Sắt và sức khỏe thai kỳ: Những điều bạn cần biết

Sắt là nguyên tố cần thiết có vai trò tham gia tổng hợp hemoglobin, một loại protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Khi mang thai, thể tích máu tăng 50% so với bình thường vì vậy nhu cầu sắt cũng tăng theo. Hàm lượng sắt khuyến nghị bổ sung hàng ngày ở phụ nữ có thai là 27 mg.

Video: Bổ sung sắt và axit folic cho phụ nữ có thai - Bệnh viện Từ Dũ.

Thiếu sắt làm tăng nguy cơ thiếu máu, vì vậy cần bổ sung sắt trong quá trình mang thai. Việc bổ sung được thực hiện thông qua việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hoặc sử dụng các chế phẩm bổ sung có sẵn trên thị trường.

Nhu cầu sắt trong thai kỳ

Sắt là nguyên tố có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Sắt cần thiết để:

  • Tổng hợp hemoglobin vận chuyển oxy tới các tế bào trong cơ thể.
  • Tổng hợp myoglobin (một loại protein giúp cung cấp oxy cho cơ), collagen (một loại protein trong xương, sụn và các mô liên kết) và nhiều loại enzym trong cơ thể.
  • Giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể tăng. Nguyên nhân là do:

  • Để đảm bảo mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh thể tích máu tăng 50% so với bình thường, vì vậy cần bổ sung sắt.
  • Bổ sung sắt cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
  • Lượng sắt bổ sung phụ thuộc lượng sắt có sẵn dự trữ trong cơ thể. Trong trường hợp các thai phụ thiếu sắt lượng sắt cần bổ sung với hàm lượng cao hơn.
  • Thiếu sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến thiếu máu, tăng nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân và tử vong ở trẻ sơ sinh.

Lượng sắt khuyến cáo bổ sung cho phụ nữ có thai

Nhu cầu sắt ở phụ nữ có thai cao hơn so với bình thường.

Phụ nữ mang thai (ở mọi lứa tuổi) cần: 27 mg sắt mỗi ngày

Phụ nữ từ 14 đến 18 tuổi cần: 15 mg mỗi ngày

Phụ nữ tuổi từ 19 đến 50 cần: 18 mg mỗi ngày

Lưu ý: Phụ nữ cho con bú cần bổ sung ít hơn phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trung bình khoảng 9 đến 10 mg sắt mỗi ngày. Điều này có thể giải thích là do phụ nữ cho con bú chưa có kinh nên nguy cơ thiếu sắt thấp hơn.

Các loại thực phẩm giàu sắt nên bổ sung trong thai kỳ

Nguồn: https://i.pinimg.com/Bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu sắt trong thai kì. Nguồn: https://i.pinimg.com/ 

Để đảm bảo cung cấp đủ sắt, hãy sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt mỗi ngày.

Sắt có hai dạng: sắt heme và sắt không heme. Sắt heme có nguồn gốc từ động vật, cơ thể dễ hấp thụ. Sắt không heme có nguồn gốc từ thực vật, thực phẩm tăng cường sắt và thực phẩm chức năng.

Thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản chứa cả sắt heme và sắt không heme và là nguồn bổ sung sắt tốt nhất. Đối với người ăn chay cũng như các trường hợp không ăn thịt động vật, nguồn thực phẩm bổ sung sắt bao gồm các loại đậu, rau và ngũ cốc.

Lưu ý: Gan là thực phẩm giàu sắt, tuy nhiên hàm lượng vitamin A trong gan cũng rất cao nên hạn chế ăn sử dụng trong quá trình mang thai.

Nguồn cung cấp sắt heme:

Hàm lượng sắt trong mỗi khẩu phần 850 g thịt các loại:

  • Thịt bò nạc, thịt băm: 2,2 mg
  • Thịt bò nạc, thăn: 2,0 mg
  • Thịt gà tây nướng, loại sẫm màu: 2,0 mg
  • Thịt ức gà tây nướng: 1,4 mg
  • Thịt gà quay loại sẫm màu: 1,1 mg
  • Thịt ức gà quay: 1,1 mg
  • Thịt cá ngừ đóng hộp: 1,3 mg
  • Thịt lợn thăn: 1,2 mg

Nguồn cung cấp sắt không heme:

  • 1 cốc ngũ cốc ăn liền bổ sung cung cấp 24 mg sắt
  • 1 cốc bột yến mạch ăn bổ sung 10 mg sắt
  • 1 cốc đậu nành nấu chín bổ sung 8,8 mg sắt
  • 1 cốc đậu lăng nấu chín cung cấp 6,6 mg sắt
  • 1 cốc đậu tây nấu chín cung cấp 5,2 mg sắt
  • 1 cốc đậu gà cung cấp 4,8 mg sắt
  • 1 cốc đậu lima nấu chín cung cấp 4,5 mg sắt
  • 1 cốc đậu đen hoặc đậu pinto nấu chín cung cấp 3,6 mg sắt
  • 1 muỗng canh mật mía đen cung cấp 3,5 mg sắt
  • 1/2 cốc đậu phụ thô, sống cung cấp 3,4 mg sắt
  • 1/2 chén rau bina luộc chín cung cấp 3,2 mg sắt
  • 28 g hạt bí ngô rang cung cấp 3,2 mg sắt
  • 1 cốc nước ép mận khô cung cấp 3,0 mg
  • Một lát lúa mì nguyên cám hoặc bánh mì trắng bổ sung 0,9 mg sắt
  • 1/4 cốc nho khô cung cấp 0,75 mg sắt

Hướng dẫn bổ sung sắt trong thai kỳ

Một số lưu ý khi bổ sung sắt trong thai kỳ:

Sử dụng chảo gang để chế biến thực phẩm. Thực phẩm ẩm, có tính axit, chẳng hạn như nước sốt cà chua khi được nấu chín trong chảo gang có thể giữ được các thành phần dinh dưỡng hỗ trợ cho việc hấp thu sắt tốt hơn.

Tăng cường sử dụng nguồn thực phẩm giàu vitamin C (như nước cam, dâu tây hoặc bông cải xanh) trong mỗi bữa ăn, đặc biệt khi ăn các nguồn thực phẩm giàu sắt như đậu. Việc kết hợp vitamin C với thực phẩm bổ sung sắt giúp hiệu quả hấp thu tăng gấp 6 lần.

Hãy để ý đến "chất ức chế sắt”, đây là những thành phần tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm lành mạnh cản trở hấp thụ sắt. Các chất ức chế sắt thường gặp bao gồm phytat trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, polyphenol trong cà phê và trà, oxalat trong đậu nành và rau bina, canxi trong các sản phẩm từ sữa.

Nếu bạn thiếu sắt hoặc thiếu máu do thiếu sắt, các chuyên gia cho rằng nên điều chỉnh các thành phần trong chế độ ăn, tránh kết hợp thực phẩm ức chế sắt với thực phẩm bổ sung sắt. Một số  chuyên gia khác lại cho rằng có thể kết hợp các loại thực phẩm này với nhau chỉ cần đảm bảo trong chế độ ăn luôn bổ sung thực phẩm giàu sắt và vitamin C. Để lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có những lời khuyên hữu ích.

Khi nào cần sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt

Nếu như việc điều chỉnh chế độ ăn uống không hiệu quả bạn nên cân nhắc sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt. Vitamin tổng hợp các thai phụ thường dùng trong thành phần có thể có sẵn sắt. Nếu như tình trạng thiếu sắt của thai phụ gây thiếu máu cần sử dụng chế phẩm bổ sung theo đơn của bác sĩ.

Khuyến nghị khi sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt:

  • Uống trước hoặc sau bữa ăn một giờ hoặc hai giờ vì sắt được hấp thụ dễ dàng nhất khi bụng đói. Tuy nhiên, bạn có thể uống kèm nước cam chứa vitamin C để tăng cường hấp thu sắt. Không uống viên sắt cùng với sữa, cà phê hoặc trà vì những loại thức uống này chứa thành phần cản trở việc hấp thụ sắt.
  • Nếu bạn cần bổ sung cả canxi và sắt, trao đổi với bác sĩ để sử dụng các sản phẩm bổ sung cách nhau vì canxi cũng là thành phần cản trở việc hấp thụ sắt.
  • Việc sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Thường gặp nhất là tình trạng táo bón. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách uống nước ép mận. Nước ép mận vừa khắc phục táo bón lại vừa tăng cường bổ sung sắt.

Khi dùng chế phẩm bổ sung sắt, tác dụng phụ có thể gặp bao gồm buồn nôn hoặc hiếm gặp hơn là tiêu chảy. Để hạn chế vấn đề này bạn có thể kết hợp với một bữa ăn nhẹ hoặc uống trước khi đi ngủ.

Nếu các tác dụng phụ không mất đi gây khó chịu cho người sử dụng thì hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục tình trạng này. Các tác dụng phụ thường xảy ra trong thời gian đầu sử dụng khi cơ thể chưa thích nghi. Bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề này bằng cách bắt đầu với chế phẩm có liều sắt thấp sau đó tăng dần đến liều lượng bạn cần. Ngoài ra bạn có thể chia nhỏ liều sử dụng trong ngày hoặc lựa chọn dạng chế phẩm phù hợp tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Cuối cùng, đừng lo lắng nếu phân của bạn trông sẫm màu hơn khi bắt đầu uống sắt. Đó là một tác dụng phụ bình thường và vô hại.

Ảnh hưởng của việc thiếu sắt trong thai kỳ

Không cung cấp đủ sắt, lượng sắt dự trữ sẽ cạn kiệt dần theo thời gian, khi lượng sắt còn lại không đủ để tổng hợp lượng hemoglobin cần thiết, bạn sẽ bị thiếu máu.

Thiếu máu do thiếu sắt làm cho cơ thể thiếu năng lượng, luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất tập trung, giảm khả năng chống đỡ và sức chịu đựng khi bị bệnh nặng. Cơ thể dễ bị nhiễm trùng.

Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến thai kỳ: thiếu máu do thiếu sắt - đặc biệt là trong giai đoạn đầu hoặc giữa thai kỳ - có liên quan đến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và các biến chứng nghiêm trọng khác. Thiếu máu khi sinh, kèm theo mất máu nhiều khả năng bạn sẽ phải truyền máu kèm theo các biến chứng nguy hiểm. Một số nghiên cứu còn cho rằng có mối liên quan giữa tình trạng thiếu sắt và chứng trầm cảm sau sinh.

Nguy cơ thừa sắt

Theo dõi lượng sắt bổ sung sao cho không vượt quá 45 miligam mỗi ngày. Nếu dùng quá liều (từ thuốc bổ sung sắt hoặc từ vitamin tổng hợp) có thể gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Một số nghiên cứu cho rằng thừa sắt làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật. Để tránh các biến chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ không nên tự ý bổ sung mà không được hướng dẫn.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!