Thuốc nhỏ mắt Betaxolol HCL 0,5%: Chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ và lưu ý khi dùng

Betaxolol là thuốc được sử dụng để điều trị hạ thấp nhãn áp và có thể sử dụng cho những bệnh nhân bị Glaucome góc mở mạn tính và nhãn áp cao. Vậy thuốc Betaxolol được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Betaxolol 

Thành phần chính trong công thức thuốc Betaxolol là Betaxolol hydrochloride

  • Betaxolol HCl chất phong tỏa thụ thể (bêta-1-adrenergic) chọn lọc ở tim, không có hoạt tính ổn định màng đáng kể (vô cảm tại chỗ) và bản thân không có tác dụng hướng giao cảm. 
  • Nhãn áp cao là một yếu tố nguy cơ chính trong việc mất thị trường do glaucome. 
  • Nhãn áp tăng càng cao, khả năng tổn thương thị thần kinh và mất thị trường càng lớn.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Betaxolol 

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt với hàm lượng 0,25% Betaxolol  

Mỗi 1 lọ chứa 

  • Betaxolol 0.25%
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc nhỏ mắt Betaxolol : 186.000 VNĐ/ lọ 5ml 

Ngoài ra thuốc còn được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 10mg / 20mg 

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Betaxolol 

Betaxolol được chỉ định điều trị tăng nhãn ápBetaxolol được chỉ định điều trị tăng nhãn ápChỉ định

  • Hỗn dịch nhỏ mắt vô trùng Betoptic có tác dụng hạ nhãn áp và được chỉ định cho bệnh nhân bị glôcôm góc mở mạn tính và tăng nhãn áp.

Chống chỉ định

Nhịp chậm xoang, block nhĩ thất độ II thay III, sốc do tim, tiền sử suy tim. Suy tim

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Betaxolol 

Người lớn

  • Điều trị glaucoma góc mở hoặc tăng áp lực mắt:
  • Liều khuyến cáo dùng 1 - 2 giọt dung dịch betaxolol 0,5% hoặc hỗn dịch betaxolol 0,25% vào mắt bị bệnh, 2 lần/ngày.

Trẻ em

  • Điều trị glaucoma góc mở hoặc tăng áp lực mắt:
  • 1 giọt hỗn dịch betaxolol 0,25% vào mắt bị bệnh, 2 lần/ngày.

An toàn và hiệu quả ở trẻ em chưa được thiết lập. Không khuyến khích sử dụng ở trẻ em.

Đối tượng khác

  • Điều trị glaucoma góc mở hoặc tăng áp lực mắt:
  • Tương tự với liều người lớn, không cần hiệu chỉnh liều ở các đối tượng đặc biệt.

Chú ý:

  • Cần theo dõi nhãn áp ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Đánh giá kết quả sau 1 tháng điều trị.

Tác dụng phụ thuốc Betaxolol 

Sử dụng Betaxolol có thể gây khô mắtSử dụng Betaxolol có thể gây khô mắt Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Mắt: Trong các thử nghiệm lâm sàng, hiện tượng thường xảy ra nhất khi dùng huyền dịch nhỏ mắt Betoptic S 0,25% là khó chịu tạm thời ở mắt. Sau đây là một số tình trạng khác đã được báo cáo ở một số nhỏ bệnh nhân: nhìn mờ, viêm giác mạc dạng chấm, cảm giác xốn ở mắt, chảy nước mắt, ngứa, khô mắt, đỏ mắt, viêm, xuất tiết, đau ở mắt, giảm thị lực và cứng mi mắt.
  • Toàn thân: Các phản ứng toàn thân sau khi dùng huyền dịch nhỏ mắt Betoptic S 0,25% hay dung dịch nhỏ mắt Betoptic 0,5% hiếm khi được báo cáo.

Lưu ý thuốc Betaxolol 

  • Nên thận trọng khi sử dụng thuốc ở những bệnh nhân có bệnh sử suy tim hay bloc tim. Nên ngưng điều trị bằng huyền dịch Betoptic S 0,25% ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của suy tim
  • Không để chạm đầu ống thuốc nhỏ mắt vào bất kỳ vật gì có thể làm nhiễm bẩn thuốc. Không sử dụng thuốc khi có mang kính sát tròng (contact lenses).
  • Sử dụng trong nhi khoa
  • Chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ em.
  • Có thai và nuôi con bú
  • Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và có đối chứng tốt ở phụ nữ mang thai. Chỉ nên dùng Betoptic S trong thời kỳ thai nghén nếu xét thấy có lợi nhiều hơn so với các nguy cơ có thể đối với thai.
  • Do không biết liệu betaxolol HCl có được bài tiết qua sữa người hay không, nên thận trọng khi sử dụng huyền dịch nhỏ mắt Betoptic S 0,25% cho phụ nữ đang cho con bú.

Tương tác thuốc Betaxolol 

Thuốc betaxolol có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc.

