Viêm tụy là gì?
Video: Viêm tụy nguy hiểm như thế nào?
Viêm tụy là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng viêm ở tuyến tụy. Khi tuyến tụy bị viêm, các enzym tiêu hóa mạnh do nó tạo ra có thể phá hủy chính các mô của nó. Tuyến tụy bị viêm có thể giải phóng các tế bào viêm và chất độc gây hại cho phổi, thận và tim.
Có 2 dạng viêm tụy:
- Viêm tụy cấp là một đợt viêm tụy đột ngột và ngắn.
- Viêm tụy mạn tính là tình trạng viêm liên tục, kéo dài.
Tuyến tụy nằm ở đâu?
Tuyến tụy là một cơ quan nằm ở vùng bụng trên. Nó kết nối với phần đầu của ruột non (tá tràng) và chứa ống tụy – là các ống dẫn các enzym tiêu hóa vào tá tràng.
Chức năng của tuyến tụy là gì?
Tuyến tụy của bạn có hai chức năng chính. Đầu tiên, nó tạo ra các enzym tiêu hóa và giải phóng chúng tá tràng. Các enzym này phân hủy carbohydrate, protein và chất béo từ thức ăn.
glucose) trong máu của bạn. Insulin cũng giúp cung cấp năng lượng luôn cho các tế bào cũng như giúp dự trữ năng lượng.
Tuyến tụy của bạn cũng sản xuất một số hormone và giải phóng chúng vào máu. Trong số những hormone này, phải kể tới insulin, nó giúp điều chỉnh lượng đường (Ai bị có thể bị viêm tụy?
Bạn có nhiều khả năng bị viêm tụy nếu:
- Là nam giới.
- Là người Mỹ gốc Phi.
- Có những người khác trong gia đình bị viêm tụy.
- Bị sỏi mật hoặc có thành viên trong gia đình bị sỏi mật.
- Bị béo phì, nống độ triglyceride cao (chất béo trung tính trong máu) hoặc mắc bệnh tiểu đường.
- Là một người hút thuốc.
- Là người nghiện rượu nặng (3 ly trở lên mỗi ngày).
Nguyên nhân và Triệu chứng của viêm tụy
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm tụy?
Sỏi mật hoặc uống nhiều rượu thường là nguyên nhân gây ra viêm tụy. Hiếm khi, bạn cũng có thể bị viêm tụy do:
- Thuốc (nhiều loại thuốc có thể gây kích ứng tuyến tụy).
- Nồng độ triglyceride cao (chất béo trung tính trong máu).
- Nhiễm trùng.
- Vết thương ở bụng.
- Rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường.
- Rối loạn di truyền như xơ nang.
Các triệu chứng của viêm tụy là gì?
Các triệu chứng viêm tụy khác nhau tùy thuộc vào loại viêm tụy
Các triệu chứng viêm tụy cấp
Nếu bạn bị viêm tụy cấp, bạn có thể gặp phải:
- Đau bụng trên từ nhẹ vừa đến dữ dội, có thể lan ra sau lưng.
- Đau đột ngột hoặc tăng dần trong vài ngày.
- Đau nặng hơn khi ăn.
- Bụng sưng to, mềm.
- Buồn nôn và nôn.
- Sốt.
- Nhịp tim nhanh hơn bình thường.
Các triệu chứng viêm tụy mạn tính
Viêm tụy mạn tính có thể gây ra một số triệu chứng giống như viêm tụy cấp. Bạn cũng có thể gặp:
- Cơn đau liên tục, đôi khi cơn đau lan ra lưng.
- Sút cân không rõ nguyên nhân.
- Tiêu chảy có bọt với các hạt mỡ nhìn thấy được (chứng phân lẫn mỡ).
- Bệnh tiểu đường nếu các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy
Xét nghiệm và Chẩn đoán viêm tụy
Làm thế nào để chẩn đoán viêm tụy?
Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị viêm tụy dựa trên các triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ, như nghiện rượu hoặc bệnh sỏi mật. Để xác nhận chẩn đoán, bạn có thể phải làm các xét nghiệm bổ sung.
Chẩn đoán viêm tụy cấp
Đối với viêm tụy cấp tính, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đo mức độ của 2 enzym tiêu hóa (amylase và lipase) do tuyến tụy sản xuất. Mức độ cao của các enzym này cho thấy tình trạng viêm tụy cấp tính. Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) cho thấy hình ảnh của tuyến tụy, túi mật và ống mật chủ có thể bất thường.
Chẩn đoán viêm tụy mạn tính
Chẩn đoán viêm tụy mạn tính có thể phức tạp hơn. Bạn có thể cần phải:
- Kiểm tra đáp ứng của tuyến tụy với Secretin: Xét nghiệm này kiểm tra đáp ứng của tuyến tụy đối với một loại hormone (secrettin) do ruột non tiết ra. Secretin thường kích hoạt tuyến tụy tiết ra dịch tiêu hóa. Bác sĩ sẽ đưa một ống từ cổ họng của bạn, qua dạ dày vào phần trên của ruột non để đưa secretin vào và đo sự đáp ứng.
- Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống: Bạn có thể cần xét nghiệm này nếu bác sĩ của bạn nghi ngờ rằng viêm tụy đã phá hủy các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Xét nghiệm này đánh giá cách cơ thể bạn xử lý lượng đường thông qua xét nghiệm máu trước và sau khi bạn uống dung dịch có đường.
- Xét nghiệm phân: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm phân của bạn để xem liệu cơ thể bạn có gặp khó khăn trong việc phân hủy chất béo hay không.
- Siêu âm nội soi (endosonography): Siêu âm nội soi sẽ cho những hình ảnh rõ ràng hơn về tuyến tụy và các ống dẫn. Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng có gắn đầu siêu âm cực nhỏ vào cổ họng, qua dạ dày và ruột non. Siêu âm nội soi chụp ảnh chi tiết các cơ quan nội tạng của bạn bao gồm tuyến tụy, một phần gan, túi mật và ống mật.
- ERCP(chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi - endoscopic retrograde cholangiopancreatography): Một ống gắn với một camera nhỏ được đưa từ cổ họng đến dạ dày và vào ruột non, đến bóng Vater - nơi ống tụy và ống mật gặp nhau. Một chất dịch đặc biệt được bơm vào ống tụy và / hoặc ống mật. Xét nghiệm thăm dò này cho phép bác sĩ nhìn thấy bên trong tuyến tụy và ống mật. Bất cứ nguyên nhân gì làm tắc ống tụy hoặc ống mật, chẳng hạn như sỏi mật hoặc sỏi tuyến tụy, có thể được loại bỏ.
Quản lý và điều trị viêm tụy
Viêm tụy được điều trị như thế nào?
Nếu bạn bị viêm tụy, bác sĩ của bạn có thể sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Các bác sĩ sử dụng một hoặc nhiều phương pháp sau để điều trị viêm tụy cấp tính:
- Nhập viện với sự chăm sóc hỗ trợ và theo dõi.
- Thuốc giảm đau để tạo cảm giác thoải mái.
- Thủ thuật nội soi hoặc phẫu thuật để loại bỏ sỏi mật, tắc nghẽn khác hoặc phần tuyến tụy bị hoại tử.
- Bổ sung các enzym và insulin của tuyến tụy nếu tuyến tụy của bạn không hoạt động tốt.
Các thủ thuật điều trị viêm tụy
Hầu hết các biến chứng của viêm tụy như nang giả tụy hoặc mô tụy bị nhiễm trùng được xử lý thông qua thủ thuật nội soi (đưa một ống xuống qua cổ họng đến ruột non – vị trí cạnh tuyến tụy). Sỏi mật và sỏi tuyến tụy được loại bỏ bằng thủ thuật nội soi.
Nếu tổn thương cần được phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện phẫu thuật nội soi ổ bụng. Kỹ thuật phẫu thuật này sẽ sử dụng các vết rạch nhỏ hơn, cần ít thời gian để hồi phục hơn.
Trong quá trình phẫu thuật nội soi, bác sĩ của bạn sẽ đưa một ống soi ổ bụng (một dụng cụ có camera nhỏ kèm đèn chiếu sáng) vào các vết rạch trên thành bụng có kích thước bằng lỗ khóa. Nội soi ổ bụng gửi hình ảnh của các cơ quan đến một màn hình để giúp hướng dẫn bác sĩ phẫu thuật trong quá trình thực hiện.
Phòng ngừa viêm tụy
Viêm tụy có thể ngăn ngừa được không?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm tụy là có một lối sống lành mạnh nhằm mục đích là:
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Bỏ thuốc lá.
- Tránh uống rượu.
Những lối sống lành mạnh này cũng sẽ giúp bạn tránh được sỏi mật, nguyên nhân gây ra 40% các trường hợp viêm tụy cấp. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt bỏ túi mật nếu bạn bị sỏi mật gây đau đớn nhiều lần.
Tiến triển và Tiên lượng cho người bị viêm tụy
Viêm tụy kéo dài bao lâu?
Thông thường, viêm tụy cấp chỉ kéo dài vài ngày. Nhưng nếu gặp trường hợp nặng hơn, bạn có thể mất vài tuần đến vài tháng để hồi phục. Viêm tụy mạn tính cần điều trị suốt đời.
Viêm tụy có khỏi không?
Khi được điều trị, hầu hết những người bị viêm tụy cấp hoàn toàn bình phục.
Viêm tụy mạn tính là một tình trạng kéo dài. Một khi bị tổn thương nghiêm trọng, tuyến tụy của bạn sẽ không hoạt động bình thường. Bạn cần được hỗ trợ liên tục để giúp tiêu hóa thức ăn và kiểm soát lượng đường trong máu.
Viêm tụy có thể quay trở lại không?
Với viêm tụy mạn tính, các cơn đau có thể lặp đi lặp lại hoặc kéo dài
Bạn cũng có thể bị một đợt viêm tụy cấp khác, đặc biệt nếu bạn chưa giải quyết được nguyên nhân cơ bản. Ví dụ, nếu bạn có một viên sỏi mật khác chặn đường bài tiết của tuyến tụy, bạn có thể bị viêm tụy cấp một lần nữa.
Viêm tụy cấp có tử vong không?
Hầu hết những người bị viêm tụy cấp nhẹ đều bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, những người bị viêm tụy nặng có nhiều khả năng bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:
- Nhiễm trùng tuyến tụy.
- Chảy máu trong nang giả hoặc hoại tử tụy.
- Suy tim, phổi hoặc thận do nhiễm trùng lan rộng hoặc bị rò chất đọc từ tụy vào máu.
Sống chung với bệnh
Chăm sóc bản thân sau khi bị viêm tụy
Bạn có thể thực hiện một số cách để ngăn chặn một đợt viêm tụy cấp khác:
- Ăn một chế độ ăn ít chất béo.
- Ngừng uống đồ uống có cồn.
- Bỏ hút thuốc.
- Thực hiện theo các khuyến nghị về chế độ ăn uống của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
- Uống thuốc theo đúng chỉ định.
Bạn có thể hỏi bác sĩ điều gì?
Nếu bạn bị viêm tụy, bạn có thể hỏi bác sĩ:
- Tôi có bị sỏi mật không?
- Tuyến tụy của tôi có bị tổn thương không?
- Có bất kỳ biến chứng nào không?
- Tôi vẫn sản xuất insulin chứ?
- Tôi nên ăn những loại thực phẩm nào?
- Tôi nên bổ sung những gì?
Lưu ý
Viêm tụy gây đau đớn, nhưng phần lớn các trường hợp, điều trị kết hợp với thay đổi lối sống có thể giúp bạn hồi phục hoàn toàn và ngăn ngừa các đợt viêm tụy cấp tính tiếp theo. Mặc dù viêm tụy mạn tính không khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể kiểm soát các triệu chứng và tránh các biến chứng với sự giúp đỡ của bác sĩ.
Xem thêm: