5 điều bạn cần biết về bệnh thương hàn

Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella typhi có thể gây sốt cao, tiêu chảy và nôn mửa. Bệnh có thể gây tử vong.

Video: Dấu hiệu cảm sốt thương hàn và vacxin phòng tránh

Nhiễm trùng thường lây qua thức ăn và nước uống bị ô nhiễm và bệnh phổ biến hơn ở những nơi ít rửa tay. Bệnh cũng có thể lây từ người lành mang vi khuẩn.

Hàng năm, có khoảng 5.700 trường hợp ở Mỹ và 75% trong số này mắc bệnh khi đi du lịch. Trên thế giới, có khoảng 21,5 triệu người mắc bệnh thương hàn mỗi năm.

Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong.

Bệnh thương hàn là gì?

Thương hàn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella typhimurium (S. typhi) gây ra.

Vi khuẩn này sống trong ruột và máu. Bệnh lây nhiễm giữa người với người bằng cách tiếp xúc trực tiếp với phân của người bị bệnh.

Không có loài động vật nào mang bệnh này, vì vậy sự lây truyền bệnh luôn là từ người sang người.

Nếu không được điều trị, khoảng 1/5 trường hợp mắc bệnh có thể tử vong. Nếu được điều trị kịp thời, tỉ lệ tử vong dưới 4%.

Vi khuẩn thương hàn xâm nhập qua miệng và sống trong ruột từ 1 đến 3 tuần. Sau đó, nó đi xuyên qua thành ruột và vào máu.

Từ máu, nó đến các mô và cơ quan khác. Hệ miễn dịch của vật chủ có thể không chống lại được vi khuẩn vì nó có thể sống trong tế bào vật chủ.

Bệnh thương hàn được chẩn đoán bằng cách phát hiện sự có mặt của vi khuẩn qua mẫu máu, phân, nước tiểu hoặc tủy xương.

Triệu chứng của bệnh thương hàn

Các triệu chứng của bệnh thương hàn. Nguồn ảnh: biosciencenotesCác triệu chứng của bệnh thương hàn. Nguồn ảnh: biosciencenotes

Các triệu chứng thường bắt đầu từ 6 đến 30 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn.

Hai triệu chứng chính của bệnh thương hàn là sốt và phát ban. Sốt thương hàn đặc biệt cao, tăng dần trong nhiều ngày, lên đến 38 độ hoặc 39 đến 40 độ C.

Phát ban là xuất hiện các nốt màu hồng phấn trên da, đặc biệt ở cổ và bụng.

Các triệu chứng khác như:

Các triệu chứng hiếm gặp như lú lẫn, tiêu chảy  nôn mửa, nhưng thường không nghiêm trọng.

Trong những trường hợp nặng, không được điều trị, bệnh nhân có thể bị thủng ruột và dẫn đến viêm phúc mạc, gây tử vong tvới tỉ lệ 5 đến 62%.

Một bệnh nhiễm trùng khác - phó thương hàn, do Salmonella enterica gây ra. Bệnh có các triệu chứng tương tự như thương hàn, nhưng tỉ lệ tử vong thấp hơn.

Điều trị bệnh thương hàn

Phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất đối với bệnh thương hàn là dùng thuốc kháng sinh. Thuốc thường được sử dụng nhất là ciprofloxacin (cho người lớn không mang thai) và ceftriaxone.

Ngoài kháng sinh, người bệnh cần phải bù nước bằng cách uống đủ nước.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, khi ruột đã bị thủng, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật.

Kháng thuốc kháng sinh thương hàn

Cũng như một số bệnh nhiễm khuẩn khác, hiện nay tỉ lệ vi khuẩn thương hàn kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng.

Điều này ảnh hưởng đến việc lựa chọn các loại thuốc có sẵn để điều trị thương hàn. Trong những năm gần đây vi khuẩn thương hàn đã kháng với trimethoprim-sulfamethoxazole và ampicillin.

Ciprofloxacin, một trong những loại thuốc chủ yếu điều trị thương hàn, cũng đang gặp tình trạng kháng kháng sinh tương tự. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn thương hàn khoảng 35%.

Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn

Con đường lây  nhiễm bệnh thương hàn. Nguồn ảnh: twitterCon đường lây  nhiễm bệnh thương hàn. Nguồn ảnh: twitter

Bệnh thương hàn do vi khuẩn S. typhi gây ra và lây qua thức ăn, đồ uống, nước uống bị nhiễm phân. Rửa trái cây và rau quả có thể làm lây nhiễm vi khuẩn nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Một số người là người lành mang bệnh – người bị nhiễm khuẩn nhưng không có triệu chứng gì. Một số người khác tiếp tục mang vi khuẩn sau khi các triệu chứng đã hết. Đôi khi, bệnh có thể tái phát.

Những người có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ không được làm việc với trẻ em hoặc người lớn tuổi cho đến khi xét nghiệm âm tính.

Phòng bệnh thương hàn

Các quốc gia có ít nước sạch và các thiết bị giặt giũ thường có số ca bệnh thương hàn cao hơn.

Tiêm phòng

Tiêm vắc xin phòng bệnh. Nguồn ảnh: knowinsidersTiêm vắc xin phòng bệnh. Nguồn ảnh: knowinsiders

Trước khi đi du lịch đến khu vực có nguy cơ cao, bạn nên tiêm hoặc uống thuốc phòng bệnh thương hàn.

  • Vắc xin đường uống: vắc xin sống giảm độc lực. Bao gồm 4 viên, một viên uống vào ngày thứ hai, viên cuối cùng uống 1 tuần trước khi đi du lịch.
  • Vắc xin đường tiêm: một loại vắc-xin bất hoạt, tiêm 2 tuần trước khi đi du lịch.

Thuốc chủng ngừa không có hiệu quả 100% và bạn vẫn cần thận trọng khi ăn uống.

Không nên tiêm chủng nếu bạn đang bị bệnh hoặc trẻ em dưới 6 tuổi. Bất kỳ ai bị nhiễm HIV cũng không nên uống vaccin sống giảm độc lực.

Vắc xin có thể có tác dụng phụ. Cứ 100 người thì có một người bị sốt. Sau khi uống vắc xin, bạn có thể gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, buồn nôn và nhức đầu. Tuy nhiên, các tác dụng phụ nghiêm trọng thường hiếm khi xảy ra.

Có 2 loại vắc xin thương hàn, nhưng có một loại mạnh hơn đó là vắc xin sống đường uống. Sau 3 năm, nó vẫn có bảo vệ bạn khỏi nhiễm bệnh với tỉ lệ 73%. Tuy nhiên, vắc xin này có nhiều tác dụng phụ hơn.

Các loại vắc-xin hiện tại không phải lúc nào cũng hiệu quả. Vì bệnh thương hàn phổ biến ở các nước nghèo hơn, nên cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra những biên pháp tốt hơn để ngăn ngừa sự lây nhiễm.

Loại bỏ bệnh thương hàn

Ngay cả khi đã hết các triệu chứng thương hàn, người bệnh vẫn có khả năng mang vi khuẩn.

Điều này gây khó khăn cho việc loại bỏ hoàn toàn bệnh, vì những người lành mang bệnh ít cẩn thận hơn khi rửa thực phẩm hoặc tiếp xúc với người khác.

Những người đi du lịch ở Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á, và đặc biệt là Ấn Độ, nên cảnh giác.

Tránh nhiễm trùng

Bệnh thương hàn lây nhiễm khi tiếp xúc với phân người bị nhiễm bệnh. Điều này có thể xảy ra khi nguồn nước bị nhiễm bệnh hoặc khi xử lý thực phẩm.

Sau đây là một số quy tắc chung cần tuân thủ khi đi du lịch giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh thương hàn:

  • Uống nước đóng chai, tốt nhất là có ga.
  • Nếu không thể tìm được nguồn nước đóng chai, hãy đảm bảo nước được đun sôi ít nhất 1 phút trước khi uống.
  • Hãy cẩn thận khi ăn bất kì thức ăn gì đã được người khác chế biến.
  • Tránh ăn ở các quầy thức ăn đường phố và chỉ ăn thức ăn khi còn nóng.
  • Không bỏ đá trong đồ uống.
  • Tránh ăn trái cây và rau sống, tự gọt trái cây và không ăn cả vỏ.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!