Hướng dẫn bổ sung sắt an toàn cho trẻ nhỏ

Sắt là khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của mọi lứa tuổi. Sắt có sẵn trong một số loại thực phẩm và các dạng chế phẩm có sẵn trên thị trường.

Video: Khi nào cần bổ sung sắt cho bé?

Trẻ em với tốc độ phát triển nhanh chóng, sắt đặc biệt cần thiết. Nó là thành phần tham gia tổng hợp hemoglobin, có mặt trong hồng cầu, vận chuyển oxy từ phổi tới các cơ quan trong cơ thể, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động. Sắt cũng cần thiết để tổng hợp một số hormone điều hòa, phát triển cơ thể.

Khi nghi ngờ em bé nhà mình thiếu sắt hãy tìm gặp bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán cũng như bổ sung sắt theo nhu cầu cơ thể. Không nên tự ý bổ sung sắt vì quá liều có thể gây độc.

Nhu cầu sắt của cơ thể

Lượng sắt cần bổ sung thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và chế độ ăn hàng ngày. Người ăn chay cần lượng sắt bổ sung gấp đôi vì chế độ ăn thiếu sắt hem có nguồn gốc từ động vật.

Lượng sắt khuyến nghị hàng ngày cho trẻ em là:

  • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,27 miligam
  • Từ 7 đến 12 tháng: 11 miligam
  • Từ 1 đến 3 tuổi: 7 miligam
  • Từ 4 đến 8 tuổi: 10 miligam
  • Từ 9 đến 13 tuổi: 8 miligam

Nam thanh thiếu niên, tuổi từ 14 đến 18 nên bổ sung 11 miligam sắt mỗi ngày, trong khi trẻ gái cùng tuổi liều bổ sung cao hơn khoảng 15 miligam mỗi ngày. Nếu có hiện tượng ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt liều bổ sung cần điều chỉnh cao hơn.

Các triệu chứng thiếu sắt ở trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần. Trẻ có biểu hiện giảm chú ý, cô lập, hạn chế giao tiếp. Triệu chứng thiếu sắt thường gặp bao gồm mệt mỏi, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, chậm lớn, kém ăn, rối loạn hành vi.

Bổ sung sắt ở trẻ bú mẹ

Hàm lượng sắt trong sữa mẹ thấp. Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị trẻ bú mẹ cần được bổ sung thêm 1 mg sắt cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày bắt đầu từ 4 tháng tuổi. Nếu trẻ ăn sữa công thức trong thành phần dinh dưỡng đã có bổ sung sắt thì không cần bổ sung ngoài uống sữa. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa để có thể điều chỉnh chế độ bổ sung phù hợp nhu cầu cũng như tình hình sức khỏe của trẻ.

Các loại thực phẩm giàu sắt

Nguồn: https://images.medicinenet.com/Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu sắt cho cơ thể. Nguồn: https://images.medicinenet.com/ Khi trẻ ăn dặm có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt như:
  • Các loại thịt đỏ  
  • Thịt gà tây 
  • Thịt gà
  • Thịt heo
  • Rau lá xanh đậm
  • Các loại đậu
  • Quả mận
  • Ngũ cốc tăng cường như bột yến mạch các loại trong thành phần dinh dưỡng đã được bổ sung sắt.

Mẹo ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ em

Hãy chú ý những vấn đề sau để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, giảm số lượng hồng cầu ở trẻ em.

Cân nhắc lượng sữa sử dụng hàng ngày

Các nghiên cứu cho thấy uống quá nhiều sữa bò hoặc sữa dê có thể hạn chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trẻ từ 1 đến 5 tuổi không nên uống quá 700 ml sữa bò hoặc sữa dê mỗi ngày.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Axit ascorbic có trong thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt. Thêm trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua và rau xanh đậm vào chế độ ăn của trẻ để tăng hiệu suất hấp thu sắt. 

Nhận biết một số nguy cơ thiếu sắt ở trẻ em

Trẻ sinh non, biếng ăn hoặc mẹ ăn chay, trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa như bệnh Crohn là những đối tượng nguy cơ thiếu sắt cao. Trẻ gái tuổi dậy thì kinh nguyệt ra nhiều cũng có thể cần bổ sung sắt.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu bạn lo lắng trẻ có nguy cơ thiếu sắt nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được giải đáp thắc mắc. Thông qua thăm khám trẻ sẽ được tiến hành kiểm tra lượng sắt trong máu và đánh giá lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tầm soát nguy cơ thiếu sắt khi trẻ 12 tháng tuổi.

Bổ sung sắt cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế tác dụng phụ cũng như nguy cơ quá tải sắt.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!