Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thiếu máu ác tính, còn được gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ, là một bệnh lý của máu gây ra bởi tình trạng tự miễn dẫn đến thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể. Tình trạng thiếu vitamin B12 là do quá trình tự miễn khiến dạ dày không thể sản xuất yếu tố nội.

Video: (VTC14)_Tin vui cho những người mắc căn bệnh máu ác tính

Yếu tố nội rất cần thiết cho quá trình hấp thu vitamin B12 của ruột non. Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng cho việc sản xuất và trưởng thành của hồng cầu.

Thiếu máu ác tính thường do phản ứng tự miễn của cơ thể. Nguồn ảnh: Docplayer.cz Thiếu máu ác tính thường do phản ứng tự miễn của cơ thể. Nguồn ảnh: Docplayer.cz 

Theo một nghiên cứu năm 2012 trên Tạp chí Huyết học (Journal of Blood Medicine), thiếu máu ác tính là một bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ mắc là 0,1% dân số nói chung và 1,9% người trên 60 tuổi nói riêng.

Tuy nhiên, có tới 50% trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12 ở người trưởng thành là do quá trình tự miễn ở bệnh thiếu máu ác tính.

Loại thiếu máu này được gọi là “ác tính” vì đây từng là căn bệnh gây chết người do trước đây thiếu phương pháp điều trị.

Tuy nhiên, ngày nay, tình trạng này có thể được điều trị dễ dàng bằng cách tiêm vitamin B12 hoặc bổ sung bằng đường uống. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, thiếu hụt vitamin B12 do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể dẫn đến các biến chứng nặng.

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu ác tính

Thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm nên khó có thể nhận ra các triệu chứng vì cơ thể đã thích nghi với chúng.

Các triệu chứng phổ biến của thiếu máu ác tính là:

  • Mệt mỏi
  • Suy nhược
  • Nhức đầu
  • Đau tức ngực
  • Sụt cân
  • Da nhợt nhạt
Thiếu máu ác tính có thể gây ra nhiều triệu chứng phiền toái. Nguồn ảnh: Verywellhealth.com Thiếu máu ác tính có thể gây ra nhiều triệu chứng phiền toái. Nguồn ảnh: Verywellhealth.com 

Trong những trường hợp thiếu vitamin B12 nghiêm trọng hoặc kéo dài, các triệu chứng thần kinh có thể xuất hiện như:

  • Dáng đi mất vững
  • Bệnh thần kinh ngoại biên gây tê bì tay chân
  • Yếu cơ
  • Trầm cảm
  • Giảm trí nhớ
  • Sa sút trí tuệ

Các triệu chứng khác do thiếu vitamin B12 có thể là:

Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn

Những người bị thiếu máu có lượng tế bào hồng cầu (Red blood cells – RBCs) thấp. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu, vì vậy cơ thể cần được cung cấp đủ lượng vitamin B12. Vitamin B12 có nhiều trong:

  • Thịt
  • Gia cầm
  • Động vật có vỏ (ngao, sò, ...)
  • Trứng
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Sữa đậu nành, sữa hạt và sữa gạo tăng cường vitamin B12
  • Thực phẩm chức năng chứa vitamin B12

Thiếu yếu tố nội

Cơ thể cũng cần yếu tố nội (Intrinsic factor – IF) để hấp thu vitamin B12. Yếu tố nội là một loại protein được sản xuất bởi các tế bào viền của niêm mạc dạ dày.

Sau khi vitamin B12 được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống, nó sẽ di chuyển đến dạ dày và gắn với yếu tố nội. Phức hợp này sẽ được hấp thu tại hồi tràng.

Trong hầu hết các trường hợp thiếu máu ác tính, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công và phá hủy tế bào viền. Nếu các tế bào này bị phá hủy, dạ dày không thể sản xuất yếu tố nội, dẫn đến ruột non không thể hấp thu vitamin B12 từ thực phẩm.

Bệnh lý tại ruột non

Các bệnh lý tại ruột non có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12 như bệnh Celiac (Không dung nạp gluten), bệnh Crohn hoặc nhiễm HIV.

Tiền sử phẫu thuật cắt đoạn hồi tràng cũng có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin B12.

Mất cân bằng hệ vi khuẩn ở ruột non (loạn khuẩn ruột) cũng là một nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B12. Thuốc kháng sinh có thể gây ra sự thiếu hụt các vi khuẩn cần thiết cho việc duy trì khả năng hấp thu của ruột non.

Nhiều trường hợp có thể tăng quá mức vi khuẩn ruột non, dẫn đến tình trạng giảm hấp thu và thiếu hụt vitamin B12.

Phân biệt thiếu máu ác tính với các loại thiếu máu do thiếu vitamin B12 khác

Thiếu máu do các nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B12 khác như chế độ ăn thiếu dinh dưỡng thường bị nhầm lẫn với bệnh thiếu máu ác tính.

Thiếu máu ác tính được coi là một bệnh do phản ứng tự miễn gây tổn thương các tế bào viền ở niêm mạc dạ dày. Nó dẫn đến tình trạng giảm sản xuất yếu tố nội và giảm hấp thu vitamin B12.

Tuy nhiên, bệnh thiếu máu ác tính cũng có thể là do di truyền, có thể xảy ra ở những người cùng gia đình. Một số trẻ em bị thiếu máu ác tính bẩm sinh do khiếm khuyết di truyền khiến cơ thể không thể sản xuất yếu tố nội.

Thiếu máu ác tính và thiếu máu do giảm hấp thu vitamin B12 ở ruột non có thể được điều trị bằng cách tiêm bắp vitamin B12. Bổ sung vitamin B12 liều cao bằng đường uống cũng có thể là một biện pháp hữu ích cho một số trường hợp bị bệnh thiếu máu ác tính.

Ở những người bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 mà ruột non vẫn còn khả năng hấp thu, việc bổ sung vitamin B12 bằng đường uống và thay đổi chế độ ăn có thể là một phương pháp điều trị đem lại hiệu quả.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu ác tính

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu ác tính, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có người bị thiếu máu ác tính
  • Người Bắc Âu hoặc Scandinavia
  • Mắc bệnh đái tháo đường típ 1, bệnh tự miễn hoặc một số bệnh đường tiêu hóa như bệnh Crohn
  • Tiền sử phẫu thuật cắt dạ dày bán phần
  • Từ 60 tuổi trở lên

Nguy cơ mắc bệnh thiếu máu ác tính cũng tăng lên theo thời gian.

Chẩn đoán bệnh thiếu máu ác tính như thế nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh thiếu máu ác tính, bao gồm:

  • Công thức máu toàn phần (Complete blood count – CBC). Xét nghiệm này có thể tầm soát tình trạng thiếu máu nói chung dựa vào nồng độ huyết sắc tố (hemoglobin – HGB) và hematocrit (HCT).
  • Định lượng vitamin B12. Nếu nghi ngờ thiếu hụt vitamin B12 là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu, bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu thông qua xét nghiệm này. Nồng độ vitamin B12 thấp hơn so với mức bình thường cho thấy sự thiếu hụt của chất này trong cơ thể.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng yếu tố nội và tế bào viền. Đây là xét nghiệm phát hiện sự có mặt của kháng thể kháng yếu tố nội và kháng thể kháng tế bào viền ở trong máu.

Bình thường, các kháng thể của hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ phát hiện ra vi khuẩn hoặc vi rút. Sau đó, chúng sẽ xác định vi trùng xâm nhập để tiêu diệt.

Trong bệnh lý tự miễn như bệnh thiếu máu ác tính, hệ thống miễn dịch không thể phân biệt giữa tế bào mang bệnh và tế bào khỏe mạnh. Khi đó, các tự kháng thể sẽ phá hủy các tế bào viền của dạ dày, gây ra tình trạng thiếu hụt yếu tố nội.

Điều trị bệnh thiếu máu ác tính

Điều trị bệnh thiếu máu ác tính gồm 2 giai đoạn. Trước hết, bác sĩ sẽ điều trị tình trạng thiếu vitamin B12 bằng cách:

  • Tiêm vitamin B12 định kỳ
  • Định lượng vitamin B12 trong quá trình điều trị
  • Điều chỉnh liều vitamin B12 cho phù hợp 

Tiêm vitamin B12 có thể là biện pháp điều trị thiếu máu ác tính tạm thời hoặc suốt đời. Nguồn ảnh: Sculptureaesthetics.co.ukCó thể tiêm vitamin B12 hàng ngày hoặc hàng tuần cho đến khi nồng độ vitamin trở lại bình thường (hoặc gần mức bình thường). Trong vài tuần đầu điều trị, bạn nên hạn chế tập thể dục.

Khi nồng độ vitamin B12 ở mức bình thường, bạn chỉ cần tiêm vitamin B12 1 lần/tháng. Bạn có thể tự tiêm hoặc nhờ người thân tiêm giúp tại nhà để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.

Bác sĩ có thể thay việc sử dụng vitamin B12 đường tiêm thành đường uống khi nồng độ vitamin B12 đã trở lại bình thường.

Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu hụt yếu tố nội hoàn toàn, tiêm vitamin B12 sẽ là phương pháp điều trị duy nhất đối với bệnh thiếu máu ác tính.

Các biến chứng của thiếu máu ác tính

Người bị bệnh thiếu máu ác tính cần tái khám định kỳ để kiểm tra những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Một biến chứng tiềm ẩn gây nguy hiểm là ung thư dạ dày. Các triệu chứng của ung thư dạ dày có thể được phát hiện khi thăm khám định kỳ, kết hợp chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết nếu cần.

Các biến chứng khác của bệnh thiếu máu ác tính có thể xảy ra là:

  • Tổn thương dây thần kinh ngoại vi
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa
  • Giảm trí nhớ, lú lẫn hoặc các triệu chứng thần kinh khác
  • Bệnh lý tim mạch

Những biến chứng này thường xuất phát từ bệnh thiếu máu ác tính mạn tính và có thể tồn tại suốt đời.

Kết luận

Nhiều trường hợp thiếu máu ác tính cần điều trị và theo dõi suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Hãy đi khám nếu bạn có các triệu chứng của bệnh thiếu máu ác tính. Quan trọng nhất là chẩn đoán sớm, điều trị và theo dõi chặt chẽ để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!