Một số nguyên nhân thiếu sắt bao gồm:
- Việc ăn uống không đầy đủ, khoa học.
- Rối loạn hấp thu như viêm ruột.
- Tăng nhu cầu sử dụng trong một số trường hợp như mang thai.
- Mất máu do kinh nguyệt hoặc tình trạng chảy máu trong.
Biểu hiện của thiếu sắt đa dạng, thiếu sắt mức độ nặng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gây khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung.
Video: 11 dấu hiệu thiếu sắt bạn cần biết | Sống khoẻ thân tâm trí.
Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu sắt khác nhau tùy thuộc vào:
- Nguyên nhân thiếu sắt
- Mức độ ảnh hưởng của tình trạng thiếu sắt đối với các chức năng cơ thể.
- Lứa tuổi.
- Tình trạng sức khỏe hiện tại.
Trong một số trường hợp thiếu sắt không biểu hiện triệu chứng.
Dưới đây là 10 dấu hiệu và triệu chứng thiếu sắt thường gặp nhất.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất của thiếu sắt. Thiếu sắt dẫn đến giảm tổng hợp huyết sắc tố, chất vận chuyển oxy cung cấp năng lượng cho các tế bào hoạt động. Khi đó tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để bơm máu phục vụ các hoạt động trong cơ thể, điều này có thể khiến bạn mệt mỏi. Vì mệt mỏi là biểu hiện thường gặp trong cuộc sống hiện đại bận rộn, nên rất khó để chẩn đoán thiếu sắt chỉ với triệu chứng này.
Mệt mỏi do thiếu sắt thường kèm suy nhược cơ thể, dễ cáu và khó tập trung.
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng thiếu sắt phổ biến nhất do giảm lượng oxy đến các mô.
Da xanh, niêm mạc nhợt
Da xanh, niêm mạc nhợt là một dấu hiệu thường gặp khác của tình trạng thiếu sắt. Huyết sắc tố trong các tế bào hồng cầu làm cho máu có màu đỏ, thiếu sắt làm giảm tổng hợp huyết sắc tố. Đó là lý do tại sao da xanh, giảm độ ấm khi thiếu máu.
Một số vị trí trên cơ thể được thăm khám để phát hiện tình trạng thiếu máu như:
- Sắc mặt
- Niêm mạc lợi
- Niêm mạc môi
- Niêm mạc mắt
- Móng tay
Đây là các vị trí biểu hiện rõ nhất khi thiếu máu. Tuy nhiên để khẳng định có thiếu máu hay không, mức độ thiếu máu như thế nào cần làm xét nghiệm máu kiểm tra.
Da xanh thường gặp ở những trường hợp thiếu máu vừa hoặc nặng.
Thông thường, lớp niêm mạc mắt, miệng có màu đỏ hồng, bóng sáng, tươi tắn. Khi thiếu máu các vị trí này màu sắc, tính chất thay đổi trở lên nhợt tái.
Sự tái nhợt ở các vị trí kể trên phản ánh tình trạng thiếu sắt ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng do giảm nồng độ huyết sắc tố.
Khó thở
Thiếu sắt dẫn tới giảm đáng kể số lượng hồng cầu vận chuyển oxy tới các tế bào trong cơ thể. Tình trạng này còn được gọi là thiếu máu. Thiếu máu các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy để hoạt động hiệu quả. Các hoạt động gắng sức như đi bộ, leo cầu thang, tập thể dục nhu cầu oxy tăng. Cơ thể điều hòa bằng cách tăng nhịp thở khiến bạn có cảm giác khó thở. Nếu bạn cảm thấy khó thở khi thực hiện các công việc bình thường hàng ngày mà trước đây bạn cảm thấy dễ dàng, thì cần kiểm tra xem mình có bị thiếu sắt hay không.
Đau đầu, chóng mặt
Thiếu sắt có thể gây đau đầu, đặc biệt ở phụ nữ. Triệu chứng này ít phổ biến hơn thường xuất hiện kèm theo choáng váng hoặc chóng mặt.
Mối liên quan giữa thiếu sắt và đau đầu vẫn chưa được giải thích rõ ràng.
Đau đầu có thể xảy ra do thiếu máu vận chuyển oxy lên não, làm giãn mạch não, tăng áp lực nội sọ.
Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu, thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp. Đau đầu trong những trường hợp này xuất hiện thường xuyên, tái phát kèm theo hoa mắt, chóng mặt.
Tăng nhịp tim
Nhịp tim nhanh là một triệu chứng khác của bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Mối liên quan giữa thiếu sắt, thiếu máu và các vấn đề về tim mạch hiện vẫn đang được nghiên cứu, nhưng có thể giải thích liên quan đến khả năng vận chuyển oxy trong máu của hemoglobin.
Hemoglobin là protein trong các tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt làm giảm tổng hợp hemoglobin khiến tim phải làm việc nhiều hơn, tăng số lần co bóp tống máu cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào.
Tăng hoạt động của tim không chỉ gây tăng tần số mà còn làm rối loạn nhịp.
Kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến giãn buồng tim, xuất hiện tiếng thổi, suy tim.
Triệu chứng này ít gặp hơn, thường xuất hiện khi tình trạng thiếu máu kéo dài.
Da, tóc khô, dễ hư tổn
Da, tóc khô, hư tổn có thể là dấu hiệu của thiếu sắt.
Thiếu sắt làm giảm nồng độ hemoglobin trong máu, làm giảm lượng oxy có sẵn cho các tế bào nuôi dưỡng tóc.
Khi da và tóc bị thiếu oxy, chúng trở nên khô và yếu.
Thiếu sắt còn là nguyên nhân gây rụng tóc.
Tóc rụng một lượng nhỏ trong quá trình gội và chải hàng ngày là dấu hiện tượng thay cũ đổi mới bình thường của các tế bào. Tuy nhiên, nếu tóc rụng nhiều, thành mảng kèm xơ rối, hư tổn thì cần tìm nguyên nhân trong đó thiếu sắt là nguyên nhân có thể gặp.
Sưng, viêm lưỡi và miệng
Đôi khi chỉ cần nhìn bên trong hoặc xung quanh miệng cũng có thể cho biết bạn có bị thiếu máu do thiếu sắt hay không. Lưỡi xuất hiện dấu hiệu sưng, viêm, hoặc đổi màu khi thiếu sắt. Thiếu sắt cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như:
- Khô miệng
- Đau rát miệng
- Sưng đỏ ở miệng
- Loét miệng
Hội chứng chân không nghỉ
Thiếu sắt liên quan đến hội chứng chân không nghỉ. Hội chứng chân không nghỉ (Restless Legs Syndrome - RLS) là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi cơn đau nhói, co cơ, tê dần dần, hoặc có cảm giác khó chịu ở chân không kiểm soát làm cho bệnh nhân khó chịu, buộc phải di chuyển chân liên tục. Tình trạng này thường trở lên tồi tệ hơn vào ban đêm, khiến khó đi vào giấc ngủ.
Nguyên nhân của hội chứng chân không nghỉ hiện vẫn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, khoảng 25% những người bị thiếu máu do thiếu sắt có biểu hiện chân không nghỉ. Tỷ lệ mắc hội chứng chân không nghỉ ở nhóm thiếu sắt cao gấp 9 lần so với dân số chung.
Móng tay giòn, dễ gãy, hình thìa
Một triệu chứng ít phổ biến hơn của thiếu sắt là móng tay giòn, dễ gãy hoặc có hình thìa. Đặc điểm này của móng còn gọi là koilonychia. Giai đoạn đầu thiếu sắt móng tay giòn, nứt, dễ gãy.
Giai đoạn sau móng tay lõm hình thìa. Những biến đổi này gặp ở 5% những người bị thiếu sắt mức độ nặng.
Các dấu hiệu khác có thể gặp khi thiếu sắt
Một số dấu hiệu khác ít phổ biến hơn nhưng bạn cũng không nên lơ là bao gồm:
- Hội chứng Pica có cảm giác thèm các món ăn kỳ lạ không phải thực phẩm như đá, đất sét, bụi bẩn, phấn, giấy… Các dấu hiệu này cũng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai.
- Cảm thấy ủ rũ, trầm cảm. Thiếu máu do thiếu sắt có thể liên quan đến chứng trầm cảm ở người lớn. Phụ nữ mang thai thiếu sắt nguy cơ trầm cảm cũng cao hơn.
- Tay chân lạnh. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Lượng máu đến khu vực ngoại vi giảm do vậy bàn chân, bàn tay thường có cảm giác lạnh do không được tưới máu đầy đủ.
- Dễ bị nhiễm trùng. Sắt là khoáng chất sắt cần thiết để xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, thiếu sắt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Điều trị thiếu sắt
Nếu bạn nghi ngờ bản thân thiếu sắt, hãy thực hiện các bước hướng dẫn dưới đây để chẩn đoán và khắc phục tình trạng này:
Thăm khám bác sĩ
Nếu bạn đang có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của thiếu sắt kể trên, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để xét nghiệm máu. Nhìn vào công thức máu và xét nghiệm đánh giá nồng độ sắt trong cơ thể giúp xác nhận tình trạng và nguyên nhân thiếu máu có phải do thiếu sắt hay không.
Thiếu sắt có thể được khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc dùng thuốc.
Cố gắng đảm bảo cung cấp đủ sắt thông qua thực phẩm trong chế độ ăn uống. Chỉ dùng thực phẩm chức năng nếu bác sĩ đề nghị.
Mục đích chính của việc điều trị là khôi phục nồng độ hemoglobin về mức bình thường và bổ sung lượng sắt dự trữ.
Thông qua thăm khám và kết quả xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ giúp bạn lên kế hoạch khắc phục hiệu quả vấn đề này.
Bổ sung thực phẩm giàu sắt
Nếu nguyên nhân thiếu sắt là do chế độ ăn uống không cân bằng, đầy đủ việc bổ sung thực phẩm giàu sắt là cần thiết. Các loại thực phẩm tăng cường bao gồm:
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm.
- Rau có màu xanh đậm như rau bina và cải xoăn.
- Trái cây khô như nho khô và mơ.
- Các loại đậu như đậu Hà Lan.
- Thủy hải sản
- Thực phẩm tăng cường bổ sung sắt
- Các loại hạt
- Nội tạng
Tăng cường khả năng hấp thu sắt
Vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt. Kết hợp thực phẩm giáu sắt với thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và rau xanh để tăng hiệu quả hấp thu sắt.
Không nên kết hợp thực phẩm giàu sắt với các loại thực phẩm cạnh tranh, ức chế quá trình hấp thụ sắt như trà, cà phê, thực phẩm giàu canxi như các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt tăng cường canxi.
Uống thực phẩm chức năng bổ sung sắt
Chỉ nên sử dụng các sản phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống không đạt hiệu quả. Bổ sung sắt có thể gặp một số tác dụng phụ như là:
Có thể giảm tác dụng phụ bằng cách sử dụng sắt như sắt bisglycinate chelate. Trao đổi với bác sĩ khi bạn gặp bất cứ vấn đề khó chịu nào trong quá trình bổ sung sắt.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Thiếu sắt nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến thiếu máu và các biến chứng có thể gặp như:
- Bệnh tim mạch
- Trầm cảm
- Nhiễm trùng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản
Thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới.
Phụ nữ có thai, mất máu nhiều do kinh nguyệt là đối tượng nguy cơ thiếu máu cao.
Chỉ uống thuốc bổ sung sắt nếu được bác sĩ kê đơn. Thừa sắt có thể gây hại cho tim, gan và tuyến tụy.
Trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ khi bổ sung sắt.
Một số điểm lưu ý trong bài viết
Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp dẫn đến thiếu máu.
Dấu hiệu thiếu sắt có thể xuất hiện hoặc không tùy thuộc nguyên nhân, mức độ trầm trọng của bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của thiếu sắt bao gồm mệt mỏi, da xanh xao, khó thở, da và tóc khô, hư tổn.
Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu kể trên hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra thăm khám, không nên tự ý chẩn đoán bổ sung sắt.
Thiếu sắt có thể điều trị dễ dàng thông qua thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung dưới hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Xem thêm: