Thuốc Metoprolol - Tác dụng làm chậm nhịp tim và giúp tim dễ đẩy máu đi nuôi cơ thể - Cách dùng

Thuốc Metoprolol thuộc nhóm thuốc beta blockers có chọn lọc, có tác dụng làm chậm nhịp tim và giúp tim dễ đẩy máu đi nuôi toàn bộ cơ thể hơn.

Metoprolol là thuốc gì? Công dụng như thế nào?

Metoprolol được dùng để điều trị đau thắt ngực, tăng huyết áp hiệu quả. Nguồn ảnh: IndiaMARTMetoprolol được dùng để điều trị đau thắt ngực, tăng huyết áp hiệu quả. Nguồn ảnh: IndiaMART

Metoprolol là thuốc chẹn beta giao cảm ảnh hưởng đến hoạt động của tim và hệ thống tuần hoàn (lưu lượng máu qua động và tĩnh mạch). 

Metoprolol được sử dụng để điều trị cơn đau thắt ngực và tăng huyết áp. 

Bên cạnh đó, Metoprolol cũng được dùng để giảm nguy cơ tử vong hoặc nhập viện do suy tim. 

Tiêm Metoprolol được chỉ định trong giai đoạn đầu của cơn đau tim để giảm nguy cơ tử vong. 

Thận trọng và lưu ý trước khi dùng

Không nên sử dụng Metoprolol nếu có tình trạng tim mạch nghiêm trọng như tắc nghẽn tim, hội chứng xoang bệnh lý, nhịp tim chậm), các rối loạn tuần hoàn và suy tim nặng hoặc tiền sử nhịp chậm gây ngất xỉu. 

Lưu ý, không nên dùng thuốc nếu bị dị ứng với Metoprolol hoặc các thuốc chẹn beta khác hoặc có các tình trạng sau: 

  • Tình trạng tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, hội chứng xoang bệnh lý, nhịp tim chậm
  • Rối loạn lưu thông tuần hoàn nghiêm trọng
  • Suy tim nặng phải nằm viện điều trị
  • Tiền sử nhịp chậm gây ngất xỉu

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị bệnh, hãy cho bác sĩ biết nếu có các bệnh lý sau:

  • Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), chứng ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn hô hấp khác
  • Bệnh đái tháo đường (dùng Metoprolol có thể che lấp tình trạng hạ đường huyết)
  • Bệnh gan
  • Suy tim sung huyết
  • Các rối loạn tuần hoàn chẳng hạn như hội chứng Raynaud
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp
  • U tuyến thượng thận 

Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ em mà chưa có hướng dẫn của bác sĩ. 

Thông báo cho bác sĩ biết nếu đang mang thai hoặc dự định có thai. Không biết liệu Metoprolol có gây hại cho thai nhi hay không. Tuy nhiên, tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra các biến chứng như đái tháo đường hoặc sản giật (huyết áp tăng cao nguy hiểm cho cả mẹ và bé). Lợi ích của việc điều trị tăng huyết áp có thể lớn hơn bất kỳ nguy cơ nào đối với trẻ. 

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nếu đang cho con bú. Metoprolol có thể đi vào sữa mẹ và gây khô da, khô miệng, tiêu chảy, táo bón hoặc nhịp tim chậm ở trẻ. 

Cách sử dụng Metoprolol như thế nào? 

Đọc kỹ và tuân thủ theo tất cả hướng dẫn sử dụng của thuốc. Nguồn ảnh: PinterestĐọc kỹ và tuân thủ theo tất cả hướng dẫn sử dụng của thuốc. Nguồn ảnh: Pinterest

Dùng Metoprolol theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Metoprolol thường được dùng trong hoặc ngay sau ăn. Nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. 

Nuốt toàn bộ viên nang và không nghiền nát, nhai, bẻ hoặc mở viên thuốc. 

Viên thuốc Toprol XL có thể được bẻ đôi nếu có hướng dẫn của bác sĩ. Nuốt toàn bộ nửa viên, không nhai hoặc nghiền nát. 

Đối với thuốc dạng lỏng, lắc đều hỗn dịch uống trước khi dùng. Sử dụng ống định lượng hoặc thiết bị đo liều có sẵn trong hộp để lấy đúng hàm lượng thuốc. Nếu không có thiết bị đo liều, hãy hỏi ý kiến dược sĩ để được hướng dẫn cụ thể. 

Cần kiểm tra sức khỏe và huyết áp thường xuyên trong thời gian điều trị. 

Nếu cần phẫu thuật, hãy thông báo trước với bác sĩ biết bạn đang sử dụng Metoprolol. 

Không nên ngừng sử dụng thuốc đột ngột. Vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. 

Nếu bị tăng huyết áp, hãy tiếp tục sử dụng Metoprolol ngay cả khi bệnh ổn định. Huyết áp cao thường không có triệu chứng. Có thể cần phải sử dụng thuốc kéo dài suốt đời. 

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng tránh ẩm và nhiệt. 

Metoprolol có dạng thuốc truyền tĩnh mạch, được thực hiện tại các cơ sở y tế và có thể cần theo dõi nhịp tim và huyết áp. Thuốc chỉ được dùng trong một thời gian ngắn trước khi chuyển sang dạng uống. 

