Nguyên nhân gây buồn nôn liên tục và cách điều trị

Buồn nôn là một cảm giác khó chịu khiến một người cảm thấy như thể họ có thể nôn ra. Buồn nôn liên tục là khi cảm giác này kéo dài trong thời gian dài.

Buồn nôn là một triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn. Nó cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Những người bị buồn nôn liên tục nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một số nguyên nhân phổ biến, cách điều trị và biện pháp khắc phục tại nhà cho chứng buồn nôn liên tục. 

Buồn nôn liên tục là gì?

Buồn nôn liên tục có thể đi kèm với triệu chứng chóng mặt, nguồn ảnh emedihealth.comBuồn nôn liên tục có thể đi kèm với triệu chứng chóng mặt, nguồn ảnh emedihealth.com Buồn nôn được mô tả như là cảm giác nôn nao, khó chịu ở dạ dày. Một số người bị buồn nôn cũng có thể bị nôn.

Buồn nôn không phải là một bệnh, mà là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Đôi khi những người bị buồn nôn sẽ gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Tăng tiết nước bọt
  • Chóng mặt
  • Mê sảng
  • Khó nuốt
  • Thay đổi nhiệt độ da
  • Tim đập loạn nhịp

Theo Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AFP), buồn nôn cấp tính kéo dài dưới 1 tháng. Buồn nôn mãn tính kéo dài hơn 1 tháng.

Khi đánh giá một người thường xuyên buồn nôn, bác sĩ sẽ hỏi họ những câu hỏi chi tiết để xác định nguyên nhân. Bao gồm các câu hỏi về:

  • Khi nào cơn buồn nôn bắt đầu
  • Khi nào nào buồn nôn xuất hiện và kết thúc
  • Thời gian mỗi lần buồn nôn
  • Liệu sau đó bạn có nôn không, và nếu có, chất nôn trông như thế nào
  • Các triệu chứng liên quan khác 

Nguyên nhân phổ biến

Thai kì có thể là một nguyên nhân gây nôn ở phụ nữ, nguồn ảnh happyfamilyorganics.comThai kì có thể là một nguyên nhân gây nôn ở phụ nữ, nguồn ảnh happyfamilyorganics.com

Thai kỳ

Theo Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ thường cảm thấy buồn nôn sau khoảng 9 tuần của thai kỳ.

Mặc dù nhiều người gọi buồn nôn và nôn trong thai kỳ là ốm nghén, nhưng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Buồn nôn và nôn không có hại cho em bé nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ.

Buồn nôn nhẹ khi mang thai bao gồm cảm giác buồn nôn tạm thời và nôn 1-2 lần mỗi ngày. Phụ nữ buồn nôn trong vài giờ và nôn nhiều hơn thường có cảm giác buồn nôn dữ dội.

Chứng nôn quá mức ở phụ nữ mang thai là một dạng buồn nôn nghiêm trọng liên quan đến thai nghén, có thể sản phụ phải nằm viện. Theo ACOG, phụ nữ bị chứng nôn quá nhiều trong khi mang thai có thể giảm 5% trọng lượng cơ thể trước khi có thai và có thể bị mất nước.

Một bài báo trên AFP khuyến cáo rằng khi các bác sĩ điều trị chứng buồn nôn và nôn cho những người trong độ tuổi sinh đẻ, họ phải coi việc mang thai là một nguyên nhân có thể xảy ra.

Chứng liệt dạ dày

Trong quá trình tiêu hóa, dạ dày co bóp và thải thức ăn xuống ruột non. Chứng liệt dạ dày xảy ra khi dạ dày chậm làm rỗng thức ăn. Một bài báo viết rằng chứng liệt dạ dày có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy no nhanh 
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Giảm cân
  • Nôn mửa vài giờ sau bữa ăn

Các nguyên nhân phổ biến của chứng liệt dạ dày bao gồm bệnh đái tháo đường, thuốc và phẫu thuật. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ không thể xác định chính xác nguyên nhân.

Tắc ruột

Tắc ruột xảy ra khi ruột bị tắc hoàn toàn hoặc một phần. Điều này ngăn cản thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa. Theo một báo cáo, tắc nghẽn ruột có thể gây ra các triệu chứng sau:

Nguyên nhân ít phổ biến hơn

Bệnh trào ngược dạ dày có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nguồn ảnh gialliance.com Bệnh trào ngược dạ dày có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nguồn ảnh gialliance.com Các bệnh khác cũng có thể gây buồn nôn liên tục. Các bệnh đường tiêu hóa gây buồn nôn thường xuyên bao gồm:

Tuy nhiên, theo AFP, buồn nôn không phải là triệu chứng chính hoặc duy nhất của những bệnh này.

Một đánh giá trong Những tiến bộ về Trị liệu trong Tiêu hóa lưu ý rằng một số rối loạn tâm lý có thể gây ra cảm giác buồn nôn liên tục, bao gồm:

Một số yếu tố thần kinh cũng có thể gây buồn nôn liên tục, chẳng hạn như:

  • Đau nửa đầu thường xuyên
  • Tăng áp lực nội sọ do khối u, cục máu đông hoặc xuất huyết
  • Bệnh thoái hoá myelin
  • Rối loạn co giật

Một tình trạng hiếm gặp được gọi là hội chứng nôn theo chu kỳ cũng gây ra các cơn buồn nôn thường xuyên, vì nó liên quan đến các chu kỳ buồn nôn, nôn và mệt mỏi lặp đi lặp lại.

Các bệnh về tai như bệnh Ménière hoặc viêm mê cung có thể gây buồn nôn, ngoài ra còn gây chóng mặt và mất thăng bằng.

Bài đánh giá cũng nêu bật các loại thuốc có thể gây buồn nôn như một tác dụng phụ, bao gồm:

  • Thuốc làm thay đổi nội tiết tố (ví dụ: thuốc tránh thai)
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc chống vi-rút
  • Thuốc chống co giật
  • Opioid
  • Nicotin
  • Thuốc tiêu hóa
  • Thuốc tim mạch
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson

Một số người muốn ngừng dùng thuốc vì họ cảm thấy buồn nôn. Tuy nhiên, mọi người nên nói chuyện với bác sĩ trước khi ngừng hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào. 

Buồn nôn liên tục và ung thư

Ung thư đường tiêu hoá có thể gây buồn nôn, nguồn ảnh myvmc.comUng thư đường tiêu hoá có thể gây buồn nôn, nguồn ảnh myvmc.com

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hoặc bất kì vùng nào trong não kiểm soát quá trình tiêu hóa có thể gây ra cảm giác buồn nôn liên tục.

Ví dụ, những người bị ung thư thực quản có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đau hoặc khó chịu ở bụng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Ăn mất ngon
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu trong phân
  • Giảm cân
  • Cảm thấy no nhanh khi ăn

Tuy nhiên, các loại ung thư khác nhau gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Một số bệnh ung thư không gây ra bất kỳ triệu chứng ban đầu rõ ràng nào. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tuyên bố rằng một người bị ung thư có bị buồn nôn thường xuyên hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Loại ung thư họ mắc phải
  • Phương pháp điều trị mà họ nhận được
  • Bất kỳ loại thuốc nào họ dùng
  • Tiêu hóa chậm hoặc táo bón
  • Bệnh của tai trong
  • Nồng độ các điện giải
  • Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào họ có
  • Căng thẳng hoặc lo lắng

Điều trị ung thư cũng có thể gây buồn nôn. Người bệnh có thể tìm hiểu liệu phương pháp điều trị của họ có khả năng gây buồn nôn hay không bằng cách xem mức độ nguy cơ cao, trung bình, thấp hoặc tối thiểu của khả năng buồn nôn.

Những người điều trị ung thư mà có buồn nôn và nôn mửa nên nói chuyện với bác sĩ của họ về cách giảm các tác dụng phụ.

Điều trị

Thuốc kháng cholinergic giúp giảm triệu chứng buồn nôn, nguồn ảnh healthjade.com Thuốc kháng cholinergic giúp giảm triệu chứng buồn nôn, nguồn ảnh healthjade.com 

Một khi bác sĩ xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn liên tục, họ có thể đề nghị các phương pháp điều trị cho bệnh lý bạn đang mắc phải.

Để kiểm soát cảm giác buồn nôn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nôn, giúp bạn không bị nôn. Các loại thuốc sau đây có tác dụng chống nôn: 

Loại thuốc

Ví dụ

Kháng cholinergic

Scopolamine

Kháng histamin

Diphenhydramine (Benadryl)
Dimenhydrinate
 Meclizine

Benzodiazepines

Alprazolam (Xanax)
Diazepam (Valium)
 Lorazepam (Ativan)

Butyrophenones

Droperidol
 Haloperidol

Cannabinoids

Dronabinol

Corticosteroids

Dexamethasone

Phenothiazines

Chlorpromazine
Prochlorperazine
 Promethazine

Chất chủ vận Serotonin 5-hydroxytryptamine 

Dolasetron
Ondansetron
Granisetron
 Palonosetron

Chất thay thế benzamides

Metoclopramide
 Trimethobenzamide

Một số loại thuốc, chẳng hạn như benzodiazepine, gây ra sự phụ thuộc vào thuốc. Các nhà nghiên cứu khuyên bác sĩ không nên kê đơn benzodiazepine trong hơn 1-2 tuần mỗi đợt sử dụng.

Nếu một người thường xuyên bị nôn vì buồn nôn mãn tính, bác sĩ cũng cần điều trị tình trạng mất nước hoặc mất cân bằng điện giải. 

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Gừng

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng dùng 250 mg bột gừng trước bữa ăn và trước khi đi ngủ có thể giúp giảm buồn nôn khi mang thai.

Phụ nữ bị buồn nôn liên quan đến thai nghén có thể dùng tới 250 mg bột gừng sau mỗi 6 giờ. Có thể dùng tới 1000 mg gừng mỗi ngày mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Gừng cũng có thể giúp những người bị buồn nôn và nôn do hóa trị liệu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa dùng gừng và dùng giả dược. Một số người khác lại thấy rằng gừng làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất nôn mửa

Bột gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn, nguồn ảnh femina.in Bột gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn, nguồn ảnh femina.in 

Bạc hà

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều dưỡng Toàn diện đã so sánh tác dụng của tinh dầu bạc hà đối với chứng buồn nôn sau phẫu thuật. Những người tham gia gồm 35 phụ nữ cảm thấy buồn nôn sau khi sinh bằng phương pháp mổ lấy thai.

Mặc dù nghiên cứu nhỏ nhưng nó đã chỉ ra rằng hít bạc hà có thể giúp kiểm soát cảm giác buồn nôn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nhận định này vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Vitamin B6

Trong thời kỳ đầu mang thai, vitamin B-6 có thể giúp kiểm soát cảm giác buồn nôn. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy uống 25 mg mỗi 8 giờ hiệu quả hơn giả dược. 

Khi nào cần khám bác sĩ

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bị nôn liên tục, nguồn ảnh heartbeat-med.com Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bị nôn liên tục, nguồn ảnh heartbeat-med.com 

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, buồn nôn khiến bạn khó nhận đủ dinh dưỡng và lượng nước cần thiết cho cơ thể. Một số người không thể ăn hoặc uống khi họ cảm thấy buồn nôn. Điều này thường gây mất nước, suy dinh dưỡng và các tình trạng nghiêm trọng khác.

Những người bị buồn nôn liên tục nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Bạn không thể ăn hoặc uống
  • Thời gian nôn kéo dài trên 24 giờ

Mọi người cũng nên đi khám nếu họ:

  • Mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Vết thương chậm lành
  • Giảm cân
  • Ít hoặc không thèm ăn 

Tóm lược

Mọi người cảm thấy buồn nôn liên tục vì nhiều lý do. Một số nguyên nhân phổ biến gây buồn nôn liên tục bao gồm mang thai, chứng liệt dạ dày và tắc ruột.

Thuốc chống buồn nôn và các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp kiểm soát cơn buồn nôn. Tuy nhiên, một người bị buồn nôn liên tục nên đi khám, vì đó là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Thuốc chống nôn sẽ chỉ điều trị triệu chứng buồn nôn liên tục chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!