Bệnh viêm khớp vảy nến là gì? Cách nhận biết và điều trị

Bệnh viêm khớp vảy nến (thuật ngữ tiếng anh là Psoriatic arthritis, viết tắt là PsA) là một tình trạng kết hợp các khớp bị sưng, đau do viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường gây các mảng thay đổi màu sắc, bong vảy, ngứa ở da và da đầu.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến là gì?

Video Viêm khớp vẩy nến chẩn đoán và điều trị 

Triệu chứng PsA ở mỗi người là khác nhau. Chúng thay đổi từ nhẹ đến nặng. Tùy từng giai đoạn, bệnh sẽ có những đợt thuyên giảm xen lẫn các đợt bùng phát, tiến triển nặng lên. Các triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào típ PsA mà bạn mắc.

Các triệu chứng chung của PsA bao gồm:

  • Sưng khớp ở một hoặc cả hai bên cơ thể 
  • Cứng khớp buổi sáng
  • Ngón tay và ngón chân sưng tấy
  • Đau cơ và gân
  • Các tổn thương mảng da bong vảy trở nên nặng hơn khi cơn đau khớp bùng phát
  • Da đầu bong tróc vảy da
  • Mệt mỏi
  • Rỗ móng tay
  • Tách móng khỏi giường móng tay
  • Đỏ mắt
  • Đau mắt (viêm màng bồ đào)

Đặc biệt, viêm cột sống PsA cũng gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau và cứng cột sống
  • Đau, sưng và yếu:
  • Hông
  • Đầu gối
  • Mắt cá chân
  • Bàn chân
  • Khuỷu tay
  • Bàn tay
  • Cổ tay
  • Các khớp khác
  • Ngón chân hoặc ngón tay sưng tấy

PsA đối xứng với biểu hiện tổn thương từ năm khớp trở lên ở cả hai bên cơ thể. PsA không đối xứng biểu hiện viêm ít hơn năm khớp, nhưng chúng có thể ở cả hai bên cơ đối xứng.

Bệnh viêm khớp vảy nến thể phá hủy khớp là một dạng viêm khớp hiếm gặp gây biến dạng khớp, ngắn các ngón tay và ngón chân. PsA đầu cực gây đau và sưng ở các khớp liên đốt xa của ngón tay và ngón chân. 

Ngón tay hình xúc xích thường là biểu hiện sớm của viêm khớp vảy nến. Theo nguồn: healthline.com.Ngón tay hình xúc xích thường là biểu hiện sớm của viêm khớp vảy nến. Theo nguồn: healthline.com.

Viêm khớp vảy nến thường gây rỗ móng, tách móng. Theo nguồn: healthline.com.Viêm khớp vảy nến thường gây rỗ móng, tách móng. Theo nguồn: healthline.com.

 Viêm khớp vảy nến thường gây ra các vết rỗ và tách móng tay và cũng có thể gây ra các triệu chứng bệnh vảy nến. 

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp vảy nến?

Trong PsA, hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh của khớp và da. Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gì gây ra tình trạng này. Họ cho rằng điều này có thể do sự kết hợp giữa gen và các yếu tố môi trường. 

PsA liên quan đến di truyền. Khoảng 40% bệnh nhân PsA có một hoặc nhiều người họ hàng cũng mắc bệnh PsA. Một yếu tố gì đó trong môi trường thường gây khởi phát bệnh cho những người có yếu tố di truyền này. Đó có thể là virus, căng thẳng quá mức hoặc chấn thương.

Điều trị bệnh viêm khớp vảy nến như thế nào?

Mục tiêu của điều trị PsA là cải thiện các triệu chứng bao gồm cả tổn thương trên da và viêm khớp.

Hướng dẫn được công bố vào năm 2018 đề xuất phương pháp “điều trị theo mục tiêu”, dựa trên lựa chọn cá nhân của từng người. Mục tiêu điều trị cụ thể và cách đánh giá sự tiến triển được xác định, sau đó bác sĩ sẽ thảo luận với bạn để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bạn có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau. Một phác đồ điều trị thông thường sẽ bao gồm một hoặc nhiều các thuốc sau đây:

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Những loại thuốc này giúp kiểm soát đau và sưng khớp. Các thuốc không kê đơn (OTC) bao gồm ibuprofen (Advil) và naproxen (Aleve). Nếu các thuốc này không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn NSAID với liều lượng cao hơn.

