Các loại thuốc giảm đau: Công dụng và lưu ý sử dụng

Thuốc giảm đau mang lại hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là thuốc có chứa Paracetamol. Tuy nhiên bệnh nhân cần nắm được thuốc giảm đau sử dụng như thế nào là hợp lý để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Video Nhóm thuốc kháng viêm - giảm đau - hạ sốt

Thuốc giảm đau là gì?

Thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến trong bệnh lý cơ xương khớp để được điều trị các triệu chứng viêm và đau. Nguồn ảnh: ecoinform.deThuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến trong bệnh lý cơ xương khớp để được điều trị các triệu chứng viêm và đau. Nguồn ảnh: ecoinform.de

Thuốc giảm đau là thuốc giúp giảm cảm giác đau, theo các cơ chế tác dụng khác nhau. Giúp ngăn chặn tín hiệu đau dẫn truyền lên não hoặc thay đổi cách phân tích của não về những tín hiệu đó. Cơ chế của thuốc giảm đau ngăn não bộ xử lý các tín hiệu, chứ không gây mê hoặc làm mất ý thức người bệnh để giúp giảm đau. 

Thuốc giảm đau được sử dụng để điều trị cơn đau liên quan đến nhiều bệnh, bao gồm: 

  • Viêm khớp và các loại đau khớp khác
  • Đau đầu
  • Đau cơ, nhức cơ
  • Đau bụng kinh
  • Đau lưng (bao gồm thoát vị đĩa đệm, bệnh thoái hóa cột sống và hẹp ống sống)
  • Đau do chấn thương
  • Đau trong chuyển dạ
  • Đau do phẫu thuật
  • Đau răng và sâu răng
  • Đau cơ xơ hóa
  • Cảm lạnh và cúm

Thuốc giảm đau là một biện pháp nhanh và hiệu quả làm giảm các cơn đau từ nhẹ đến nặng. Mặc dù những loại thuốc giảm đau không điều trị nguyên nhân gây bệnh, nhưng có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và thực hiện được các hoạt động hàng ngày.  

Hầu hết các loại thuốc giảm đau dạng viên nén sẽ mất khoảng 30-60 phút mới phát huy tác dụng. Thuốc giảm đau tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thường có tác dụng nhanh hơn. 

Các loại thuốc giảm đau 

Có 2 loại thuốc giảm đau chính 

Thuốc giảm đau không gây nghiện (không opioid): Những loại thuốc có chứa thành phần paracetamol (loại thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến) có tác dụng giảm các cơn đau nhẹ đến trung bình. 

Các loại thuốc khác tuy không thuộc họ thuốc giảm đau, nhưng vẫn được dùng trên lâm sàng, bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid): Là thuốc giảm đau mạnh được sử dụng cho các cơn đau nghiêm trọng không thể kiểm soát bằng thuốc không opioid.  

Thuốc giảm đau opioid gồm: Ma tuý tự nhiên (có nguồn gốc từ cây thuốc phiện), chẳng hạn như morphin, codein và ma tuý tổng hợp, chẳng hạn như propoxyphen (Darvon) và meperidine (Demerol). 

Thuốc giảm đau không Opioid 

Thuốc giảm đau không opioid như Paracetamol - sử dụng để hạ sốt giảm đau mức độ nhẹ đến trung bình. Paracetamol hoạt động bằng cách tăng ngưỡng cảm giác đau, vì vậy làm giảm mức độ đau. Biệt dược paracetamol được dùng nhiều như thuốc Panadol.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Ibuprofen là thuốc giảm đau hiệu quả, được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nguồn ảnh: bbc.comIbuprofen là thuốc giảm đau hiệu quả, được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nguồn ảnh: bbc.com

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm đau và viêm. Đây là lựa chọn đầu tay để điều trị đau đầu và viêm xương khớp. Một số NSAID, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen có bán tại các hiệu thuốc mà không cần kê đơn. 

NSAID được sử dụng để giảm đau trong một số bệnh lý sau:

  • Viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gout, viêm khớp vảy nến, viêm khớp vị thành niên
  • Bong gân và căng cơ
  • Chấn thương nhẹ và đau do chấn thương
  • Đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu
  • Một số loại đau mắt và đau tai
  • Đau răng 
  • Đau cổ và đau dây thần kinh
  • Đau lưng và bong gân 
  • Bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa và hẹp ống sống
  • Đau vai
  • Đau cánh tay và cổ tay, khuỷu tay và hội chứng ống cổ tay 
  • Đau bụng kinh và đau vùng chậu 
  • Đau chân, đau đầu gối 
  • Đau khớp
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Hội chứng đau cục bộ phức hợp
  • Đau cơ xơ hoá 

NSAID thường sử dụng hạn chế trong bệnh viêm loét dạ dày vì có nguy cơ làm xuất huyết dạ dày. Dùng NSAID làm tăng tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ. 

Các tác dụng phụ thường gặp của NSAID bao gồm: Đau bụng, buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, ợ nóng, xuất huyết bất thường, buồn ngủ, chóng mặt, phát ban trên da.  

Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn của NSAID bao gồm: Phản ứng dị ứng, tăng huyết áp, xuất huyết dạ dày, loét dạ dày (nếu sử dụng kéo dài), các bệnh lý thận hoặc gan. 

Thuốc ức chế COX-2

Thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (Cyclo-oxygenase-2)là loại thuốc chống viêm không steroid duy nhất có tác dụng giảm đau hiệu quả như các NSAID khác nhưng ít tác dụng phụ trên dạ dày. Những trường hợp được điều trị bằng chất ức chế COX-2 bảo gồm: Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và một số loại đau cấp tính. 

Celecoxib là thuốc ức chế COX-2 được dùng để giảm đau khá hiệu quả. Nguồn ảnh: npr.org   Celecoxib là thuốc ức chế COX-2 được dùng để giảm đau khá hiệu quả. Nguồn ảnh: npr.org Các thuốc ức chế COX-2 khác với các NSAID thông thường là ức chế chọn lọc prostaglandin (truyền tín hiệu đau) mà không tác động đến cyclooxygenase 1 (COX-1), một loại enzym bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, các chất ức chế COX-2 làm giảm đau mà không gây tổn hại cho dạ dày như các NSAID khác. 

Một số thuốc ức chế COX-2 (Vioxx và Bextra) đã bị thu hồi do có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và xuất huyết tiêu hóa. Do đó, celecoxib (Celebrex) là chất ức chế COX-2 duy nhất được sử dụng trên thị trường hiện nay. 

Thuốc giảm đau Opioid  

Opioid là thuốc có tác dụng giảm đau mạnh và hiệu quả nhất, bao gồm ma túy tự nhiên (có nguồn gốc từ cây thuốc phiện) và ma tuý tổng hợp.  

Opioid là thuốc giảm đau được bán theo đơn dưới sự giám sát của bác sĩ. Nguồn ảnh: primdrugsltd.comOpioid là thuốc giảm đau được bán theo đơn dưới sự giám sát của bác sĩ. Nguồn ảnh: primdrugsltd.comThuốc hoạt động bằng cách gắn vào các protein thụ thể opioid trong não, tủy sống và hệ thống tiêu hóa, dẫn đến thay đổi cách nhận cảm đau. 

Mặc dù opioid có hiệu quả trong việc giảm đau, nhưng nhiều bác sĩ không kê đơn vì có thể gây nghiện. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân sử dụng opioid đúng cách dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ sẽ rất khó bị nghiện.

Thuốc giảm đau Opioid được kê đơn để kiểm soát cơn đau do bệnh lý, chấn thương hoặc phẫu thuật gây nên như: 

  • Chấn thương nặng và đau do chấn thương
  • Đau cơ xương nghiêm trọng, chẳng hạn như đau lưng hoặc đau cổ
  • Giảm đau trong phẫu thuật
  • Đau sau đẻ
  • Đau răng mức độ nặng 

Opioid được sử dụng để giảm đau trong nhiều thủ thuật y tế và nha khoa ngay trước hoặc trong khi phẫu thuật giúp gây mê hoạt động hiệu quả hơn. 

Một số tác dụng phụ phổ biến hơn bao gồm: Buồn ngủ, táo bón, ngứa, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn, khô miệng, an thần, giảm ham muốn tình dục, tăng nhịp tim, suy giảm hô hấp và phản xạ ho, rối loạn tiêu hóa, giảm đáp ứng vận động, bí tiểu. Ở liều lượng cao, opioid có thể gây ức chế hô hấp và suy tuần hoàn. 

Tramadol

Tramadol là thuốc giảm đau có tác động trung tâm được chỉ định để kiểm soát cơn đau mức độ trung bình đến nặng, có các đặc tính tương tự như opioid và thuốc chống trầm cảm.  

Tramadol giảm đau bằng cách tác động vào các tín hiệu đau đến não (như thuốc phiện) và chất dẫn truyền thần kinh (như thuốc chống trầm cảm). 

Hầu hết các phản ứng không mong muốn thường gặp của tramadol là buồn nôn, chóng mặt và nôn. Ức chế hô hấp và táo bón ít gặp hơn và không nghiệm trọng như các opioid khác.  

So với opioid, tramadol ít gây nghiện hơn vì là một opioid yếu và tác dụng trên hệ monoaminergic của não có thể ức chế sự phát triển nguy cơ lạm dụng thuốc.  

Khả năng lạm dụng tramadol tương đối thấp đã được chứng minh bằng dữ liệu giám sát sau thử nghiệm dùng thuốc. 

Các nhóm thuốc khác 

Các nhóm thuốc khác có thể được sử dụng để giảm đau bao gồm: Thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm, thuốc kích thích tâm thần, cannabinoids, corticosteroid để giảm viêm, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs), thuốc ức chế thần kinh và các loại thuốc gây mê khác. 

Nhiều loại thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm đau mãn tính. Đồng thời, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, do đó có thể giúp giảm đau. Trong một số trường hợp, điều trị chứng trầm cảm kèm theo bệnh chính, có thể dẫn đến khó kiểm soát cơn đau mãn tính hơn.

Những điều cần lưu ý 

Tăng liều lượng thuốc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ hoặc độc tính của thuốc. 

Kết hợp nhiều loại thuốc, có nguy cơ gây tương tác thuốc.

Thuốc giảm đau sẽ không: 

  • Giải quyết được nguyên nhân gây bệnh
  • Ngăn ngừa đau đầu
  • Tăng mức năng lượng cơ thể

Loại phản ứng, số lượng và cường độ của các tác dụng không mong muốn sẽ phụ thuộc vào: 

  • Loại thuốc giảm đau đang được sử dụng
  • Số lượng thuốc giảm đau đã tiêu thụ
  • Thời gian sử dụng thuốc giảm đau
  • Thể trạng của người sử dụng
  • Điều kiện y tế hiện có
  • Các loại thuốc đang sử dụng khác

Câu hỏi liên quan

Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Aleve và Motrin, đôi khi được sử dụng để điều trị đau thần kinh. Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy những loại thuốc này không hiệu quả đối với chứng đau thần kinh vì chúng không nhắm vào nguồn gốc của cơn đau. Thuốc kê đơn: Thuốc giảm đau Opioid thường không làm giảm đau thần kinh cũng như các loại đau khác. Thêm vào đó, các bác sĩ có thể ngần ngại kê đơn vì sợ rằng bệnh nhân có thể trở nên phụ thuộc thuốc. Thuốc giảm đau tại chỗ cũng có thể được chỉ định, bao gồm miếng dán lidocain, miếng dán capsaicin, thuốc mỡ và kem bôi theo toa. Thuốc chống trầm cảm Thuốc chống co giật Thuốc ức chế thần kinh: Bác sĩ có thể tiêm Steroid, thuốc gây tê cục bộ hoặc các loại thuốc giảm đau khác vào các dây thần kinh được cho là chịu trách nhiệm dẫn truyền các tín hiệu đau dữ dội.
Xem thêm
Bởi một khi các loại thuốc này đi vào cơ thể mẹ, chúng sẽ làm thay đổi đến kích thước mạch máu cuống rốn, ảnh hưởng đến việc cấp máu cho thai nhi. Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroidal (NSAIDs) có thể gây ức chế hay thu hẹp tất cả cá mạch máu chính làm cản trở con đường vận chuyển dưỡng chất đến thai nhi, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bé. Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn có thể gây tử vong cho bé. Hơn nữa, phần lớn các cơn đau xảy ra ở mẹ bầu là do dây thần kinh, dây chằng và xương gặp phải vấn đề nào đó và NSAIDs lại không hiệu quả với những vấn đề này. Vì vậy, loại thuốc này không thường được khuyến cáo sử dụng cho mẹ bầu.
Xem thêm
Chườm đá Chườm ấm Tỏi sống Dầu tỏi Gừng Dầu cây chè Giấm táo Thuốc giảm đau không kê đơn
Xem thêm
Morphine là một loại thuốc giảm đau, được sử dụng để điều trị những cơn đau mạnh, như sau khi phẫu thuật hoặc sau các chấn thương nghiêm trọng, hoặc có thể là đau do ung thư hoặc đau tim. Nó cũng được sử dụng cho việc giảm đau các cơn đau lâu dài khác trong quá trình thuốc giảm đau yếu hơn không còn tác dụng. Morphine chỉ có sẵn theo toa, chúng có các dạng là viên nang hòa tan trong nước hoặc chất lỏng để nuốt và thuốc tiêm hoặc thuốc nhét hậu môn. Morphine dạng tiêm thường chỉ được thực hiện tại bệnh viện. Morphine giảm đau bằng cách ngăn chặn các tín hiệu đau đi dọc theo dây thần kinh đến não. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của morphine là táo bón, cảm giác ốm và buồn ngủ. Người sử dụng morphine có thể bị nghiện, nhưng điều này rất hiếm khi nó chỉ được dùng với mục đích để giảm đau và đã được bác sĩ đang xem xét điều trị thường xuyên.
Xem thêm
Acetaminophen Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Xem thêm
Phân tán tư tưởng của trẻ: Khi đưa trẻ đi tiêm, hãy mang theo một đồ vật gây chú ý của trẻ, ví dụ như một trái bóng, thứ đồ chơi yêu thích của trẻ, hoặc một loại đồ chơi có thể tạo ra âm thanh. Với trẻ lớn hơn một chút, hãy nói chuyện với bé, chỉ cho bé thấy một vài chi tiết lý thú xung quanh, kể cho bé nghe một vài chuyện đùa… để trẻ ít chú ý hơn vào mũi tiêm. Giữ bình tĩnh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến khoảng 50% cảm xúc của trẻ khi đi tiêm. Những ông bố bà mẹ trẻ thường rất lo lắng về việc con bị đau khi tiêm chủng. Hãy thư giãn bởi trẻ chỉ cảm thấy đau vì tiêm chủng trong một vài phút, nhưng sự bảo vệ do tiêm chủng đem lại cho trẻ sẽ kéo dài một vài năm thậm chí cả đời. Xoa lên da của trẻ: Sau khi tiêm, bạn có thể xoa nhẹ vùng da xung quanh chỗ tiêm nhưng lưu ý không được xoa trực tiếp bên trên vết tiêm. Việc mát xa nhẹ nhàng có thể giúp trẻ thư giãn và giảm cảm giác đau do việc tiêm chủng gây ra. Một nghiên cứu trên người trưởng thành chỉ ra rằng, những người được xoa nhẹ nhàng lên da sau khi tiêm khoảng 10 giây sẽ ít bị đau hơn. Một nghiên cứu khác lại cho thấy, ấn mạnh lên da trước khi tiêm cũng có tác dụng giảm đau. Cho trẻ bú: Cho trẻ bú có thể giúp trẻ giảm đau khi tiêm chủng. Những trẻ được bú mẹ trong khi tiêm vaccine sẽ khóc ít hơn so với những trẻ không được bú. Tuy nhiên, các bác sỹ khuyên rằng, bạn nên cho trẻ bú sau khi đã tiêm xong như một sự trấn an, bởi nếu bú trước, rất có thể, trẻ sẽ nôn trớ trong quá trình tiêm chủng. Thêm một chút đường: Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đường có thể giúp giảm cảm giác đau nhói khi tiêm vaccine. Đường đặc biệt sẽ hữu ích đối với trẻ em dưới 6 tháng. Mẹ có thể thử cho trẻ uống một chút nước đường trước khi tiêm hoặc nhúng núm vú vào dung dịch nước đường và để trẻ ngậm trong khi tiêm chủng.
Xem thêm
Chế độ ăn uống hợp lý Tập thể dục thường xuyên Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
Xem thêm
Dựa vào nguyên nhân và độ nặng của cơn đau, bác sĩ sẽ kê cho bạn một hay nhiều loại thuốc thuộc những loại thuốc sau: paracetamol; thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs); thuốc giãn cơ; thuốc giảm đau opioid; corticosteroid; thuốc chống co giật hay còn gọi là thuốc chống động kinh hay thuốc an thần..., trong đó, thuốc giãn cơ thường được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để điều trị đau co thắt cơ... Tác dụng của thuốc là tác động lên não làm não điều khiển cơ thể thả lỏng cơ chứ không tác động trực tiếp lên cơ. Một vài loại thuốc giãn cơ thông dụng hiện nay là baclofen, cyclobenzaprine, carisoprodol và eperisone... Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giãn cơ cũng có thể gây ra triệu chứng như co giật, ảo giác và gây nghiện... Vì vậy, bạn phải uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
Xem thêm
Túi chườm đá Súc miệng nước muối DÙng túi trà
Xem thêm
Ngâm chân với nước nóng Bấm huyệt massage Chườm đá lạnh Xông lá Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử Ngủ đủ giấc Dùng gừng Tập yoga Kết hợp ngải cứu với muối Uống đủ nước và các chất
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Giảm đau
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!