Phát ban HIV: Phân loại, nguyên nhân và triệu chứng kèm theo

Tình trạng nổi ban là một trong những dấu hiệu sớm gặp ở những người nhiễm HIV. HIV là loại virus lây truyền qua đường tình dục, qua đường máu hoặc từ mẹ sang con. Nếu bạn bị phát ban và nghi ngờ phơi nhiễm với virus HIV thì đi khám sớm là cần thiết bởi điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Phát ban HIV là gì?

Không có phát ban đơn lẻ nào là đặc hiệu của HIV. Vì HIV liên quan đến những thay đổi trong hệ miễn dịch, từ đó gây ra tình trạng phát ban da.

Các nốt ban da xuất hiện ở giai đoạn cửa sổ thường có màu hồng, đỏ và không ngứa.

Các triệu chứng kèm theo 

Xem chi tiết: Diễn biến các triệu chứng của HIV

Phát ban có thể kèm theo các triệu chứng như cúm | Nguồn ảnh: FreepikPhát ban có thể kèm theo các triệu chứng như cúm | Nguồn ảnh: FreepikPhát ban da có thể là dấu hiệu sớm của HIV, xảy ra do virus di chuyển vào trong máu và bắt đầu tấn công hệ miễn dịch. Đây là giai đoạn cấp tính, còn được gọi là giai đoạn “cửa sổ”, xảy ra sau khi nhiễm 1-2 tuần.

Trong giai đoạn này, cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus. Khoảng 50–90% số người nhiễm có các triệu chứng giống như cúm và một số người có thể phát ban da. Trong một số trường hợp, phát ban da là triệu chứng duy nhất xuất hiện.

Các triệu chứng ban đầu của nhiễm HIV có thể xuất hiện kèm theo phát ban bao gồm:

  • Đau cơ
  • Ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Viêm họng
  • Suy nhược
  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Loét miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, những triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi nhiễm từ 2–4 tuần và kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Bất kỳ ai xuất hiện các triệu chứng trên và nghi ngờ nhiễm HIV nên đi xét nghiệm càng sớm càng tốt. 

Phân loại và nguyên nhân phát ban HIV

Nốt phát ban trong giai đoạn cửa sổ thường sẽ biến mất do hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus HIV.

Tuy nhiên, nếu sau đó không sử dụng thuốc điều trị, phát ban da có thể tái phát kèm theo nhiều vấn đề khác về da. Điều này là do virus HIV đã tấn công và làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các loại virus, nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển.

Các triệu chứng khác bao gồm:

Trong một số trường hợp, việc điều trị HIV có thể gây ra dị ứng trên da. 

Tiến triển của phát ban HIV

Nốt phát ban trong giai đoạn cửa sổ thường sẽ biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên các loại phát ban khác có thể xuất hiện sau đó.

Phát ban HIV có rất nhiều tính trạng. Nguy cơ tiến triển phát ban sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Sức khỏe tổng quát
  • Sử dụng thuốc kháng virus
  • Tiếp cận chăm sóc y tế
  • Các tình trạng viêm da khác 

Tình trạng da mạn tính

Theo thời gian, các nốt phát ban có thể tiến triển thành các bệnh mạn tính, chẳng hạn như mụn rộp do herpes và vẩy nến. Đây là những tình trạng kéo dài và khó điều trị hoàn toàn, mặc dù các triệu chứng có thể cải thiện hoặc biến mất sau một thời gian.

Mức độ của mỗi đợt cấp khác nhau nhưng phụ thuộc một phần vào hệ miễn dịch của cơ thể. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng virus điều trị mụn rộp do herpes, có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các đợt cấp. 

Tình trạng da cấp tính

Các nốt phát ban sẽ biến mất sau khi điều trị.

Tuy nhiên, do tác động của HIV lên hệ miễn dịch, khả năng tái phát có thể cao hơn. 

Phát ban do sử dụng thuốc

Thuốc điều trị HIV đôi khi có thể gây phát ban. Bất kỳ ai bị phát ban do sử dụng thuốc cũng nên nói với bác sĩ để được chuyển sang sử dụng loại thuốc khác.

Sử dụng thuốc kháng virus có thể giúp kiểm soát tải lượng virus HIV trong máu, từ đó giảm tác hại của virus lên hệ miễn dịch. Rất nhiều người có thể sống chung với HIV trong nhiều năm mà vẫn khỏe mạnh, điều quan trọng là phải luôn tuân theo kế hoạch điều trị. 

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nguồn ảnh: FreepikKhám bác sĩ khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện của HIV. Nguồn ảnh: Freepik Xét nghiệm và điều trị kịp thời có thể giúp làm chậm sự phát triển của virus HIV đồng thời ngăn ngừa các biến chứng. 

Video: Cần làm gì khi nhiễm HIV?

Xét nghiệm

Bất kỳ ai nghi ngờ phơi nhiễm HIV và có các triệu chứng như phát ban và cúm nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu kết quả xét nghiệm HIV là dương tính, bác sĩ sẽ giúp họ xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp.

Các loại thuốc điều trị hiện nay có thể giúp làm giảm tải lượng virus HIV trong cơ thể xuống mức “không phát hiện”. Nguy cơ lây bệnh giảm xuống mức tối thiểu và họ sẽ không thể lây nhiễm HIV cho người khác. Nói cách khác, “không phát hiện” = không có khả năng lây nhiễm. 

Điều trị phát ban

Những người đã được chẩn đoán nhiễm HIV nên đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng phát ban mới xuất hiện hoặc tình trạng phát ban tồi tệ hơn.

Khám cấp cứu nếu:

  • Các nốt phát ban lan ra nhanh chóng
  • Sưng hạch bạch huyết hoặc sốt
  • Có các triệu chứng khác, chẳng hạn như buồn nôn và nôn 

Các phản ứng thuốc

Trong một số trường hợp, thuốc điều trị HIV có thể gây ra một phản ứng quá mẫn nghiêm trọng được gọi là hội chứng Stevens-Johnson.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Phát ban đỏ
  • Các triệu chứng giống như cúm, bao gồm cả sốt
  • Xuất hiện các vết phồng rộp gây đau đớn

Bất kỳ ai gặp các triệu chứng này hoặc các triệu chứng khác của tình trạng quá mẫn hoặc dị ứng - chẳng hạn như chóng mặt và khó thở - đều nên đi khám cấp cứu. 

Tổng kết

HIV tấn công và làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng. Ngay cả một nhiễm trùng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Xét nghiệm và điều trị HIV sớm có thể giúp một người có cuộc sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác.

Bất kỳ ai nghi ngờ nhiễm HIV nên đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu xuất hiện phát ban và các triệu chứng khác sau vài tuần.

Xem thêm

Câu hỏi liên quan

Ở giai đoạn bệnh lý hạch kéo dài, có tới khoảng 1/3 bệnh nhiễm HIV gặp tình trạng nổi hạch to trên toàn thân. Hạch thông thường sẽ xuất hiện ở 2 bẹn, vùng cổ, nách và ở dưới hàm… Ngoài ra đặc điểm nổi bật nhất của những hạch khi bệnh nhân bị nhiễm HIV đó chính là chúng sẽ đối xứng với nhau. Các hạt bạch huyết là một phần trong hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó nếu như bị nhiễm trùng còn có xu hướng bị sưng lên. Các hạt ở vùng bẹn, nách hay cổ bị sưng to là 1 trong các dấu hiệu của lây nhiễm HIV. Vì vậy bạn nên cần phải lưu ý tới những vấn đề này.
Xem thêm
Chúng ta cần biết rằng chỉ những vết thương hở chảy máu, vết xây xát mới có khả năng lây truyền HIV. HIV không lây truyền qua các vùng da nguyên vẹn. Đối với những vết thương đã lành da non có đủ khả năng chống lại những nhiễm trùng. Do đó, chúng ta chỉ cần sơ cứu bằng cách rửa sạch máu với nước sạch và xà phòng là có thể yên tâm. Bên cạnh đó, tại nước ta hiện nay, mô hình lây nhiễm HIV chủ yếu là do quan hệ tình dục, tiêm chích ma túy. Vì thế nên mại dâm, quan hệ tình dục đồng giới, nghiện ma túy là những nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất. So với dân số chung, những nhóm đối tượng này có tỷ lệ nhiễm cao gấp nhiều lần. Vì thế, tuy không thể khẳng định đúng 100% nhưng nếu không thuộc những nhóm đối tượng này thì khả năng nhiễm bệnh khá thấp.
Xem thêm
Thời gian ủ bệnh trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi phát triển AIDS được ước tính khoảng 10 năm đối với thanh niên. Thời gian này thay đổi theo tuổi và thấp hơn đáng kể đối với trẻ sơ sinh và người già. Thời gian ủ bệnh tương đương nhau giữa các đối tượng tiêm chích ma túy, mắc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục và bệnh giang mai. Trong khi đó, thời gian ủ bệnh ở những người nhận máu truyền có nhiễm HIV lại ngắn hơn, có thể là do lượng lớn HIV trong máu bị nhiễm. Thời kỳ ủ bệnh dường như không thay đổi đáng kể ở nam giới và phụ nữ hoặc trong các nhóm chủng tộc khác nhau.
Xem thêm
Ngoài việc đến các bệnh viện, trung tâm y tế để xét nghiệm HIV, hiện nay bạn có thể tự xét nghiệm HIV tại nhà một cách riêng tư và hiệu quả. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận hai bộ test OraQuick In-Home HIV và Home Access HIV-1 có thể được sử dụng để bạn tự kiểm tra HIV.
Xem thêm
Dấu hiệu HIV ở nam giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp tính Biểu hiện HIV ở nam giai đoạn 2: Giai đoạn không có triệu chứng Dấu hiệu bệnh HIV ở nam giai đoạn 3: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
Xem thêm
Đau, nóng rát miệng: Cảm giác đau, nóng rát miệng, cổ họng nhất là khi nuốt, khó cử động khoang miệng, có thể chảy máu khi cạo, có thể lây lan sang xung quanh như amidan, nướu, vùng sau cổ họng,... Triệu chứng này sẽ cải thiện khi tổn thương niêm mạc được hồi phục. Nhiều đốm, giả mạc: Quan sát mắt thường có thể thấy nhiều đốm, nốt giả mạc màu trắng hoặc vàng như sữa, xốp, mủn, dễ bong, có thể kèm phù nề, đỏ niêm mạc miệng. Đặc biệt thường biểu hiện nặng nề ở trẻ nhỏ, người già và phụ nữ đang cho con bú. Mùi hôi khó chịu từ miệng: Hơi thở luôn cảm thấy có mùi hôi ở miệng, làm khó chịu đến người xung quanh hoặc chính người bệnh cũng nhận ra. Hơi thở hôi do chất tiết từ tổn thương niêm mạc, các bựa thức ăn thừa góp phần tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng. Mất vị giác: Khi nêm, nếm thức ăn có cảm giác ăn không ngon, không cảm nhận được mùi vị của thức ăn, mất một phần hoặc toàn bộ vị giác. Khô, nứt nẻ ở khóe miệng: Niêm mạc miệng khô, nứt nẻ quanh môi thường xuyên.
Xem thêm
Sử dụng bao cao su khi quan hệ là biện pháp ngừa thai và ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh tình dục hiệu quả nhất hiện nay. Bao cao su thường được sản xuất từ latex hoặc nhựa dẻo, có hình dạng tương tự dương vật và được sử dụng nhằm bao phủ “cậu nhỏ” khi quan hệ. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, vẫn có một số ít trường hợp bị nhiễm HIV ngay cả khi quan hệ an toàn (có sử dụng bao) do những nguyên nhân sau: Tiếp xúc với máu của bạn tình: HIV không chỉ lây nhiễm qua đường tình dục mà còn có khả năng lây từ mẹ sang con và lây nhiễm qua đường máu. Do đó trong quá trình quan hệ, nam giới có thể tiếp xúc với máu của bạn tình và nhiễm virus HIV.
Xem thêm
Cơ thể của người bạn sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi và khó tập trung. Bị ngứa toàn thân hay nổi ban đỏ kéo dài. Bị nhiễm nấm ở hầu họng Sốt, ho và tiêu chảy. Thông thường những biểu hiện này sẽ kéo dài trên 1 tháng Bị sụt cân một cách nghiêm trọng (chiếm 10% trọng lượng của cơ thể trở lên)
Xem thêm
Quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục không an toàn là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự lây nhiễm các bệnh xã hội nói chung và HIV nói riêng. Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nguy cơ lây HIV trong quan hệ tình dục thông thường từ nam giới lây sang nữ tỷ lệ 8/10.000, tỷ lệ nữ giới lây sang nam 4/10.000. Tỷ lệ nguy cơ này sẽ tăng lên nếu bạo dâm và gây tổn thương chảy máu, xây xác tạo vết thương hở. Nói chung, tỷ lệ nhiễm HIV chỉ rơi vào khoảng 0.03 – 1%. Điều này có nghĩa rằng từ các yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ mắc HIV sau 1 lần quan hệ trong cộng đồng chỉ có xác suất từ 0.03 – 1 %. Tuy nhiên, để xác định quan hệ tình dục 1 lần có bị nhiễm HIV hay không chúng ta cần suy xét nhiều yếu tố nguy cơ. Bởi khả năng bị mắc bệnh là có, nhưng cần phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định.
Xem thêm
Do phản ứng chuyển đổi huyết thanh: Sau khi người bệnh bị nhiễm virus HIV, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể để đối kháng với virus gây bệnh. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn chuyển đổi huyết thanh và xuất hiện các triệu chứng như: phát ban, cảm cúm, sốt, sưng hạch bạch huyết,... Do tác dụng phụ do dùng thuốc ức chế virus: Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng và nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh thì bạn có thể đến các cơ sở y tế thăm khám, bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định một số loại thuốc kháng virus để ngăn ngừa phơi nhiễm. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, phát ban, sốt hoặc đau khớp.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: HIV (bệnh)
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!