Liều lượng khuyến nghị của Metoprolol 

Metoprolol thường được dùng 1 lần/ngày. Nguồn ảnh: HealthlineMetoprolol thường được dùng 1 lần/ngày. Nguồn ảnh: Healthline

Liều thông thường điều trị tăng huyết áp cho người lớn 

Metoprolol Tartrate viên nén giải phóng nhanh: 

  • Liều khởi đầu: 100 mg/ngày, có thể chia làm nhiều lần trong ngày
  • Liều duy trì: 100-450 mg uống mỗi ngày 

Metoprolol Succinate viên nén giải phóng kéo dài: 

  • Liều khởi đầu: 25-100 mg uống 1 lần/ngày
  • Liều duy trì: 100-400 mg uống 1 lần/ngày 

Liều thông thường điều trị cơn đau thắt ngực cho người lớn 

Liều khởi đầu với viên nén giải phóng nhanh Metoprolol Tartrate: 50 mg x 2 lần/ngày. 

Metoprolol Succinate viên nén giải phóng kéo dài: 100 mg uống 1 lần/ngày. 

Liều duy trì: 100-400 mg mỗi ngày. 

Liều thông thường điều trị nhồi máu cơ tim cho người lớn: 

Điều trị sớm bằng Metoprolol Tartrate với liều khởi đầu: 5 mg tiêm tĩnh mạch trong 2 phút x 3 liều. 

Bệnh nhân dung nạp đủ liều (15 mg): 50 mg uống mỗi 6 giờ, bắt đầu 15 phút sau liều tĩnh mạch cuối cùng và tiếp tục trong 48 giờ. 

Bệnh nhân không dung nạp đủ liều tĩnh mạch (15 mg): 25 hoặc 50 mg uống mỗi 6 giờ tùy thuộc vào mức độ không dung nạp bắt đầu từ 15 phút sau liều tĩnh mạch cuối cùng hoặc ngay khi tình trạng lâm sàng cho phép. 

Liều duy trì 100 mg x 2 lần/ngày. 

Liều lượng Metoprolol Succinate (viên nén giải phóng kéo dài) giúp điều trị bệnh suy tim sung huyết cho người lớn: 

  • 25 mg uống 1 lần/ngày và 12,5 mg x 1 lần/ngày ở bệnh nhân suy tim nặng
  • Tăng liều gấp đôi sau mỗi 2 tuần đến liều dung nạp cao nhất hoặc tối đa 200 mg x 1 lần/ngày 

Liều lượng Metoprolol Succinate (viên nén giải phóng kéo dài) giúp điều trị tăng huyết áp cho trẻ trên 6 tuổi: 

  • Liều khởi đầu: 1 mg/kg uống 1 lần/ngày (không quá 50 mg/ngày)
  • Liều tối đa: 2 mg/kg hoặc 200 mg uống 1 lần/ngày 

Nên làm gì nếu quên dùng thuốc?

Dùng thuốc ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Nhưng bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Chú ý không dùng thêm thuốc để bù lại liều đã quên.   

Cách xử trí khi dùng quá liều

Nếu lỡ sử dụng quá liều Metoprolol, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ với Trung tâm Chống độc để được hỗ trợ kịp thời. 

Những điều cần tránh khi dùng Metoprolol

Tránh lái xe hoặc tham gia các hoạt động nguy hiểm trong thời gian dùng thuốc. Vì phản ứng của cơ thể có thể bị suy giảm. 

Uống rượu có thể làm tăng một số tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc. 

Tác dụng phụ của Metoprolol

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng với Metoprolol như: Nổi mề đay, đau bụng dữ dội, khó thở, phù mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng. 

Liên hệ cho bác sĩ ngay nếu có các tình trạng sau: 

  • Nhịp tim chậm
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Khó thở ngay cả khi gắng sức nhẹ
  • Phù, tăng cân nhanh chóng
  • Lạnh bàn tay và chân 

Các tác dụng phụ thường gặp của Metoprolol có thể bao gồm: 

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. 

Những loại thuốc ảnh hưởng đến Metoprolol

Metoprolol có một số tương tác thuốc cần lưu ý. Nguồn ảnh: healthcare.comMetoprolol có một số tương tác thuốc cần lưu ý. Nguồn ảnh: healthcare.com

Thông báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng. Nhiều loại thuốc có thể tương tác với Metoprolol, đặc biệt là: 

  • Bất kỳ loại thuốc tim mạch hoặc huyết áp nào
  • Epinephrine
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc Ergot như Dihydroergotamine, Ergonovine, Ergotamine và Methylergonovine
  • Thuốc ức chế MAO như Isocarboxazid, Linezolid, Phenelzine, Rasagiline, Selegiline, Tranylcypromine 

Nhiều loại thuốc có thể tương tác với Metoprolol gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin và các loại thảo dược khác.  

Không phải tất cả các tương tác có thể được liệt kê ở đây. Hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang và chuẩn bị dùng, trước khi được kê đơn Metoprolol. 

Thông tin cần lưu ý 

Lưu ý để thuốc tránh xa tầm với của trẻ, không bao giờ dùng chung Metoprolol với người khác và chỉ sử dụng theo chỉ định kê đơn của bác sĩ. 

Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!