12 cách điều trị bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả

Bệnh vảy nến liên quan đến tình trạng rối loạn tự miễn dịch của cơ thể và thường hay tái phát. Bệnh đặc trưng bởi các mảng đỏ, bong tróc vảy trên bề mặt da.

Mặc dù bệnh vảy nến biểu hiện chủ yếu là các tổn thương ở da nhưng thực tế căn nguyên gây bệnh lại do rối loạn hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể, trong đó phải kể đến vai trò của tế bào T (một loại tế bào bạch cầu). Bình thường, tế bào T có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi các tế bào này hoạt động quá và tấn công tế bào da khỏe mạnh, kéo theo các phản ứng miễn dịch khác và cuối cùng dẫn đến các triệu chứng bệnh vảy nến.

Video bệnh vảy nến

Cho đến bây giờ, vẫn chưa cách nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh nhưng có rất nhiều nhiều phương pháp điều trị giúp giảm bớt triệu chứng. Dưới đây là 12 cách để kiểm soát các triệu chứng nhẹ tại nhà. 

Uống thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh vảy nến.

Dầu cá, vitamin D, cây kế sữa, lô hội, nho Oregon và dầu hoa anh thảo đều được báo cáo là giúp làm dịu các triệu chứng nhẹ của bệnh vảy nến theo Hiệp hội Vảy nến Quốc gia.

Khám với bác sĩ khi sử dụng các thực phẩm chức năng để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác mà bạn có thể mắc phải hoặc các loại thuốc bạn đang dùng.

Ngăn ngừa khô da 

Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho không khí trong nhà hoặc văn phòng. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng khô da trước khi bệnh có biểu hiện đầu tiên. 

Kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm cũng giúp cho làn da mềm mại và ngăn hình thành các mảng tổn thương.

Kem dưỡng ẩm ngăn ngừa khô da và hình thành tổn thương vảy nến. Theo nguồn: verywellhealth.com.Kem dưỡng ẩm ngăn ngừa khô da và hình thành tổn thương vảy nến. Theo nguồn: verywellhealth.com.

Sử dụng lô hội

Lô hội đã được chứng minh trong một số trường hợp có khả năng làm giảm triệu chứng mẩn đỏ và kích ứng trong bệnh vảy. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy kem, gel lô hội có hiệu quả hơn một chút trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến so với kem triamcinolone acetonide 0,1%, một loại kem steroid được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến.

Cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định chắc chắn liệu lô hội có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến hay không. Do tác dụng phụ khi thử gel hoặc kem lô hội là thấp, vì vậy bạn có thể cân nhắc việc thử sử dụng nó. 

Tránh nước hoa

Hầu hết xà phòng và nước hoa đều có thuốc nhuộm và các loại hóa chất khác gây kích ứng da và bùng phát bệnh vảy nến

Tránh sử dụng tối đa những sản phẩm như vậy hoặc chọn những sản phẩm dành cho da nhạy cảm. 

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng một phần vai trò trong việc kiểm soát bệnh vảy nến. 

Loại bỏ thịt đỏ, chất béo bão hòa, đường tinh luyện, tinh bột và rượu giúp giảm các cơn bùng phát bệnh do các loại thực phẩm này gây ra. 

Cá nước lạnh, các loại hạt, quả hạch và axit béo omega-3 được biết đến với khả năng giảm viêm, từ đó giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh vảy nến. 

Dầu ô liu cũng có tác dụng làm dịu da. Hãy thử xoa bóp một vài muỗng canh lên da đầu để giúp loại bỏ các mảng vảy da trong lần tắm tiếp theo.

Giấm táo được chứng minh là một chất giải độc tốt cho cơ thể. Bạn có thể uống hoặc đắp trực tiếp lên mảng tổn thương bằng khăn vải. 

Ngâm tắm cơ thể 

Tắm nước ấm với muối Epsom, dầu khoáng, sữa hoặc dầu ô liu giúp làm dịu cơn ngứa và mảng đỏ da bong vảy. Tắm bột yến mạch cũng có tác dụng tốt làm dịu các triệu chứng này. 

Đảm bảo rằng nước không quá nóng. Nước nóng có nguy cơ gây kích ứng nhiều hơn. 

Dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để mang lại lợi ích gấp đôi. 

Liệu pháp ánh sáng

Đây là phương pháp sử dụng tia cực tím chiếu lên da dưới sự giám sát của bác sĩ. 

Tia cực tím giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào da trong bệnh vảy nến. Liệu pháp yêu cầu thực hiện định kỳ và thường xuyên. Ngồi dưới ánh nắng mặt trời từ 10 đến 15 phút cũng có khả năng giúp giảm các mảng tổn thương.

Liệu pháp ánh sáng giúp giảm các mảng tổn thương. Theo nguồn: dalcdermatology.com.Liệu pháp ánh sáng giúp giảm các mảng tổn thương. Theo nguồn: dalcdermatology.com.Giường tắm nắng không phải là một phương pháp tốt để đạt được hiệu quả cao. Quá nhiều ánh sáng mặt trời có nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến

Cần nhớ rằng, liệu pháp ánh sáng luôn phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.

Giảm căng thẳng

Bất kỳ bệnh lý mạn tính nào như bệnh vảy nến đều có thể bắt nguồn từ sự căng thẳng. Nó có nguy cơ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vảy nến. 

Ngoài việc giảm căng thẳng bất cứ khi nào có thể, hãy cân nhắc kết hợp các phương pháp giảm căng thẳng như yoga và thiền. 

Tránh rượu

Rượu là yếu tố gây khởi phát bệnh ở nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh vảy nến 

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy nguy cơ mắc bệnh vảy nến tăng lên ở những phụ nữ uống bia có cồn. Những người uống ít nhất 5 cốc bia mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh vảy nến cao hơn gần gấp đôi so với những phụ nữ không uống.

Sử dụng bột nghệ

Các loại thảo mộc thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng bệnh. 

Nghệ đã được chứng minh là giúp giảm thiểu sự bùng phát của bệnh vảy nến. Nó được dùng ở dạng viên hoặc rắc vào thức ăn. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ về những tiềm năng lợi ích nếu bạn sử dụng. 

Bỏ thuốc lá

Tránh thuốc lá. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến, cũng như làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân hoặc béo phì khiến bạn tăng khả năng mắc và mức độ nặng của bệnh vảy nến. Dưới đây là một số mẹo để giảm cân: 

  • Tập thể dục thường xuyên

cắt giảm tinh bột tinh ch

  • Ăn nhiều rau và chất đạm 

Tổng kết

Có nhiều cách khác nhau để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh vảy nến. Phương pháp hiệu quả với người này có thể không hiệu quả với người khác. 

Một số lựa chọn điều trị có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ đối với một số bệnh đã có từ trước ngoài bệnh vảy nến

Mặc dù các biện pháp nói trên có thể giúp ích cho các trường hợp vảy nến mức độ nhẹ, nhưng điều trị theo đơn bác sĩ vẫn là cần thiết cho các trường hợp vảy nến mức độ nặng. Tham khảo y kiến bác sĩ trước khi tự tìm cách điều trị. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!