Khi sử dụng không đúng, NSAID có nguy cơ gây ra tác dụng phụ:

  • Kích ứng dạ dày
  • Chảy máu dạ dày
  • Đau tim
  • Đột quỵ
  • Tổn thương gan và thận

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)

Những loại thuốc này có tác dụng giảm viêm để ngăn ngừa tổn thương khớp và làm chậm tiến triển của PsA. Chúng được sử dụng theo nhiều đường khác nhau, bao gồm uống, tiêm hoặc truyền.

Các DMARD phổ biến nhất bao gồm:

  • Methotrexate (Trexall)
  • Leflunomide (Arava)
  • Sulfasalazine (Azulfidine)

Apremilast (Otezla) là một DMARD mới hơn được dùng bằng đường uống. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn phosphodiesterase 4, một loại enzym liên quan đến chứng viêm.

Tác dụng phụ của DMARD bao gồm:

Thuốc sinh học

Hiện có 5 loại thuốc sinh học để điều trị bệnh vảy nến. Chúng được phân loại theo đích tác động trong cơ thể: 

  • Thuốc ức chế yếu tố alpha- hoại tử u (TNF-alpha):
  • Adalimumab (Humira)
  • Ertolizumab (Cimzia)
  • Golimumab (Simponi)
  • Etanercept (Enbrel)
  • Infliximab (Remicade)
  • Chất ức chế interleukin 12 và 23 (IL-12/23):
  • ustekinumab (Stelara)
  • Chất ức chế interleukin 17 (IL-17):
  • Secukinumab (Cosentyx)
  • Ixekizumab (Taltz)
  • chất ức chế interleukin 23 (IL-23)
  • Guselkumab (Tremfya)
  • Thuốc ức chế tế bào T
  • Abatacept (Orencia)

Theo hướng dẫn được công bốvào tháng 11 năm 2018, những loại thuốc này được khuyến cáo là phương pháp điều trị đầu tay.

Thuốc sinh học được sủ dụng theo đường tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch. Bởi vì những loại thuốc này làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể nên chúng có nguy cơ làm tăng khả nặng mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Các tác dụng phụ khác bao gồm buồn nôn và tiêu chảy.

Steroid

Những loại thuốc này có chức năng làm giảm viêm. Đối với PsA, chúng thường được tiêm vào các khớp tổn thương. Các tác dụng phụ bao gồm đau và tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng khớp.

Thuốc ức chế miễn dịch

Các loại thuốc như azathioprine (Imuran) và cyclosporine (Gengraf) làm giảm tình trạng hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch trong PsA, đặc biệt là đối với các triệu chứng vảy nến. Hiện nay, các thuốc này không được sử dụng thường xuyên so với thuốc ức chế TNF-alpha. Do chúng làm suy yếu phản ứng miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Điều trị tại chỗ

Kem, gel, lotion và thuốc mỡ có tác dụng làm giảm phát ban ngứa trên da trong PsA. Các thuốc điều trị này không cần kê đơn của bác sĩ, bao gồm:

  • Anthralin
  • Calcitriol hoặc calcipotriene, là các dạng của vitamin D-3
  • Axit salicylic
  • Kem steroid
  • Tazarotene, là một dẫn xuất của vitamin A

Liệu pháp ánh sáng và các loại thuốc PsA khác

Liệu pháp ánh sáng là phương pháp sử dụng các ánh sáng để điều trị các tổng thương trên da 

Một số loại thuốc khác cũng điều trị các triệu chứng PsA, bao gồm: secukinumab (Cosentyx) và ustekinumab (Stelara). Đường dung những loại thuốc này là tiêm dưới da. Stelara đi kèm với nguy cơ làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng và ung thư.

Thay đổi lối sống có làm giảm các triệu chứng viêm khớp vảy nến không?

Có một số biện pháp bạn dễ dàng thực hiện tại nhà để giúp cải thiện các triệu chứng:

Tập thể dục hàng ngày 

Giữ cho các khớp được vận động thường xuyên giúp tránh tình trạng cứng khớp. Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tránh béo phì và cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn. Hãy hỏi bác sĩ về loại bài tập nào là an toàn nhất cho khớp của bạn.

Đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và các bài tập dưới nước khác giúp giảm áp lực trọng lượng lên khớp hơn so với các bài tập có tác động mạnh như chạy hoặc chơi quần vợt.

Tập thể dục hang ngày giúp ngắn ngừa cứng khớp trong viêm khớp dạng thấp. Theo nguồn: healthcentral.com.Tập thể dục hang ngày giúp ngắn ngừa cứng khớp trong viêm khớp dạng thấp. Theo nguồn: healthcentral.com.

Hạn chế rượu và bỏ thuốc lá

Hút thuốc có hại cho khớp cũng như cơ thể. Hãy tham khảo bác sĩ về thuốc hoặc liệu pháp thay thế nicotine để giúp bạn bỏ thuốc lá 

Cũng nên hạn chế uống rượu. Rượu có khả năng tương tác với một số loại thuốc PsA. 

Giảm bớt căng thẳng

Căng thẳng làm cho bệnh viêm khớp bùng phát thậm chí tồi tệ hơn. Ngồi thiền, tập yoga hoặc áp dụng các phương pháp giảm căng thẳng khác để làm dịu tâm trí và cơ thể. 

Sử dụng túi chườm nóng và lạnh

Chườm ấm và chườm nóng có tác dụng làm dịu cơn đau cơ. Chườm lạnh cũng có thể làm giảm cơn đau ở khớp. 

 Bảo vệ khớp tối đa

Mở cửa bằng cơ thể thay vì dùng ngón tay. Nâng vật nặng bằng cả hai tay. Sử dụng dụng cụ mở lọ để mở nắp. 

Cân nhắc các thực phẩm chức năng và thực phẩm tự nhiên

Axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm. Những chất béo lành mạnh này, được tìm thấy trong nhiều thực phẩm chức năng giúp giảm viêm và cứng khớp. 

Mặc dù nghiên cứu cho thấy có những lợi ích về sức khỏe, nhưng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) không giám sát độ tinh khiết hoặc chất lượng của các thuốc này. Điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu sử dụng chúng. 

Nghệ, một loại gia vị mạnh, cũng có các đặc tính chống viêm. Vì vậy nó có khả năng giúp giảm viêm và bùng phát PsA. Bạn sử dụng nghệ đơn giản bằng cách thêm vào bất kỳ món ăn nào. Một số người thậm chí còn pha nó vào nước, trả, sữa và sử dụng như một loại đồ uống.

Chế độ ăn trong viêm khớp vảy nến

Mặc dù không có thực phẩm hoặc chế độ ăn uống nào giúp chữa khỏi bệnh PsA, nhưng một chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng có thể giúp giảm viêm và giảm bớt các triệu chứng. Những thay đổi hữu ích đối với chế độ ăn uống sẽ mang lại lợi ích rất nhiều cho các khớp và cơ thể về lâu dài.

Tóm lại, hãy ăn nhiều trái cây tươi và rau quả. Chúng giúp giảm viêm và kiểm soát cân nặng. Béo phì gây áp lực nhiều hơn lên các khớp vốn đã bị đau. Hạn chế đường và chất béo vì đây là các chất dễ gây viêm. Sử dụng các nguồn chất béo lành mạnh, như cá, hạt và quả hạch. 

Các típ viêm khớp vảy nến

Có năm típ PsA.

PsA đối xứng

Đói với típ này, bệnh gây tổn thương các khớp giống nhau ở cả hai bên cơ thể, ví dụ như cả hai đầu gối trái và phải của bạn. Các triệu chứng có thể giống như các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp (RA). 

PsA đối xứng có xu hướng nhẹ hơn và ít gây biến dạng khớp hơn RA. Nhưng PsA đối xứng có khả năng dẫn đến tàn tật. Khoảng một nửa số người bị PsA thuộc típ này. 

PsA không đối xứng

Típ này gây viêm một khớp hoặc nhiều khớp ở một bên của cơ thể. Các khớp chuyển sang màu đỏ, gây đau. PsA không đối xứng thường nhẹ. Nó chiếm khoảng 35% những người bị PsA.

PsA chủ yếu ở các khớp liên đốt xa

Típ này liên quan đến các khớp gần móng tay nhất. Chúng được gọi là khớp xa.

Viêm cột sống PsA

Biểu hiện tổn thương ở vị trí các khớp của cột sống. Toàn bộ cột sống từ cổ đến lưng dưới có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy mọi cử động đều gây đau. Bàn tay, bàn chân, cẳng chân, cánh tay và hông cũng khả năng bị ảnh hưởng. 

Viêm khớp vảy nến thể phá hủy khớp

Đây là một loại PsA rất nặng, gây biến dạng khớp. Khoảng 5% những người bị PsA thuộc típ này. Vị trí tổn thương thường gặp là bàn tay và bàn chân. Nó cũng có thể gây đau cổ và lưng dưới.

Các giai đoạn viêm khớp vảy nến

PsA không có biểu hiện và diễn biến giống nhau ở tất cả những người mắc bệnh lý này. Một số người chỉ có các triệu chứng nhẹ. Một số người lại biểu hiện với tình trạng biến dạng khớp nặng nề.

Chưa lý giải được tại sao một số người lại thấy bệnh tiến triển nhanh hơn và những người khác thì không. Nhưng chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm đau và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Điều quan trọng là bạn phải trao đổi với bác sĩ ngay khi bắt đầu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý đến PsA. 

PsA giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp này, bạn có thể gặp các triệu chứng nhẹ như sưng khớp và hạn chế vận động. Những triệu chứng này xuất hiện cùng với các tổn thương da hoặc chúng có thể xảy ra nhiều năm sau đó. 

NSAID là phương pháp điều phổ biến. Những loại thuốc này làm dịu cơn đau và các triệu chứng, nhưng chúng không làm chậm PsA. 

PsA giai đoạn giữa

Tùy thuộc vào típ PsA bạn mắc phải, giai đoạn giữa có biểu hiện với các triệu chứng nặng nề hơn, đòi hỏi các phương pháp điều trị mạnh hơn, như DMARDs và sinh học. Những loại thuốc này giúp giảm bớt các triệu chứng, cũng như làm chậm sự tiến triển của bệnh. 

PsA giai đoạn cuối

Lúc này, các mô xương bị ảnh hưởng nặng nề, có khả năng biến dạng khớp và mở rộng xương. Các phương pháp điều trị nhằm giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng xấu. 

Chẩn đoán viêm khớp vảy nến

Để chẩn đoán PsA, bác sĩ của bạn phải loại trừ các nguyên nhân khác gây viêm khớp, như RA và bệnh gút, bằng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và máu. 

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh này giúp phát hiện tổn thương khớp và các mô khác:

  • Chụp X-quang. Phương pháp giúp kiểm tra tình trạng viêm và tổn thương xương, khớp. Tổn thương này ở PsA khác với các loại viêm khớp khác.
  • Chụp cộng hưởng từ. Giúp tái hiện lại hình ảnh tổn thương trong cơ thể bạn. Những hình ảnh này giúp bác sĩ kiểm tra tổn thương khớp, gân hoặc dây chằng
  • Chụp cắt lớp và siêu âm. Giúp bác sĩ xác định mức độ tiến triển của PsA và cũng như mức độ tổn thương khớp.

Xét nghiệm máu để xác định một số chất, giúp đánh giá bất kỳ tình trạng viêm nào trong cơ thể:

  • Protein phản ứng C. Đây là chất mà gan tạo ra khi cơ thể bị viêm.
  • Tốc độ lắng của hồng cầu. Điều này thể hiện mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Nhưng nó không thể xác định xem viêm là do PsA hay nguyên nhân khác.
  • Yếu tố dạng thấp (RF). Hệ thống miễn dịch sản xuất tự kháng thể này. Nó thường xuất hiện trong RA nhưng âm tính trong PsA. Xét nghiệm máu RF có vai trò hỗ trợ chẩn đoán phân biệt PsA hay RA hay.
  • Dịch khớp. Phương pháp chọc hút dịch khớp sẽ loại bỏ một lượng nhỏ dịch khớp từ khớ gối hoặc các khớp khác. Nếu tinh thể axit uric có trong dịch này, bạn có thể bị bệnh gút thay vì bệnh PsA. Nếu sử dụng dịch này để tiến hành xét nghiệm nuôi cấy có thể loại trừ nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết.
  • Hồng cầu. Số lượng hồng cầu thấp do thiếu máu thường gặp ở những người bị PsA.

Không có xét nghiệm máu hoặc chẩn đoán hình ảnh đơn lẻ nào giúp xác định xem bạn bị mắc PsA hay không. Bác sĩ cần kết hợp các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác.

Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh viêm khớp vảy nến

Bạn có nhiều khả năng mắc PsA cao hơn nếu bạn:

  • Bị bệnh vảy nến
  • Có cha mẹ hoặc anh chị em mắc PsA
  •  Độ tuổi từ 30 đến 50 (mặc dù trẻ em cũng có thể mắc bệnh này)
  • Bị viêm họng
  • Bị nhiễm HIV

PsA gây ra các biến chứng bao gồm:

  • bệnh viêm khớp phá hủy khớp
  • Các vấn đề về mắt, như viêm kết mạc hoặc viêm màng bồ đào
  • Bệnh tim mạch 

Điều gì có thể làm bùng phát bệnh viêm khớp vảy nến?

Các đợt bùng phát PsA làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn trong một khoảng thời gian. Các yếu tố kích hoạt những đợt bùng phát của mỗi người là khác nhau. 

Để tìm hiểu các yếu tố khởi phát của bạn, hãy ghi nhật ký các triệu chứng. Mỗi ngày, hãy viết ra các triệu chứng và những gì bạn đang làm khi chúng bắt đầu xuất hiện. Cũng cần lưu ý xem bạn có thay đổi bất cứ điều gì trong thói quen của mình hay không, chẳng hạn như bắt đầu dùng một loại thuốc mới.

Các yếu tố kích hoạt PsA thường gặp bao gồm:

  • Nhiễm trùng, như viêm họng liên cầu và nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Chấn thương, như vết cắt, vết xước hoặc cháy nắng
  • Khô da
  • Căng thẳng
  • Thời tiết lạnh, khô
  • Hút thuốc
  • Uống nhiều
  • Thừa cân
  • Thuốc, như lithium, thuốc chẹn beta và thuốc trị sốt rét

Mặc dù bạn không thể tránh được tất cả những tác nhân này, nhưng bạn hãy cố gắng kiểm soát căng thẳng, ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu. 

Hỏi bác sĩ nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào được biết là có khả năng gây ra các triệu chứng PsA.  

Viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp

PsA và RA là hai nguyên nhân gây ra viêm khớp. Mặc dù chúng có thể có nhiều triệu chứng giống nhau, nhưng bệnh lý nền của chúng khác nhau. 

PsA xảy ra ở những người bị bệnh vảy nến. Đây là một bệnh lý da gây ra các tổn thương ở da kèm bong vảy.

RA là một rối loạn tự miễn dịch. Nó xảy ra khi cơ thể tấn công nhầm các lớp mô lót mặt trong khớp. Điều này gây ra sưng, cuối cùng là đau và phá hủy khớp. 

PsA gặp cả ở nam và nữ với tỷ lệ tương đương, nhưng phụ nữ có nhiều khả năng bị RA hơn. PsA thường xuất hiện lần đầu ở độ tuổi từ 30 đến 50 đối với hầu hết các trườn hợp. RA thường gặp muộn hơn một chút, thường ở tuổi trung niên. 

Trong giai đoạn đầu, cả PsA và RA đều có nhiều triệu chứng giống nhau. Chúng bao gồm đau, sưng và cứng khớp. Khi các bệnh tiến triển, bẹn có thể nhân ra được sự khác nhau giữa chúng.

May mắn thay, bác sĩ sẽ không phải đợi tình trạng viêm khớp tiến triển để đưa ra chẩn đoán. Các xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định.

Tổng kết

Biểu hiện ở mỗi người là khác nhau, Một số người có các triệu chứng rất nhẹ, thườn chỉ gây ảnh hưởng sau nhiều năm. Nhưng cũng có những người có các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng càng nghiêm trọng, PsA càng ảnh hưởng đến khả năng đi lại. Những người bị tổn thương nhiều khớp có thể khó đi lại, leo cầu thang và các hoạt động hàng ngày khác.

Tiên lượng không tốt nếu: 

  • Bạn nhận được chẩn đoán  PsA khi còn trẻ.
  • Tình trạng bệnh đã nghiêm trọng khi bạn được chẩn đoán 
  • Tổn thương da rất nhiều.
  • Một vài người trong gia đình bạn mắc PsA.

Để cải thiện tiên lượng bệnh, hãy làm theo phác đồ điều trị mà bác sĩ kê đơn. Bạn có thể phải thử nhiều loại thuốc để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất với mình.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!