Một trẻ được sinh ra trước tuần 37 của thai kì được gọi là sinh non. Nhiều trường hợp đẻ non tự xuất hiện – người mẹ chuyển dạ tự nhiên. Nhiều trường hợp khác, vì nhiều vấn đề khác nhau trong thai kì, việc lấy thai ra cần thực hiện sớm hơn kế hoạch. Khoảng ¾ các trường hợp đẻ non là tự phát, phần còn lại là do các biến cố y khoa. Nhìn chung, cứ 8 phụ nữ mang thai thì có 1 người sẽ sinh non.
Test sàng lọc | Dấu hiệu được phát hiện |
Siêu âm qua đầu dò âm đạo | Xóa, mở cổ tử cung |
Monitor tử cung | Cơn co tử cung |
Xét nghiệm fibronectin (fFN) | Thay đổi trong dịch tiết ở tử cung |
Các test phát hiện nhiễm khuẩn âm đạo | Các dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo |
Cho đến nay, việc xác định xem sử dụng những test nào để xác định nguy cơ đẻ non hiệu quả nhất vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, nếu một phụ nữ có càng nhiều test sàng lọc dương tính, nguy cơ sinh non của họ sẽ cao hơn. Ví dụ, nếu một phụ nữ đang ở tuần tứ 24 của thai kì, không có tiền sử đẻ non và hiện tại không có dấu hiệu chuyển dạ, siêu âm cho thấy cổ tử cung dài hơn 3,5 cm, fFN âm tính, vậy thì khả năng cô ấy chuyển dạ trước tuần thứ 32 là dưới 1Tuy nhiên, nếu 1 phụ nữ khác cũng có tiền sử sản khoa tương tự, nhưng cô ấy có test fFN dương tính, và chiều dài cổ tủ cung dưới 2,5 cm, vậy thì nguy cơ sinh non của sản phụ này là 50
Các nguyên nhân gây sinh non
Đẻ non có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đôi khi, một sản phụ chuyển dạ sớm không vì một nguyên nhân rõ ràng nào cả. cũng có khi, đó là hâu quả của một bệnh lý nào đó. Bảng dưới đây chi ra các nguyên nhân gây sinh non và tỉ lệ phần trăm sản phụ sinh non ở mỗi nhóm nguyên nhân.
Nguyên nhân sinh non | Phần trăm phụ nữ sinh non |
Ối vỡ non | 30% |
Chuyển dạ sớm (không rõ nguyên nhân) | 25% |
Chảy máu âm đạo trong thai kỳ | 20% |
Các bệnh lý liên quan đến tăng huyết áp trong thai kỳ | 14% |
Cổ tử cung yếu | 9% |
Khác | 2% |
Tại sao đẻ non lại là một vấn đề nghiêm trọng
Mặc dù y học hiện tại có nhiều tiến bộ đáng kể trong chăm sóc trẻ đẻ non, nhưng việc tạo ra môi trường giống như tử cung của người mẹ vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Trẻ càng ở lâu trong bụng mẹ nhiều thì cơ hội sống sẽ càng tăng lên. Ví dụ như:
- Một đứa trẻ được sinh ra trước tuần thứ 23 gần như không thể sống.
- Khả năng sống của thai nhi ở ngoài tử cung người mẹ tăng lên rõ rệt từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28, cơ hội sống sót tăng từ 50% lên 80%.
- Sau tuần thứ 29, hơn 90% trẻ được sinh ra có thể sống được.
Có mối liên hệ giữa và khả năng xuất hiện các bệnh lý sau sinh, cụ thể:
- Những đứa trẻ được sinh ra trước tuần thứ 25 có nguy cơ rất cao mắc các bệnh lý ảnh hưởng lâu dài bao gồm suy giảm khả năng học hỏi và các vấn đề về thần kinh. Khoảng 20% những đứa trẻ này sẽ mắc những khiếm khuyết nghiêm trọng suốt đời.
- Hầu hết những đứa trẻ sinh ra trước tuần thai thứ 28 sẽ mắc các vấn đề ngay sau sinh như khó thở... khoảng 20% sẽ đồng thời mắc những bệnh lý ảnh hưởng lâu dài.
- Nếu được sinh ra từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 32, trẻ sẽ dần dần cải thiện. Sau tuần thứ 32, nguy cơ của các bệnh lý ảnh hưởng lâu dài là dưới 10%
- Những đứa trẻ sơ sinh đủ tháng (từ sau tuần thứ 37) cũng có nguy cơ mắc một số bệnh lý (như vàng da sơ sinh, đường huyết bất thường hoặc nhiễm khuẩn), tuy nhiên tỉ lệ là rất thấp.
Theo thống kê của Tổ chức Hoa Kỳ, chi phí nằm viện trung bình của một trẻ sơ sinh non tháng là khoảng 57000 đô la Mỹ gấp gần 15 lần so với một đứa trẻ sơ sinh đủ tháng. Theo một nghiên cứu vào năm 1992, tổng chi phí cho các công ty bảo hiểm đạt mốc 4,7 tỷ đô la Mỹ. Mặc dù các con số thống kê trên là rất cao, các tiến bộ trong công nghệ và quy trình chăm sóc trẻ đẻ non đã giúp cho nhiều trẻ sơ sinh có thể lớn lên và phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm :