Thiếu máu tan máu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hồng cầu có nhiệm vụ quan trọng là mang oxy từ phổi đến tim và toàn bộ cơ thể. Nó được sản xuất tại tủy xương.

Video: thiếu máu huyết tán có chữa được không?

Thiếu máu tan máu là gì?

Thiếu máu tan máu xảy ra khi sự phá hủy hồng cầu vượt quá khả năng sản xuất. Thiếu máu tan máu có thể do các nguyên nhân tại hồng cầu hoặc các nguyên nhân ngoài hồng cầu.

Thiếu máu tan máu ngoài hồng cầuThiếu máu tan máu có thể gây nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Nguồn ảnh: 123rf.com Thiếu máu tan máu có thể gây nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Nguồn ảnh: 123rf.com 
Thiếu máu tan máu ngoài hồng cầu có thể do nhiều nguyên nhân như lách tăng bắt giữ và phá hủy hồng cầu khỏe mạnh, hoặc do phản ứng tự miễn của cơ thể. Quá trình phá hủy hồng cầu cũng tăng trong các trường hợp:
  • Nhiễm trùng
  • Các khối u lành tính và ác tính
  • Bệnh tự miễn
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Bệnh bạch cầu cấp (Lơ-xê-mi cấp)
  • U lympho ác tính

Thiếu máu tan máu tại hồng cầu

Thiếu máu tan máu tại hồng cầu là do cơ thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu bất thường. Tình trạng này thường do di truyền như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) hoặc bất thường về huyết sắc tố (hemoglobin – HGB).

Một số trường hợp rối loạn chuyển hóa di truyền như thiếu men glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD), bất thường cấu trúc của màng hồng cầu như bệnh thiếu máu hồng cầu hình cầu di truyền (Bệnh Minkovvski – Chauffard) có thể dẫn đến thiếu máu tan máu.

Mọi đối tượng đều có thể bị thiếu máu tan máu.

Nguyên nhân gây ra thiếu máu tan máu

Nhiều trường hợp không thể xác định chính xác nguyên nhân của thiếu máu tan máu. Tuy nhiên, một số bệnh lý và một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng này.

Các nguyên nhân chính gây thiếu máu tan máu ngoài hồng cầu là:

  • Lách to
  • Viêm gan truyền nhiễm
  • Nhiễm virus Epstein-barr (EBV)
  • Thương hàn
  • Nhiễm khuẩn E. Coli
  • Bạch cầu cấp
  • U lympho ác tính
  • Ung thư
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus – SLE), là một bệnh tự miễn
  • Hội chứng Wiskott-Aldrich, là một hội chứng suy giảm miễn dịch di truyền
  • Hội chứng HELLP (được đặt tên theo các đặc điểm của nó, bao gồm tan máu – Hemolysis, tăng men gan – Elevated liver enzymes và giảm tiểu cầu – Low platelet count)

Trong một số trường hợp, thiếu máu tan máu là hậu quả của việc dùng một số loại thuốc. Đây được gọi là bệnh thiếu máu tan máu do thuốc. Các loại thuốc có thể gây ra tình trạng này là:

Một trong những nguyên nhân gây thiếu máu tan máu nghiêm trọng nhất là do truyền máu không tương đồng nhóm máu.

Mỗi người có một nhóm máu riêng biệt (A, B, AB hoặc O). Nếu truyền nhóm máu không tương thích, kháng thể (bản chất là protein miễn dịch đặc hiệu) sẽ tấn công các tế bào hồng cầu ngoại lai. Kết quả là hồng cầu bị phá hủy nhanh chóng, có thể gây tử vong. Đây là lý do vì sao cần phải kiểm tra cẩn thận nhóm máu của người cho và người nhận trước khi truyền máu.

Một số nguyên nhân gây ra thiếu máu tan máu là tạm thời. Thiếu máu tan máu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bác sĩ xác định được nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Các triệu chứng của thiếu máu tan máu

Do nguyên nhân gây bệnh thiếu máu tan máu là khác nhau ở mỗi người nên những triệu chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, cũng có nhiều triệu chứng phổ biến thường xuất hiện khi bị thiếu máu tan máu.

Một số triệu chứng của bệnh thiếu máu tan máu cũng giống với triệu chứng của các loại thiếu máu khác.

Vàng mắt có thể là triệu chứng của thiếu máu tan máu. Nguồn ảnh: Verywellhealth.comCác triệu chứng phổ biến này bao gồm:

Một số dấu hiệu và triệu chứng thực thể của thiếu máu tan máu có thể phát hiện qua khám lâm sàng là:

  • Nước tiểu sẫm màu
  • Vàng da và vàng mắt
  • Tiếng thổi ở tim
  • Tim đập nhanh
  • Lách to
  • Gan to

Thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh

Bệnh thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh xảy ra khi có bất đồng nhóm máu mẹ con, thường là do bất đồng hệ nhóm máu Rhesus (Rh). 

Ngoài hệ nhóm máu ABO (A, B, AB và O) đã đề cập ở trên, yếu tố Rh cũng có vai trò quy định nhóm máu. Hầu hết mọi người có kháng nguyên D của hệ Rh trên hồng cầu và được gọi là Rh+. Những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh-. Kết hợp với nhóm máu ABO, ta có các nhóm máu A+, A-, AB-, O+, ...

Nếu mẹ có nhóm máu Rh- và bố là Rh+ thì trẻ sơ sinh có khả năng bị thiếu máu tan máu khi đứa trẻ có nhóm máu Rh+.

Phản ứng bất đồng nhóm máu mẹ con cũng giống với phản ứng khi truyền máu không tương đồng nhóm máu ABO. Cơ thể người mẹ coi nhóm máu của đứa trẻ là “chất ngoại lai”, có thể tấn công và phá hủy hồng cầu của trẻ.

Tình trạng này có nhiều nguy cơ xảy ra trong lần mang thai thứ hai và những lần sau đó. Điều này là do cơ chế hình thành miễn dịch của cơ thể. Trong lần mang thai đầu tiên, hệ thống miễn dịch của mẹ sẽ hình thành kháng thể anti-D có khả năng chống lại tế bào hồng cầu ngoại lai. 

Ở những lần mang thai sau đó, kháng thể anti-D sẽ phản ứng với kháng nguyên D trên hồng cầu của trẻ, gây hiện tượng tan máu.

Thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh có thể được ngăn ngừa bằng việc tiêm RhoGam. Nguồn ảnh: Parents.comBệnh thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh có thể gây thiếu máu trầm trọng, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp điều trị tình trạng này là thay máu và truyền globulin miễn dịch qua đường tĩnh mạch (Intravenous immunoglobulin – IVIG).

Bác sĩ cũng có thể dự phòng tình trạng thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh bằng cách tiêm cho người mẹ một liều globulin miễn dịch anti-D (RhoGam). Biện pháp này được thực hiện vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ, nếu người mẹ có nhóm máu Rh- và chưa bị mẫn cảm với thai có nhóm Rh+. Nếu đứa con đầu tiên có nhóm Rh+ thì người mẹ Rh- cần tiêm mũi RhoGam thứ hai trong vòng 72 giờ sau sinh.

Thiếu máu tan máu ở trẻ nhỏ

Theo Đại học Chicago (Hoa Kỳ), bệnh thiếu máu tan máu ở trẻ nhỏ thường xảy ra sau một đợt nhiễm vi rút. Các nguyên nhân gây thiếu máu tan máu ở trẻ nhỏ cũng tương tự như ở người lớn, bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Các bệnh tự miễn
  • Ung thư
  • Một số loại thuốc
  • Hội chứng Evans (một hội chứng hiếm gặp, gồm tình trạng tan máu tự miễn kết hợp với giảm tiểu cầu miễn dịch)

Chẩn đoán thiếu máu tan máu

Chẩn đoán bệnh thiếu máu tan máu thường dựa trên tiền sử bệnh và các triệu chứng. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da nhợt nhạt hoặc vàng da. Bác sĩ cũng có thể khám bụng để kiểm tra xem có gan to hoặc lách to hay không.

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán tình trạng thiếu máu tan máu như:

  • Nồng độ bilirubin. Xét nghiệm này cho biết tình trạng phá hủy hồng cầu có tăng hay không.
  • Nồng độ huyết sắc tố (HGB). Xét nghiệm này phản ánh gián tiếp số lượng hồng cầu lưu thông trong máu (bằng cách đo nồng độ HGB – loại protein giúp vận chuyển oxy có trong hồng cầu)
  • Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan. Xét nghiệm này gồm xét nghiệm nồng độ protein, chỉ số men gan và nồng độ bilirubin trong máu.
  • Chỉ số hồng cầu lưới. Xét nghiệm này đếm số lượng tế bào hồng cầu chưa trưởng thành, là loại hồng cầu sẽ chín và trưởng thành trong máu ngoại vi.

Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây thiếu máu tan máu là tại hồng cầu, bác sĩ sẽ chỉ định soi máu ngoại vi để kiểm tra hình dạng và kích thước của hồng cầu.

Các xét nghiệm khác bao gồm xét nghiệm nước tiểu để tìm các sản phẩm của quá trình phá hủy hồng cầu. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chọc hút tủy xương hoặc sinh thiết tủy xương. Xét nghiệm này có thể cho biết số lượng hồng cầu đang được sản xuất và hình dạng của chúng.

Điều trị thiếu máu tan máu

Các phương pháp điều trị bệnh thiếu máu tan máu sẽ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuổi tác, sức khỏe tổng thể và khả năng đáp ứng với một số loại thuốc.

Các phương pháp điều trị bệnh thiếu máu tan máu có thể là:

  • Truyền máu
  • IVIG
  • Thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid
  • Phẫu thuật

Truyền máu

Truyền máu được chỉ định để làm tăng số lượng hồng cầu nhanh chóng và thay thế hồng cầu đã bị phá hủy bằng hồng cầu mới khỏe mạnh. 

Truyền máu là một trong những biện pháp điều trị với người bị thiếu máu tan máu. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.comIVIG

IVIG được dùng để làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể trong trường hợp thiếu máu tan máu do nguyên nhân miễn dịch.

Corticosteroid

Trong trường hợp thiếu máu tan máu ngoài hồng cầu, cụ thể là do nguyên nhân tự miễn, bạn có thể được chỉ định dùng corticosteroid. Đây là loại thuốc có thể làm ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp ngăn chặn quá trình phá hủy hồng cầu. Các chất ức chế miễn dịch khác cũng có thể được sử dụng với mục đích tương tự.

Phẫu thuật

Một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật cắt lách. Lách là nơi tiêu hủy các tế bào hồng cầu. Cắt lách có thể làm giảm tốc độ phá hủy hồng cầu của cơ thể. Phương pháp này thường được áp dụng với các trường hợp thiếu máu tan máu do nguyên nhân miễn dịch không đáp ứng với corticosteroid hoặc các chất ức chế miễn dịch khác.

Tổng kết

Thiếu máu tan máu có thể xảy ra với mọi đối tượng và có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể ở mức độ nhẹ và tự khỏi theo thời gian mà không cần điều trị. Một số trường hợp khác lại cần phải điều trị suốt đời.

Hãy đi khám nếu bạn có triệu chứng của thiếu máu để hạn chế các biến chứng sau này.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!