Khi nào cần bổ sung sắt và như thế nào?

Theo những nghiên cứu gần đây của Viện dinh dưỡng quốc gia, nước ta có khoảng 29% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng, 29% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, và có đến 58% trẻ em từ 13-24 tháng tuổi thiếu máu. Thiếu máu là giai đoạn cuối của quá trình thiếu sắt kéo dài. Thiếu sắt có được khắc phục bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc sử dụng các loại chế phẩm bổ sung sắt phù hợp.

Sắt là nguyên tố tham gia nhiều hoạt động chức năng quan trọng trong cơ thể. Nó là thành phần cơ bản tổng hợp hemoglobin trong hồng cầu tham gia vận chuyển oxy tới các tế bào. 70% sắt trong cơ thể nằm trong hemoglobin.

Ăn thức ăn giàu sắt là yếu tố chủ chốt điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, trong những trường hợp cơ thể không nhận đủ sắt từ chế độ ăn uống, việc sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung sắt là cần thiết để có đủ lượng sắt dự trữ cho cơ thể.

Video: Bổ sung sắt và axit folic cho phụ nữ mang thai - Bệnh viện Từ Dũ.

Bài viết này cung cấp kiến thức về các loại thực phẩm và chế phẩm bổ sung sắt giúp khắc phục tình trạng thiếu sắt thường gặp.

Phân loại các chế phẩm bổ sung sắt

Phân loại các chế phẩm bổ sung sắtBổ sung sắt cho phụ nữ mang thaiCần bổ sung sắt trong một số trường hợp nhu cầu cơ thể tăng như mang thai, mắc ung thư hoặc bệnh Crohn.

Chế phẩm bổ sung sắt có dạng kê đơn hoặc không kê đơn với hàm lượng và dạng bào chế khác nhau như dạng viên nén hoặc siro.

Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn, vì vậy một số nhà sản xuất sẽ thêm vitamin C vào công thức.

Các dạng hợp chấtsắt trong chế phẩm bổ sung bao gồm:

  • Ferrous sulfate
  • Ferrous gluconate
  • Ferric citrate
  • Ferric sulfate

Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng để chọn dạng chế phẩm phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

Các trường hợp cần bổ sung sắt

Thiếu máu là giai đoạn cuối của quá trình thiếu sắt kéo dài. Những người bị thiếu máu thường có biểu hiện mệt mỏi, thiếu năng lượng do thiếu oxy tại các tế bào. Để khắc phục tình trạng này bổ sung sắt là cần thiết.

Trên thực tế, số người thiếu sắt chưa bộc lộ thiếu máu cao hơn nhiều. Những trường hợp này mặc dù số lượng hồng cầu và lượng hemoglobin trong giới hạn bình thường nhưng vẫn xuất hiện các triệu chứng như:

Nguyên nhân thiếu sắt có thể do:

  • Mang thai: Phụ nữ mang thai tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Nguyên nhân là do tăng nhu cầu cung cấp năng lượng và nuôi dưỡng thai nhi.
  • Mất máu: Mất máu do kinh nguyệt ra nhiều, thoát vị bẹn hoặc xuất huyết tiêu hóa.
  • Ung thư: Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng thiếu sắt phổ biến ở những người bị ung thư.
  • Chế độ ăn uống: một chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không đủ dưỡng chất gây ra thiếu sắt.
  • Kém hấp thu: Bệnh đường tiêu hóa bao gồm bệnh Celiac, bệnh Crohn, xơ nang và viêm tụy mãn tính hấp thu sắt kém hơn.

Mọi người cũng có thể bổ sung sắt khi mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc để tăng cường hiệu suất thể thao.

Nghiên cứu cho thấy thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến ADHD. Mối liên hệ này hiện chưa được làm sáng tỏ cần bổ sung nghiên cứu chứng minh.

Bổ sung sắt cho các vận động viên có tình trạng thiếu sắt có thể cải thiện thành thích thi đấu.

Tác dụng phụ khi bổ sung sắt

Dùng sắt với liều lượng thích hợp sẽ không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người bổ sung sắt có các triệu chứng sau:

Tác dụng phụ thường xuất hiện trong thời gian đầu bổ sung sắt, khi cơ thể thích nghi các tác dụng phụ này sẽ mất đi. Nếu không mất đi hoặc gây khó chịu bạn có thể trao đổi với bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

Thừa sắt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Chứng quá tải sắt Hemochromatosis là tình trạng sắt thừa tích tụ trong cơ thể. Nếu không điều trị, quá tải sắt có thể gây tổn thương các cơ quan, bao gồm tim, gan và tuyến tụy.

Nếu sử dụng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo có thể bị ngộ độc sắt. Nếu ai đó nghi ngờ uống quá liều thuốc, trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn khắc phục tình trạng này.

Liều bổ sung sắt

Liều lượng sắt khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và việc họ có đang mang thai hay đang cho con bú hay không.

Nhu cầu sắt bổ sung theo khuyến nghị của   tổ chức y tế thế giới FAO/WHO:

Nhóm tuổi

Nam

Nữ

Nhu cầu sắt (mg/ngày) theo giá trị sinh học của khẩu phần

Nhu cầu sắt (mg/ngày) theo giá trị sinh học của khẩu phần

Hấp thu 10% **

Hấp thu 15%****

Hấp thu 10% **

Hấp thu  15% ***

0-5 Tháng

0,93

 

0,93

 

6-8 Tháng

8,5

5,6

7,9

5,2

9-11 tháng

9,4

6,3

8,7

5,8

1-2 Tuổi

5,4

3,6

5,1

3,5

3-5 Tuổi

5,5

3,6

5,4

3,6

6 -7 Tuổi

7,2

4,8

7,1

4,7

8-9 Tuổi

8,9

5,9

8,9

5,9

10-11 Tuổi

11,3

7,5

10,5

7,0

10-11 tuổi (Có kinh nguyệt)

24,5

16,4

12-14 tuổi

15,3

10,2

14,0

9,3

12-14 tuổi (Có kinh nguyệt)

32,6

21,8

15-19 tuổi

17,5

11,6

29,7

19,8

20-29 tuổi

11,9

7,9

26,1

17,4

30-49 tuổi

11,9

7,9

26,1

17,4

50 -69 tuổi

11,9

7,9

10,0

6,7

> 50 tuổi (có kinh nguyệt)

26,1

17,4

> 70 tuổi

11,0

7,3

9,4

6,3

Phụ nữ có thai (trong suốt cả quá trình)

+ 15 ****

+ 10 ****

Phụ nữ cho con bú

Chưa có kinh nguyệt trở lại

13,3

8,9

Phụ nữ sau mãn kinh

Đã có kinh nguyệt trở lại

26,1

17,4

Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g - 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25 mg - 75 mg/ngày.

Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C > 75 mg/ngày.

Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ. Những phụ nữ bị thiếu máu cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành.

Để nâng cao hiệu quả hấp thu và khắc phục tình trạng thiếu sắt nên tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Bổ sung sắt thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống

Hiện nay, có rất ít lựa chọn thay thế cho các chất bổ sung sắt.

Tuy nhiên, một phương pháp thay thế có thể thực hiện là chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Ăn thực phẩm giàu chất sắt với nguồn vitamin C tốt như một phần của cùng một bữa ăn có thể cải thiện sự hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Các loại thực phẩm sau đây chứa nhiều vitamin C:

  • Quả thuộc họ cam quýt
  • Bông cải xanh
  • Khoai tây
  • Ớt đỏ và xanh
  • Dâu tây

Lựa chọn phương pháp bổ sung sắt phù hợp trên cơ sở tính trạng thiếu sắt của cơ thể, nhu cầu, khả năng hấp thu, chuyển hóa khác nhau giữa các cá thể, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn sản phẩm phù hợp với hiệu quả bổ sung cao nhất.

Kết luận

Sắt khoáng chất quan trọng giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy trao đổi với các tế bào trong cơ thể. Có thể khắc phục tình trạng thiếu sắt bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc  lựa chọn các chế phẩm bổ sung phù hợp.

Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những tình trạng cần bổ sung sắt. Một số trường hợp tăng nhu cầu sử dụng sắt như mang thai hoặc mất máu cũng cần bổ sung lượng sắt thiếu hụt.

Sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian đầu. Nếu nghi ngờ quá liều sắt hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.

Nhu cầu sắt khuyến nghị thay đổi tùy từng trường hợp khác nhau. Trao đổi với nhân viên y tế để việc bổ sung sắt hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ.

Bên cạnh việc lựa chọn các sản phẩm bổ sung sắt, thiết lập thói quen ăn uống thường xuyên sử dụng thực phẩm hàm lượng sắt cao giúp khắc phục tình trạng thiếu máu cũng như duy trì lướng sắt dự trữ cho cơ thể.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!