Video: Thuốc điều trị tăng huyết áp, vì sao phải uống lâu dài
Ngoài ra, các loại thuốc điều trị hai bệnh hen phế quản và huyết áp có thể có tương tác lên nhau gây nhiều bất tiện cho người bệnh.
Mối quan hệ giữa tăng huyết áp và hen phế quản
Tăng huyết áp là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân hen phế quản. Tăng huyết áp thường do những cơn hen nhẹ, cụ thể các cơn hen này làm chít hẹp đường thở khiến bệnh nhân thiếu oxy và tim phải co bóp mạnh hơn để cung cấp đủ oxy, do đó huyết áp sẽ tăng lên.
Vai trò của điều trị
Việc hiểu rõ tương tác bất lợi giữa thuốc điều trị hen và điều trị tăng huyết áp rất quan trọng với cả bác sỹ và người bệnh. Một số thuốc hạ huyết áp có thể làm khởi phát cơn hen.
Thuốc chặn beta giao cảm giúp giảm huyết áp vì chúng là giảm nhịp tim, giãn mạch và giảm lực co cơ tim. Nếu như không dùng một cách cẩn thận, thuốc này có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng hen phế quản và làm hạn chế hiệu quả điều trị hen.
Một số thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như:
- Acebutolol
- Atenolol
- Betaxolol
- Bisoprolol
- Carteolol
- Metoprolol
- Nadolol
- Penbutolol
- Pindolol
- Propanolol
- Solotol
- Timolol
Thuốc ức chế men chuyển (ACE) là một loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị tăng huyết áp. Chúng giúp cơ thể giảm sản sinh angiotensin – một chất làm co mạch từ đó làm giảm huyết áp.
Nếu bệnh nhân hen phế quản sử dụng thuốc này, có thể sẽ xuất hiện những cơn ho nghiêm trọng. Mặc dù triệu chứng này không ảnh hưởng tới phổi nhưng thường bị nhầm thành một triệu chứng của hen phế quản.
Trong một vài trường hợp hiếm hơn, thuốc ức chế men chuyển có thể cản trở thông khí nếu bạn bị hen phế quản.
Một số thuốc thuộc nhóm này như:
- Benazepril
- Captopril
- Enalapril
- Fosinopril
- Lisinopril
- Moexipril
- Perindopril
- Quinapril
- Ramipril
- Trandolapril
Ngược lại, các thuốc điều trị hen phế quản cũng có tác động tới huyết áp của bạn
Corticosteroids là thành phần của thuốc dùng theo dạng bình xịt cho bệnh nhân hen phế quản, đặc biệt dùng cắt cơn hen. Chúng có vai trò giảm viêm đường thở, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
Một trong những tác dụng phụ của thuốc này là làm tăng huyết áp.
Một số Corticosteroids thường gặp như:
- Cortisone
- Hydrocortisone
- Prednisone
Nếu bạn sử dụng loại thuốc này để điều trị hen phế quản, bạn cần được bác sỹ kiểm tra huyết áp thường xuyên để đảm bảo huyết áp không quá cao.
Thuốc cường beta 2 làm giãn đường thở và được dùng theo đường uống, hít hoặc tiêm tĩnh mạch.
Trong một vài trường hợp hiếm hoi, thuốc này có thể làm tăng huyết áp.
Một số thuốc cường beta 2:
- Salbutamol
- Salmeterol
- Formoterol
- Vilanterol
Nếu bạn đang mắc cả tăng hen phế quản và huyết áp và đang dùng thuốc điều trị, hãy chia sẻ với bác sỹ để được điều chỉnh về liều hoặc loại thuốc tuỳ theo tình trạng cơ thể.