  • Albuterol;
  • Amiodarone;
  • Arformoterol;
  • Bambuterol;
  • Clenbuterol;
  • Clonidine;
  • Colterol;
  • Crizotinib;
  • Diltiazem;
  • Disopyramide;
  • Dronedarone;
  • Fenoldopam;
  • Fenoterol;
  • Fingolimod;
  • Formoterol;
  • Hexoprenaline;
  • Indacaterol;
  • Isoetharine;
  • Lacosamide;
  • Levalbuterol;
  • Metaproterenol;
  • Olodaterol;
  • Pirbuterol;
  • Procaterol;
  • Reproterol;
  • Ritodrine;
  • Salmeterol;
  • Terbutaline;
  • Tretoquinol;
  • Tulobuterol;
  • Verapamil;
  • Vilanterol.

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây ra tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể được điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc:

  • Acarbose;
  • Aceclofenac;
  • Acemetacin;
  • Acetohexamide;
  • Acetyldigoxin;
  • Alfuzosin;
  • Amlodipine;
  • Amtolmetin guacil;
  • Arbutamine;
  • Aspirin;
  • Benfluorex;
  • Bromfenac;
  • Bufexamac;
  • Bunazosin;
  • Celecoxib;
  • Chlorpropamide;
  • Choline salicylate;
  • Clonixin;
  • Deslanoside;
  • Dexibuprofen;
  • Dexketoprofen;
  • Diclofenac;
  • Diflunisal;
  • Digitoxin;
  • Digoxin;
  • Dipyrone;
  • Doxazosin;
  • Etodolac;
  • Etofenamate;
  • Etoricoxib;
  • Felbinac;
  • Felodipine;
  • Fenoprofen;
  • Fepradinol;
  • Feprazone;
  • Floctafenine;
  • Axit flufenamic;
  • Flurbiprofen;
  • Gliclazide;
  • Glimepiride;
  • Glipizide;
  • Gliquidone;
  • Glyburide;
  • Guar Gum;
  • Ibuprofen;
  • Ibuprofen Lysine;
  • Indomethacin;
  • Insulin;
  • Insulin aspart, recombinant;
  • Insulin glulisine;
  • Insulin lispro, recombinant;
  • Ketoprofen;
  • Ketorolac;
  • Lacidipine;
  • Lercanidipine;
  • Lornoxicam;
  • Loxoprofen;
  • Lumiracoxib;
  • Manidipine;
  • Meclofenamate;
  • Axit mefenamic;
  • Meloxicam;
  • Metformin;
  • Metildigoxin;
  • Mibefradil;
  • Miglitol;
  • Morniflumate;
  • Moxisylyte;
  • Nabumetone;
  • Naproxen;
  • Nepafenac;
  • Nicardipine;
  • Nifedipine;
  • Niflumic acid;
  • Nilvadipine;
  • Nimesulide;
  • Nimodipine;
  • Nisoldipine;
  • Nitrendipine;
  • Oxaprozin;
  • Oxyphenbutazone;
  • Parecoxib;
  • Phenoxybenzamine;
  • Phentolamine;
  • Phenylbutazone;
  • Piketoprofen;
  • Piroxicam;
  • Pranidipine;
  • Pranoprofen;
  • Prazosin;
  • Proglumetacin;
  • Propyphenazone;
  • Proquazone;
  • Repaglinide;
  • Rofecoxib;
  • Axit salicylic;
  • Salsalate;
  • Sodium salicylate;
  • St john’s wort;
  • Sulindac;
  • Tamsulosin;
  • Tenoxicam;
  • Terazosin;
  • Axit tiaprofenic;
  • Tolazamide;
  • Tolbutamide;
  • Axit tolfenamic;
  • Tolmetin;
  • Trimazosin;
  • Troglitazone;
  • Urapidid;
  • Valdecoxib.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc betaxolol không?

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc betaxolol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

  • Các bệnh về mạch máu (đặc biệt là mạch máu trong não);
  • Tai biến hoặc có tiền sử bệnh tai biến – thuốc này có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng này;
  • Nhịp tim chậm;
  • Phong bế tim;
  • Tiểu đường;
  • Tăng năng tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức);
  • Đường máu thấp – có thể gồm các dấu hiệu và triệu chứng chẳng hạn như nhịp tim nhanh;
  • Bệnh phổi (ví dụ như bệnh suyễn, viêm phế quản, bệnh khí thũng);
  • Bệnh nhược cơ.

Bảo quản thuốc Betaxolol 

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Quá liều và độc tính

  • Chậm nhịp tim, ức chế dẫn truyền, hạ huyết áp, suy tim, sốc tim. 
  • Co giật, hôn mê, ức chế hô hấp, co thắt phế quản (không thường xuyên). 
  • Trường hợp nặng có thể tử vong.

Cách xử lý khi quá liều

  • Thải nhanh thuốc ra khỏi cơ thể bằng gây nôn và cho uống than hoạt.
  • Khi hạ huyết áp nhẹ: Chỉ cần truyền dịch. Nếu huyết áp vẫn tiếp tục hạ dùng glucagon (1 mg) hoặc các thuốc giống giao cảm: Isoprenalin (25 µg) hoặc dobutamin (2,5 - 10 µg/kg/phút).
  • Nếu nhịp tim chậm có thể điều trị bằng atropin (1 - 2 mg), các thuốc giống giao cảm hoặc dùng máy tạo nhịp.
  • Khi có co giật, có thể tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc lorazepam.

Chú ý:

Khi quá liều thuốc nhỏ mắt, nên rửa mắt với nước ấm.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!