứng, sừng tử cung và cổ tử cung – Nguồn ảnh: obgynkey.comChửa ngoài tử cung là một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Hiện tượng này xảy ra khi trứng đã thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung, thường ở ống dẫn trứng. Khi phát triển, thai ngoài tử cung có thể làm vỡ vòi trứng dẫn tới chảy máu trong dữ dội.

Những dấu hiệu sớm của chửa ngoài tử cung bao gồm :

  • Đau nhẹ vùng bụng dưới hoặc chậu hông.
  • Chảy máu âm đạo
  • Đau thắt lưng
  • Thống kinh nhẹ vùng chậu hông.

Những triệu chứng trên trở nên trầm trọng hơn khi thai phát triển. Các dấu hiệu cho thấy ống dẫn trứng bị vỡ gồm:

  • Đau đột ngột, dữ dội không ngừng vùng bụng dưới hoặc xương chậu 
  • Đau vai
  • Suy nhược
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu

Vỡ khối chửa ngoài tử cung là một trường hợp cấp cứu y tế cần được điều trị ngay lập tức.

Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thuốc và phẫu thuật để điều trị thai ngoài tử cung. Mục đích của quá trình điều trị nhằm kích thích cơ thể tái hấp thu trứng và bảo tồn cấu trúc vòi trứng.

Ba tháng giữa thai kỳ

Đau bụng dưới trong ba tháng giữa thai kỳ thường do:

Giãn cơ và dây chằng

Tập yoga nhẹ nhàng, ngâm nước nóng, chườm nóng có thể giúp giảm triệu chứng đau do giãn dây chằng tròn – Nguồn ảnh: momjunction.comTập yoga nhẹ nhàng, ngâm nước nóng, chườm nóng có thể giúp giảm triệu chứng đau do giãn dây chằng tròn – Nguồn ảnh: momjunction.comCàng về cuối quá trình mang thai, cơ và dây chằng ở tử cung sẽ căng ra theo sự tăng kích thước thai nhi. Thai phụ cảm thấy đau âm ỉ khắp bụng hoặc đau nhói ở một bên, triệu chứng đau trở nên tồi tệ hơn khi ho, đứng lên, ra khỏi giường hoặc đi tắm.

Phần lớn các bà mẹ khi mang thai đều than phiền về triệu chứng đau do giãn dây chằng tròn

Ba tháng cuối thai kỳ

Dưới đây là những nguyên nhân gây đau bụng dưới phổ biến trong ba tháng cuối thai kỳ:

Co thắt Braxton-Hicks

Co thắt Braxton-Hicks thường bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 4 thai kỳ  Co thắt Braxton-Hicks thường bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 4 thai kỳ  Một nguyên nhân của triệu chứng đau bụng dưới trong giai đoạn sau của thai kỳ là các cơn co thắt Braxton-Hicks hay dọa chuyển dạ.

Co thắt Braxton-Hicks là một trong những sự chuẩn bị của cơ thể cho việc sinh nở, thường xảy ra vào tuần trước khi sinh. Chúng giúp cổ tử cung mềm và mỏng hơn. Triệu chứng đau có thể biến mất khi thai phụ thay đổi tư thế hoặc đi lại

Chuyển dạ sinh non

Một số phương pháp giảm nguy cơ sinh non bao gồm: uống đủ nước, không nhịn tiểu, hạn chế nằm ngửa,… - Nguồn ảnh: sharp.comMột số phương pháp giảm nguy cơ sinh non bao gồm: uống đủ nước, không nhịn tiểu, hạn chế nằm ngửa,… - Nguồn ảnh: sharp.comTriệu chứng đau bụng không giảm đi khi thai phụ đi lại có thể báo hiệu một cuộc sinh non. Sinh non là quá trình chuyển dạ diễn ra trước 37 tuần thai.

Các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non bao gồm:

  • Đau hoặc tăng áp lực vùng bụng dưới
  • Đau thắt lưng âm ỉ không dứt
  • Thống kinh
  • Tiêu chảy
  • Co thắt tử cung
  • Thay đổi số lượng và độ đặc của dịch tiết âm đạo - có thể nhiều nước, nhầy hoặc có máu

Nhanh chóng di chuyển tới cơ sở y tế nếu xuất hiện những triệu chứng sớm của quá trình chuyển dạ.

Điều trị đau bụng dưới trong thai kỳ

Vận động nhẹ nhàng có tác dụng hỗ trợ thai nhi cũng như giảm bớt triệu chứng đau vùng bụng dưới – Nguồn ảnh: getthegloss.comVận động nhẹ nhàng có tác dụng hỗ trợ thai nhi cũng như giảm bớt triệu chứng đau vùng bụng dưới – Nguồn ảnh: getthegloss.comĐau bụng nhẹ khi mang thai thường tự khỏi theo thời gian. Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng acetaminophen giúp làm dịu những cơn đau.

Nhiễm trùng đường tiết niệu, chửa ngoài tử cung và chuyển dạ sinh non đều cần được can thiệp y tế.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Một số biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm triệu chứng đau bụng dưới bao gồm:

  • Nghỉ ngơi
  • Chườm nóng bằng đệm nhiệt
  • Chườm lạnh 
  • Xoa bụng
  • Liệu pháp thư giãn
  • Vận động nhẹ nhàng.

Lúc nào cần đi khám

Chảy máu âm đạo dữ dội trong thời kỳ mang thai là dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám ngay lập tức – Nguồn ảnh: womenhealthmag.comChảy máu âm đạo dữ dội trong thời kỳ mang thai là dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám ngay lập tức – Nguồn ảnh: womenhealthmag.comPhụ nữ mang thai nên thăm khám nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:

  • Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Đau dữ dội
  • Cơn đau kéo dài hơn vài giờ
  • Chảy máu âm đạo
  • Sốt
  • Choáng
  • Mệt mỏi

Gọi cấp cứu nếu nghi ngờ bản thân mang thai ngoài tử cung.

Tổng kết

Thai phụ thường đau nhẹ vùng bụng dưới trong quá trình mang thai. Cơn đau thường nhẹ và tự hết theo thời gian hoặc khi dùng thuốc không kê đơn như acetaminophen.

Cơn đau dữ dội, kéo dài hơn vài giờ có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Trong trường hợp này, nên đưa thai phụ đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!