Bisoprolol - Dùng khi bị rối loạn nhịp tim - Cách dùng

Thuốc Bisoprolol không còn xa lạ với những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ được về dược liệu này? Thuốc dùng như thế nào? Có tác dụng phụ không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bisoprolol là thuốc gì?

Video Những điều cần biết về thuốc Bisoprolol

Bisoprolol là thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp, suy tim, rung nhĩ và các tình trạng khác gây loạn nhịp tim.

Những người bị tăng huyết áp, dùng bisoprolol giúp ngăn ngừa các biến cố tim mạch, đau tim và đột quỵ trong tương lai. 

Bisoprolol cũng được sử dụng để phòng ngừa cơn đau thắt ngực sau nhồi máu cơ tim

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và chỉ được bán theo đơn của bác sĩ hoặc dược sĩ.  

Công dụng của Bisoprolol là gì? 

Bisoprolol làm giảm sức co của cơ tim và gây hạ huyết áp. Nguồn ảnh: Medisite                                                                                                                                           Bisoprolol làm giảm sức co của cơ tim và gây hạ huyết áp. Nguồn ảnh: Medisite            

Bisoprolol làm chậm nhịp tim và giúp tim bơm máu đi khắp cơ thể dễ dàng hơn.

Liều bisoprolol đầu tiên có thể gây chóng mặt, vì vậy hãy uống thuốc trước khi đi ngủ. Sau đó, nếu không còn chóng mặt thì tốt nhất nên uống thuốc vào buổi sáng.

Bisoprolol thường được dùng 1 lần/ngày vào buổi sáng.

Các tác dụng phụ chính của bisoprolol là chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, tay chân lạnh, táo bón hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên những tác dụng này thường nhẹ và không kéo dài.

Đối tượng dùng Bisoprolol

Người lớn từ 18 tuổi trở lên có thể dùng Bisoprolol. 

Thuốc không phù hợp cho tất cả mọi người. 

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bisoprolol nếu có: 

  • Tiền sử dị ứng với bisoprolol hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Huyết áp thấp hoặc nhịp tim chậm.
  • Suy tim tiến triển, bệnh tim hoặc gần đây bị đau tim.
  • Các bệnh lý tuần hoàn nghiêm trọng ở tay chân như hội chứng Raynaud - rối loạn co thắt mạch làm cho ngón tay và ngón chân ngứa ran hoặc chuyển sang màu nhợt nhạt khi gặp lạnh. 
  • Nhiễm toan chuyển hóa. 
  • Bệnh phổi hoặc hen phế quản nặng.

Cách dùng và liều lượng thuốc bisoprolol

Bisoprolol thường được dùng 1 lần/ngày vào buổi sáng. Nguồn ảnh: pharmog.comBisoprolol thường được dùng 1 lần/ngày vào buổi sáng. Nguồn ảnh: pharmog.com

Bác sĩ có thể kê đơn liều khởi đầu trước khi đi ngủ vì thuốc gây cảm giác chóng mặt. 

Nếu không cảm thấy chóng mặt sau khi dùng liều đầu tiên, hãy tiếp tục dùng bisoprolol vào buổi sáng. 

Lưu ý, dùng thuốc ngay cả khi bệnh ổn định và không có bất kỳ triệu chứng nào. 

Liều lượng

Liều lượng thuốc phụ thuộc vào mục đích điều trị.

Tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực: Liều khởi đầu 5-10mg x 1 lần/ngày. Bác sĩ có thể tăng liều lên tới 20 mg/ngày nếu tình trạng bệnh không cải thiện.  

Suy tim: Khởi đầu liều thấp 1,25mg x 1 lần/ngày và tăng dần lên đến 10mg/ngày. Thuốc thường được tăng liều từ từ trong một vài tháng.

Cách uống thuốc

Bisoprolol thường không gây khó chịu cho dạ dày, vì vậy có thể dùng thuốc trong hoặc sau khi ăn.

Nuốt cả viên với nước. Một số hãng thuốc có vạch chia giúp bẻ viên thuốc để nuốt dễ dàng hơn. Kiểm tra kỹ thông tin trên tờ hướng dẫn sử dụng để biết cách sử dụng thuốc mà không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. 

Quên thuốc 

Nếu quên một liều bisoprolol, hãy uống thuốc ngay khi nhớ ra trong ngày đó.

Trong trường hợp quên thuốc kéo dài đến ngày hôm sau, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo cho ngày mới. 

Tuy nhiên, không được phép dùng liều gấp đôi để bù lượng thuốc đã quên. 

Nếu thường xuyên quên liều, hãy đặt báo thức hàng ngày hoặc trao đổi với dược sĩ về những cách giúp bạn tránh quên uống thuốc. 

Quá liều

Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất, nếu dùng quá liều bisoprolol. 

Quá liều bisoprolol có thể làm chậm nhịp tim, gây khó thở, chóng mặt hoặc rung giật cơ. 

Hàm lượng bisoprolol gây quá liều ở mỗi người là khác nhau. 

Khuyến cáo: Liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu dùng quá liều bisoprolol. Không tự lái xe - hãy nhờ người khác gọi xe cấp cứu hoặc đưa bạn tới bệnh viện. 

Tác dụng phụ khi dùng Bisoprolol

Khi dùng liều cao Bisoprolol có thể gây tăng co thắt cơ trơn khí phế quản dẫn đến tình trạng ho, khó thở và xuất hiện cơn hen cấp. Nguồn ảnh: HealthlineKhi dùng liều cao Bisoprolol có thể gây tăng co thắt cơ trơn khí phế quản dẫn đến tình trạng ho, khó thở và xuất hiện cơn hen cấp. Nguồn ảnh: HealthlineGiống như tất cả các loại thuốc, bisoprolol có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Tuy nhiên ở nhiều người, thuốc không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào hoặc chỉ ở mức độ nhẹ. 

Các tác dụng phụ thường cải thiện khi cơ thể đáp ứng và quen với thuốc.

Các tác dụng phụ thường gặp

Những tác dụng phụ phổ biến xảy ra ở khoảng 1% số người dùng, thường nhẹ và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu các tác dụng phụ gây khó chịu hoặc kéo dài trên vài ngày như:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt hoặc mệt mỏi
  • Tay hoặc chân lạnh
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Táo bón

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Hiếm khi xảy ra, nhưng một số người gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng bisoprolol. 

Gọi ngay cho bác sĩ nếu có:

  • Khó thở kèm theo các cơn ho dữ dội hơn khi tập thể dục hoặc leo lên cầu thang.
  • Phù mắt cá chân hoặc chân, đau ngực, nhịp tim không đều - là những dấu hiệu của bệnh tim.
  • Khó thở, thở khò khè và tức ngực - đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về phổi.
  • Dấu hiệu các bệnh về gan như vàng da, củng mạc mắt. 

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Trong một số ít trường hợp, bisoprolol có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. 

Gọi cấp cứu 115 hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu:

  • Bị phát ban có thể bao gồm ngứa, đỏ, sưng, phồng rộp hoặc bong tróc da
  • Thở khò khè
  • Tức ngực hoặc nghẹt họng
  • Khó thở hoặc khó nói
  • Phù nề miệng, mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng  

Đây có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần được điều trị ngay tại bệnh viện

Không phải tất cả các tác dụng phụ của bisoprolol được liệt kê ở đây. Để có thêm thông tin đầy đủ, hãy kiểm tra kỹ trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. 

Xử trí khi gặp tác dụng phụ của Bisoprolol

Tập thể dục 15-30 phút mỗi buổi sáng, sẽ giúp cơ thể thư giãn và giảm mức độ nghiêm trọng tác dụng phụ của Bisoprolol gây ra. Nguồn ảnh: healthpressTập thể dục 15-30 phút mỗi buổi sáng, sẽ giúp cơ thể thư giãn và giảm mức độ nghiêm trọng tác dụng phụ của Bisoprolol gây ra. Nguồn ảnh: healthpressĐau đầu: Hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Không uống quá nhiều rượu. Có thể đề nghị bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau. Đau đầu thường biến mất sau tuần đầu tiên dùng bisoprolol. Trao đổi với bác sĩ nếu cơn đau đầu kéo dài trên một tuần hoặc trở nên nghiêm trọng.

Chóng mặt hoặc mệt mỏi: Hãy dừng việc đang làm, ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, điều này giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Không lái xe và vận hành máy móc khi đang mệt mỏi. Không uống rượu vì sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ. 

Lạnh bàn tay hoặc bàn chân: Đặt bàn tay hoặc chân dưới vòi nước ấm, xoa bóp và vận động các ngón tay, chân. Không hút thuốc hoặc uống đồ uống có caffein - những chất này có thể làm mạch máu co thắt dẫn đến giảm lưu lượng máu vùng ngoại vi. Hút thuốc cũng khiến da lạnh hơn. Hãy thử đi găng tay và tất ấm. Không đeo đồng hồ hoặc vòng tay quá chặt. 

Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy: Nên ăn những bữa đơn giản, bớt gia vị. Có thể dùng bisoprolol sau khi ăn. Nếu đang bị ốm, hãy uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên. Nếu bị tiêu chảy, nên uống nhiều nước hoặc bổ sung các dung dịch bồi phụ điện giải khác. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, có mùi khai nồng. Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị tiêu chảy mà chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Táo bón: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây tươi, rau và ngũ cốc và uống nhiều nước. Cố gắng tập thể dục thường xuyên hơn như đi bộ hoặc chạy hàng ngày. Nếu những thay đổi lối sống không giúp tình trạng táo bón cải thiện, hãy trao đổi bác sĩ để có phương pháp hỗ trợ khác.

Bisoprolol trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ về tất cả các loại thuốc trước khi dùng.  Nguồn ảnh: Pinterest

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ về tất cả các loại thuốc trước khi dùng. Nguồn ảnh: Pinterest

Phụ nữ mang thai
Bisoprolol thường không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Nếu đang trong quá trình thụ thai hoặc mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ về những lợi ích và tác hại có thể có khi dùng bisoprolol.

Có thể sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp khác an toàn hơn trong thời kỳ này. Ví dụ như Labetalol là một loại thuốc tương tự thường được khuyên dùng trong điều trị tăng huyết áp thai kỳ. 

Phụ nữ cho con bú

Không có nhiều thông tin về tính an toàn của bisoprolol khi sử dụng ở phụ nữ cho con bú. 

Một lượng nhỏ bisoprolol có thể đi vào sữa mẹ và gây tụt huyết áp cho trẻ. 

Trao đổi với bác sĩ, về các loại thuốc điều trị tăng huyết áp có tác dụng tốt hơn trong thời kỳ cho con bú. 

Thận trọng với các loại thuốc khác

Có một số loại thuốc có thể cản trở hoạt động của bisoprolol trong cơ thể. 

Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng:

  • Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác - sự kết hợp với bisoprolol đôi khi có thể làm giảm huyết áp xuống quá mức, dẫn đến chóng mặt hoặc ngất xỉu. Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, hãy trao đổi với bác sĩ để thay đổi liều lượng thuốc. 
  • Các loại thuốc có thể làm giảm huyết áp, chẳng hạn như một số thuốc chống trầm cảm, nitrat, baclofen (thuốc giãn cơ), thuốc giãn tuyến tiền liệt tamsulosin hoặc thuốc điều trị bệnh Parkinson như co-careldopa, levodopa.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) ibuprofen - có thể ức chế hoạt động của bisoprolol
  • Thuốc chống viêm steroid, như prednisolone. 
  • Thuốc ho có chứa pseudoephedrine hoặc xylometazoline. 
  • Thuốc điều trị bệnh tiểu đường - bisoprolol có thể khiến việc nhận ra các dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết trở nên khó khăn hơn.
  • Thuốc chống dị ứng, chẳng hạn như ephedrine, noradrenaline hoặc adrenaline. 
  • Thuốc điều trị hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). 
  • Kháng sinh Rifampicin 
  • Có rất ít thông tin về tương tác thuốc giữa bisoprolol với các loại thảo dược hoặc chất bổ sung. 

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị bệnh, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng, bao gồm các loại thảo dược, vitamin và chế phẩm bổ sung. 

Câu hỏi liên quan

Mặc dù thuốc Bisoprolol thuộc nhóm dược liệu cơ bản, chuyên dùng điều trị cao huyết áp và rối loạn nhịp tim nhưng nếu sử dụng thuốc dài ngày có thể gây ra các biến chứng sau: Chóng mặt, mệt mỏi, hạ huyết áp, nhịp tim đập chậm hơn bình thường. Để tránh các biến chứng này, người bệnh không nên thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi mới thức giấc. Lạnh tay chân: Thuốc có thể khiến lượng máu tới chân và tay giảm hơn bình thường. Tác dụng phụ này làm cho tay chân của người bệnh trở lạnh ngay cả khi tiết trời mùa hè. Hạ đường huyết: Thuốc Bisoprolol có thể khiến chỉ số đường huyết thay đổi bất thường. Tốt nhất nếu nghi ngờ bản thân mắc tình trạng này thì hãy thông báo cho bác sĩ biết. Kém tỉnh táo: Đây là một trong những triệu chứng phụ thường gặp ở người dùng Bisoprolol trong thời gian dài.
Xem thêm
Trước khi dùng một loại thuốc nào đó, điều mà người sử dụng quan tâm nhất chính là tác dụng của nó như thế nào, hiệu quả của nó ra sao? Có phù hợp với tình trạng của mình hay không? Và sau đây là những tác dụng của thuốc Bisoprolol Fumarate 2.5mg khách hàng có thể tham khảo. Bisoprolol là một thuốc chẹn có chọn lọc thụ thể giao cảm beta, làm ức chế hoạt động của renin trong huyết tương. Trong điều trị đau thắt ngực do nhu cầu vượt quá sự cung cấp oxy,các chất chẹn beta của Bisoprolol Fumarate 2.5mg sẽ làm giảm nhu cầu oxy cho tim. Ngoài ra, Bisoprolol Fumarate 2.5mg cũng có tác dụng làm giảm sức co của cơ tim đồng thời làm hạ huyết áp, giảm tính đau tại chỗ. Thuốc Bisoprolol Fumarate 2.5mg dùng trong điều trị đau thắt ngực là 1mg/ ngày/ lần tối đa là 20mg/ngày. Một số bệnh nhân dùng liều 5mg/ngày là đủ. Không điều chỉnh liều ở bệnh nhân cao tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân suy thận nặng 5 < G.F.R < 20ml/ph, bệnh nhân suy gan không quá 10mg/ngày.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bisoprolol
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!