Nhiều người thỉnh thoảng bị đau hoặc cứng cổ, đa số trường hợp là do tư thế không đúng hoặc hoạt động quá mức. Nguyên nhân khác có thể kể đến là chấn thương: ngã, chơi thể thao, bạo lực.
Hầu hết đau cổ không phải là một tình trạng nghiêm trọng, triệu chứng sẽ thuyên giảm trong vài ngày. Trường hợp đau cổ xuất hiện sau chấn thương hoặc do bệnh lý nào đó cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu đau cổ kéo dài hơn một tuần, đau dữ dội hoặc kèm theo các triệu chứng khác, hãy đi khám ngay.
Nguyên nhân đau vùng cổ
Video Đau cổ, cứng cổ, tê tay... là do đâu?
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau hoặc cứng vùng cổ
Căng cơ
Căng cơ thường do các hoạt động, cử chỉ liệt kê dưới đây gây ra:
- Sai tư thế
- Làm việc ở một tư thế quá lâu mà không đổi tư thế
- Nằm ngủ với tư thế xấu của cổ
- Cử động cổ đột ngột khi tập thể dục
Chấn thương
Vùng cổ rất dễ bị chấn thương, đặc biệt khi ngã, tai nạn xe hơi hay chơi thể thao, khi đó hệ thống cơ - dây chằng của cổ di chuyển vượt quá phạm vi bình thường của chúng. Khi cột sống cổ bị gãy làm tăng nguy cơ tổn thương tủy sống.
Nhồi máu cơ tim
Đau vùng cổ cũng có thể là một triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp này đau vùng cổ thường đi kèm với các triệu chứng khác như:
Nếu đau vùng cổ xuất hiện cùng với một trong các triệu chứng kể trên, ngay lập tức gọi xe cấp cứu hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất.
Viêm màng não
Viêm màng não là tình trạng viêm màng mỏng bao quanh não và tủy sống. Người bị viêm màng não có triệu chứng sốt, đau đầu, cứng gáy. Đây là một tình trạng cấp cứu. Do đó, nếu có các biểu hiện trên hãy đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện và điều trị thích hợp.
Các nguyên nhân khác
Có thể kể đến các nguyên nhân như:
- Viêm khớp dạng thấp gây sưng đau các khớp. Nếu xảy ra ở vùng cổ sẽ biểu hiện đau cổ.
- Loãng xương làm giảm sức mạnh xương, hậu quả là các gãy xương nhỏ. Thường gặp ở tay hoặc đầu gối, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở đốt sống cổ.
- Đau cơ xơ hóa là một tình trạng đau cơ khắp cơ thể, đặc biệt là ở vùng cổ và vai.
- Thoái hóa đĩa đệm: đĩa đệm cột sống cổ thoái hóa dần theo tuổi, dần dần thu hẹp không gian giữa các đốt sống, đồng thời giảm hiệu quả hấp thu bớt lực tác động lên đốt sống, do đó làm tăng áp lực lên cột sống cổ.
- Thoát vị đĩa đệm: khi chấn thương hoặc tổn thương nào đó làm đĩa đệm bị thoát ra chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh.
- Hẹp ống sống: là tình trạng ống sống (một khoang trong cột sống) bị thu hẹp, có thể do viêm nhiễm kéo dài hoặc do các bệnh lý khác gây ra. Hậu quả làm tăng áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh thoát ra ở đoạn mà ống sống bị hẹp.
Trong một số ít trường hợp, cứng hoặc đau cổ xảy ra do:
- Bất thường bẩm sinh
- Nhiễm trùng
- Áp xe
- Khối u
- Ung thư cột sống
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu triệu chứng đau cổ kéo dài hơn một tuần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám nếu:
- Đau cổ dữ dội không rõ nguyên nhân
- Khối u vùng cổ
- Sốt
- Đau đầu
- Sờ thấy hạch/nổi hạch vùng cổ
- Buồn nôn
- Nôn
- Khó nuốt hoặc khó thở
- Yếu cơ
- Tê bì
- Ngứa ran
- Đau lan xuống tay hoặc chân
- Không cử động được tay hoặc bàn tay
- Không thể cúi đầu để chạm cằm vào ngực
- Rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột
Nếu đau cổ sau tai nạn hoặc ngã, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Điều trị đau cổ như thế nào
Xem chi tiết: 11 Phương pháp giúp giảm đau cổ tại nhà
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh và thăm khám toàn thể. Người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ biết cụ thể triệu chứng, các thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng.
Bạn cũng cần nói với bác sĩ về bất kỳ chấn thương, tai nạn gần đây mà bạn gặp phải, ngay cả khi bạn cho rằng có vẻ không liên quan.
Tùy theo chẩn đoán mà có phương pháp điều trị khác nhau. Ngoài khai thác bệnh sử và khám sức khỏe có thể cần thêm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để giúp xác định nguyên nhân gây đau cổ:
- Các xét nghiệm máu
- Chụp X-quang
- Chụp cắt lớp vi tính
- Chụp cộng hưởng từ
- Ghi điện cơ, cho phép biết được tình trạng của cơ và các dây thần kinh chi phối
Tùy thuộc vào kết quả mà bác sĩ gửi bạn đến chuyên gia phù hợp để tiến hành điều trị.
Có thể kể tên các phương pháp điều trị đau cổ bao gồm:
- Liệu pháp nhiệt nóng và lạnh
- Tập thể dục, kéo giãn, vật lý trị liệu
- Thuốc giảm đau
- Tiêm corticosteroid
- Thuốc giãn cơ
- Đai cố định cột sống cổ
- Kéo giãn cột sống cổ
- Thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng
- Điều trị tại bệnh viện nếu nguyên nhân do viêm màng não hoặc nhồi máu cơ tim
- Phẫu thuật, hiếm khi cần thiết
Các liệu pháp thay thế như:
- Châm cứu
- Trị liệu thần kinh cột sống
- Mát xa
- Kích thích dây thần kinh điện qua da (tens)
Đảm bảo rằng bạn được điều trị bởi các chuyên gia được cấp phép hoạt động trong các lĩnh vực này.
Cách giảm đau cổ tại nhà
Nếu đau hoặc cứng cổ mức độ nhẹ, thực hiện các bước đơn giản sau để giảm đau:
Chườm đá trong vài ngày đầu. Sau đó, chườm nóng bằng túi hoặc tấm chườm nóng, hoặc tắm vòi hoa sen nước nóng.
Uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Nghỉ chơi thể thao vài ngày, dừng các hoạt động làm trầm trọng thêm các triệu chứng, không khuân vác nặng. Khi quay trở lại hoạt động bình thường, làm từ từ để các triệu chứng thuyên giảm.
Tập thể dục cho cổ mỗi ngày. Từ từ duỗi đầu theo chuyển động từ bên này sang bên kia (xoay cổ), cúi và ngửa đầu.
Tư thế đúng.
Tránh giữ điện thoại giữa cổ và vai.
Đổi tư thế thường xuyên. Không đứng hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu.
Mát-xa cổ nhẹ nhàng.
Sử dụng một chiếc gối cổ đặc biệt để ngủ.
Không sử dụng nẹp cổ mà không có sự chấp thuận của bác sĩ. Nếu dùng sai cách có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Diễn biến của đau cổ
Nhiều người bị đau cổ do vận động sai tư thế và căng cơ. Trong những trường hợp này, cơn đau sẽ biến mất nếu bạn thực hành đúng tư thế và cho cơ cổ được nghỉ ngơi khi bị đau.
Đến gặp bác sĩ nếu đau không cải thiện với các phương pháp điều trị tại Xem thêm:
Xem thêm: