Đường tiết niệu bao gồm:
- Thận
- Niệu quản
- Bàng quang
- Niệu đạo
Video Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Hầu hết các nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu dưới (niệu đạo và bàng quang). Tuy nhiên, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở đường tiểu trên (niệu quản và thận). Mặc dù nhiễm trùng đường tiểu trên ít gặp hơn nhiễm trùng đường tiểu dưới, nhưng bệnh lại nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu phụ thuộc vào vị trí của nhiễm trùng.
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu dưới
Nhiễm trùng đường tiểu dưới ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang. Các triệu chứng bao gồm:
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Tiểu rắt
- Tiểu gấp
- Tiểu máu
- Nước tiểu đục
- Nước tiểu sẫm màu như coca hoặc nước trà
- Nước tiểu nặng mùi
- Đau vùng hố chậu ở phụ nữ
- Đau vùng hậu môn ở nam giới
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu trên
Nhiễm trùng đường tiểu trên ảnh hưởng đến thận. Bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu vi khuẩn di chuyển từ thận vào máu. Bệnh có thể gây ra tụt huyết áp, sốc nhiễm khuẩn và tử vong.
Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu đường trên bao gồm:
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới
Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu trên ở nam giới tương tự như ở nữ giới. Tuy nhiên, nam giới bị nhiễm trùng đường tiểu dưới đôi khi cũng có thể bị đau vùng hậu môn.
Các triệu chứng nhiễm trùng tiểu ở nữ giới
Phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới cũng có thể bị đau vùng hố chậu.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng đường tiết niệu
Bất cứ nguyên nhân nào làm giảm khả năng làm rỗng bàng quang hoặc gây kích thích đường tiết niệu đều có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu khác bao gồm:
- Tuổi (Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn.)
- Giảm khả năng vận động sau phẫu thuật hoặc nằm trên giường lâu
- Sỏi thận
- Đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu trước đây
- Tắc nghẽn đường tiết niệu do phì đại tuyến tiền liệt hoặc sỏi thận
- Một số bệnh ung thư
- Sử dụng ống thông tiểu kéo dài, có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang dễ dàng hơn
- Bệnh tiểu đường
- Phụ nữ có thai
- Dị dạng đường tiết niệu
- Suy giảm miễn dịch
Các yếu tố nguy cơ UTI bổ sung ở nam giới
Hầu hết các yếu tố nguy cơ UTI ở nam giới giống như ở nữ giới. Tuy nhiên, tuyến tiền liệt phì đại cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới.
Các yếu tố nguy cơ UTI bổ sung ở phụ nữ
Mặc dù người ta tin rằng động tác lau từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh làm tăng nguy cơ tái phát UTIs, nhưng những nghiên cứu trước đây cho thấy điều này không đúng.
Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố nguy cơ chỉ có ở nữ giới.
Niệu đạo ngắn hơn
Ở phụ nữ, niệu đạo rất gần với âm đạo và hậu môn. Điều này làm tăng khả năng phát triển UTIs. Vi khuẩn xung quanh âm đạo và hậu môn có thể gây nhiễm trùng niệu đạo và các phần khác của đường tiết niệu.
Niệu đạo ở phụ nữ cũng ngắn hơn, và vi khuẩn có khoảng cách di chuyển ngắn hơn để vào bàng quang.
Quan hệ tình dục
Áp lực lên đường tiết niệu của nữ giới khi quan hệ tình dục làm cho vi khuẩn từ xung quanh hậu môn vào bàng quang dễ dàng hơn. Quan hệ tình dục bằng miệng cũng có thể đưa vi khuẩn vào niệu đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Thuốc diệt tinh trùng
Thuốc diệt tinh trùng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, vì chúng có thể phá vỡ hệ vi sinh vật trong âm đạo.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Bao cao su không bôi trơn có thể làm tăng ma sát và gây kích ứng da khi quan hệ tình dục. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Tuy nhiên, có nhiều lý do để sử dụng bao cao su. Chúng rất quan trọng để giảm sự lây nhiễm của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) và ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn.
Để tránh ma sát và kích ứng da do bao cao su, hãy đảm bảo sử dụng đủ chất bôi trơn trong khi quan hệ tình dục.
Tránh sử dụng bao cao su có phủ chất diệt tinh trùng.
Màng ngăn niệu đạo
Màng ngăn có thể gây áp lực lên niệu đạo. Điều này có thể làm giảm khả năng làm rỗng bàng quang, làm tăng nguy cơ vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Giảm nồng độ estrogen
Sau khi mãn kinh, sự giảm nồng độ estrogen làm thay đổi hệ vi khuẩn trong âm đạo. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng đường tiểu, hãy đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của người bệnh và thực hiện khám toàn thể. Để chẩn đoán xác định nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm vi khuẩn trong nước tiểu của người bệnh.
Cần lấy nước tiểu giữa dòng để làm xét nghiệm. Điều này giúp tránh thu thập vi khuẩn hoặc nấm trên da người bệnh. Bác sĩ sẽ giải thích cho bạn cách làm thế nào để lấy mẫu nước tiểu này.
Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tìm kiếm số lượng bạch cầu tăng cao trong nước tiểu của người bệnh. Điều này có thể cho thấy bệnh nhân đang có một nhiễm trùng nào đó trên cơ thể.
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành cấy nước tiểu để tìm vi khuẩn hoặc nấm. Việc nuôi cấy có thể giúp xác định nguyên nhân của nhiễm trùng. Nó cũng có thể giúp bác sĩ lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Nếu bác sĩ nghi ngờ UTI do virus, có thể cần phải thực hiện xét nghiệm đặc biệt. Vi rút là nguyên nhân hiếm gặp của nhiễm trùng đường tiểu nhưng có thể gặp ở những người ghép tạng hoặc suy giảm miễn dịch.
Nhiễm trùng đường tiểu trên
Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu trên, ngoài xét nghiệm nước tiểu. bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) và cấy máu.
Cấy máu có thể đảm bảo rằng nhiễm trùng vẫn chưa đi vào máu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu dai dẳng
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tiểu sẽ khỏi sau khi điều trị. Tuy nhiên, có một số người tiến triển thành UTIs dai dẳng. Nhiễm trùng đường tiểu dai dẳng không khỏi hoặc tiếp tục tái phát sau khi điều trị. Bệnh thường gặp ở phụ nữ.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính, bác sĩ sẽ có thể kiểm tra bất kỳ bất thường hoặc vật cản nào trong đường tiết niệu. Dưới đây là các xét nghiệm:
- Siêu âm: Đầu dò sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh các cơ quan trong đường tiết niệu và hiển thị trên màn hình.
- Chụp niệu đồ tĩnh mạch (IVP) là tiêm một chất màu vào cơ thể để thuốc đi qua đường tiết niệu. Sau đó, đưa bệnh nhân đi chụp X-quang bụng. Thuốc nhuộm sẽ làm nổi bật hình ảnh đường tiết niệu trên phim X-quang.
- Soi bàng quang sử dụng một camera nhỏ đưa qua niệu đạo và lên bàng quang để xem bên trong bàng quang. Trong quá trình nội soi bàng quang, bác sĩ có thể lấy một phần mô bàng quang và xét nghiệm để loại trừ viêm bàng quang hoặc ung thư bang quang-là những nguyên nhân gây ra các triệu chứng của người bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) để có hình ảnh chi tiết hơn về hệ tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phũ nữ có thai
Nếu người bệnh đang mang thai và có các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, hãy đi khám ngay lập tức.
Nhiễm trùng đường tiểu trong khi mang thai có thể gây tăng huyết áp và sinh non, bên cạnh đó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lan lên thận.
Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Điều trị nhiễm trùng đường tiểu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
- Vi khuẩn (phổ biến nhất)
- Vi rút
- Nấm
Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh dựa vào kết quả xét nghiệm của bệnh nhân.
Nhiễm trùng đưởng tiểu do vi khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng tiểu do vi rút sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng vi rút, thường dùng cidofovir. Nhiễm trùng đường tiểu do nấm được sẽ điều trị bằng thuốc chống nấm.
Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đưởng tiết niệu do vi khuẩn thường phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiểu dưới thường được điều trị bằng kháng sinh đường uống. Nhiễm trùng đường tiểu trên cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Đôi khi, vi khuẩn phát triển kháng lại thuốc kháng sinh. Để giảm nguy cơ kháng thuốc, bác sĩ sẽ điều trị cho người bệnh thời gian ngắn nhất có thể. thường không quá 1 tuần.
Kết quả từ việc cấy nước tiểu có thể giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị kháng sinh hiệu quả nhất chống lại loại vi khuẩn gây bệnh.
Các phương pháp điều trị khác ngoài kháng sinh vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Một số quan điểm cho rằng, điều trị UTI không dùng kháng sinh có thể là một lựa chọn đối với UTI do vi khuẩn bằng cách sử dụng hóa học tế bào để thay đổi sự tương tác giữa cơ thể và vi khuẩn.
Các biện pháp điều trị tại nhà
Không có phương pháp điều trị tại nhà nào có thể chữa khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng có một số biện pháp có thể giúp tăng hiệu quả của thuốc điều trị bệnh.
Những biện pháp điều trị UTIs tại nhà, như uống nhiều nước, có thể giúp cơ thể loại bỏ nhiễm trùng nhanh hơn.
Nam việt quất
Nước ép nam việt quất không điều trị UTI. Tuy nhiên, một chất hóa học trong quả nam việt quất có thể giúp ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn bám vào niêm mạc bàng quang. Điều này có thể hữu ích trong việc phòng bệnh.
Nước ép nam việt quất là một phương thuốc phổ biến, nhưng nghiên cứu về ảnh hưởng của chúng đối với nhiễm trùng đường tiểu vẫn còn tranh cãi. Cần có nhiều nghiên cứu chứng minh hơn.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ, các bác sĩ lâm sàng có thể cho bệnh nhân uống nước ép nam việt quất để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát. Nhưng họ cũng lưu ý rằng hiệu quả của phương pháp này là khá thấp
Nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị
Điều quan trọng là phải điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị nhiễm trùng ngày càng trở nên trầm trọng và lan rộng hơn.
Nhiễm trùng đường tiểu dưới thường dễ điều trị hơn. Tình trạng nhiễm trùng lan đến đường tiết niệu trên sẽ khó điều trị và khiến vi khuẩn dễ vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng đường tiểu, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Phòng bệnh
Mọi người có thể thực hiện các phương pháp sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu:
- Uống 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày.
- Không nhịn tiểu trong thời gian dài.
- Nói chuyện với bác sĩ về các trường hợp tiểu không kiểm soát hoặc khó khan trong việc làm rỗng bàng quang.
Phụ nữ có nguy cơ mắc UTIs cao hơn gấp 30 lần so với nam giới. Có số biện pháp có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ.
- Nếu bạn đang trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, hãy sử dụng estrogen đặt âm đạo.
- Nếu giao hợp là một yếu tố khiến tái phát nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho người bệnh uống sau khi quan hệ tình dục hoặc dùng trong thời gian dài.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh lâu dài ở người lớn tuổi làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Uống nước ép nam việt quất hàng ngày hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học âm đạo, như lactobacillus, cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc đặt âm đạo chứa probiotic có thể làm giảm sự xuất hiện và tái phát của nhiễm trùng, do thay đổi hệ vi khuẩn trong âm đạo.
Hãy trao đổi với bác sĩ về kế hoạch phòng bệnh phù hợp cho bạn.
Tổng kết
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh tương đối phổ biến. Chúng có thể liên quan đến nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, niệu quản hoặc thận. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn, mặc dù chúng cũng có thể do vi rút hoặc nấm gây ra.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- 6 phương pháp điều trị tại nhà cho nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)
- Bạn có thể quan hệ tình dục khi đang nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) không?
- Những điều bạn nên biết về nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) ở nam giới
- Những điều cần biết về điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai
- Những điều cần biết về thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu