6 phương pháp điều trị tại nhà cho nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) là một bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 150 triệu người trên thế giới mỗi năm.

Video Viêm đường tiết niệu 

Mặc dù UTIs trước đây điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng cũng có nhiều biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp ngăn ngừa chúng tái phát.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo.

Vi khuẩn là nguyên nhân của 95% các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu, bên cạnh đó còn có nấm, vi rút.

Các chủng vi khuẩn phổ biến nhất gây ra các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu là Escherichia coli và Staphylococcus saprophyticus.

Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nước tiểu đục hoặc sẫm màu
  • Nước tiểu nặng mùi 
  • Cảm giác bang quang vẫn còn nước tiểu sau khi đi tiểu
  • Đau vùng chậu

Mặc dù nhiễm trùng đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng phụ nữ dễ bị nhiễm trùng hơn. Điều này là do niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn ở nam giới làm cho vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang dễ dàng hơn.

Trên thực tế, khoảng một nửa số phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu vào một thời điểm nào đó trong đời.

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiểu và đôi khi được sử dụng với liều lượng thấp trong thời gian dài để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Ngoài ra còn có một số phương pháp tự nhiên có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và giảm nguy cơ tái phát.

Dưới đây là 6 biện pháp điều trị tại nhà hàng đầu để chống lại UTI. 

Uống nhiều nước

Nguồn ảnh: HealthlineUống nướcTình trạng hydrat hóa có liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Điều này là do việc đi tiểu thường xuyên có thể giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Một nghiên cứu đã kiểm tra những người sống trong viện dưỡng lão và đưa ra lịch uống nước cho những người tham gia để tăng lượng nước uống vào, điều này làm giảm 56% nhiễm trùng đường tiểu.

Một nghiên cứu năm 2003 đã xem xét 141 cô gái và cho thấy rằng uống ít nước và nhin tiểu đều có liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu tái phát.

Trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, 140 phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu đã tham gia vào một nghiên cứu kéo dài 12 tháng để kiểm tra xem lượng chất lỏng hấp thụ nhiều hơn có làm giảm nguy cơ tái phát viêm bàng quang và nhiễm trùng đường tiểu hay không. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng uống nhiều nước dẫn đến giảm tần suất nhiễm trùng đường tiết niệu.

Để đảm bảo cơ thể đủ nước, tốt nhất nên uống nước cả ngày và khi khát. 

Bổ sung vitamin C

Trái cây rau củ giàu vitamin C. Nguồn ảnh: eMediHealthTrái cây rau củ giàu vitamin C. Nguồn ảnh: eMediHealthMột số bằng chứng cho thấy rằng bổ sung vitamin C có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vitamin C hoạt động bằng cách tăng độ axit của nước tiểu, do đó tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Một nghiên cứu trước đây về nhiễm trùng tiểu năm 2007 đã xem xét tác động của việc uống 100 mg vitamin C mỗi ngày ở phụ nữ có thai.

Nghiên cứu cho thấy vitamin C có tác dụng bảo vệ, làm giảm hơn một nửa nguy cơ mắc UTIs ở những người dùng vitamin C so với nhóm đối chứng.

Trái cây và rau quả chứa rất nhiều vitamin C và là một cách tốt để bổ sung vitamin C hàng ngày.

Ớt đỏ, cam, bưởi và quả kiwi đều chứa đủ lượng vitamin C được khuyến cáo trong một khẩu phần ăn.

Bên cạnh những nghiên cứu này, vẫn còn nhiều nghiên cứu khác chứng minh hiệu quả của vitamin C trong việc giảm nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Uống nước ép nam việt quất không đường

Nguồn ảnh: twigscafeNước ép nam việt quất

 

Uống nước ép nam việt quất không đường là một trong những biện pháp tự nhiên được biết đến nhiều nhất đối với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Quả nam việt quất có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn bám vào đường tiết niệu, do đó ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trong một nghiên cứu năm 2016, những phụ nữ có tiền sử UTIs đã uống một khẩu phần (240 mL) nước ép nam việt quất mỗi ngày trong 24 tuần. Những người uống nước ép nam việt quất có ít đợt nhiễm trùng đường tiết niệu hơn so với nhóm đối chứng.

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng tiêu thụ các sản phẩm nam việt quất có thể làm giảm số lần nhiễm trùng đường tiểu trong một năm, đặc biệt là đối với những phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu tái phát.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy việc điều trị bằng viên nang nước ép nam việt quất tương đương với hai khẩu phần nước ép nam việt quất có thể giảm một nửa nguy cơ mắc UTIs.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy nước ép nam việt quất có thể không hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Một đánh giá năm 2012 đã xem xét 24 nghiên cứu với tổng số 4.473 người tham gia. Mặc dù một số lượng nghiên cứu nhỏ hơn nhưng đã phát hiện ra rằng các sản phẩm nam việt quất có thể làm giảm tần suất nhiễm trùng đường tiểu mà các nghiên cứu lớn hơn khác không tìm ra.

Mặc dù các bằng chứng còn nhiều tranh cãi, nhưng nước ép nam việt quất có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hãy nhớ rằng những lợi ích này chỉ áp dụng cho nước ép nam việt quất không chứ không phải là loại nước ép có đường bán trên thị trường. 

Uống men vi sinh

Nguồn ảnh: progressivenutracareMen vi sinhMen vi sinh là những vi sinh vật có lợi được tiêu thụ qua thức ăn hoặc chất bổ sung. Chúng có thể thúc đẩy sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong đường ruột.

Men vi sinh có sẵn ở dạng bổ sung hoặc có thể tìm thấy trong thực phẩm lên men, chẳng hạn như nấm Tây Tạng, kimchi, nấm thủy sâm, sữa chua…

Nấm Tây Tạng. Nguồn ảnh: breakinglatest.news Nấm Tây Tạng. Nguồn ảnh: breakinglatest.news 

Việc sử dụng men vi sinh có nhiều lợi ích như: cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số chủng men vi sinh có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Một nghiên cứu khác cho thấy Lactobacillus-một chủng lợi khuẩn phổ biến, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ trưởng thành.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy dùng cả men vi sinh và kháng sinh có hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát so với chỉ sử dụng kháng sinh.

Thuốc kháng sinh, có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Men vi sinh có thể giúp phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột sau khi điều trị bằng kháng sinh.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng men vi sinh có thể làm tăng lợi khuẩn ở đường tiêu hóa và giảm các tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng kháng sinh. 

Duy trì những thói quen lành mạnh

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu bắt đầu bằng việc thực hiện một vài thói quen vệ sinh lành mạnh.

Trước tiên, điều quan trọng là không nên nhịn tiểu quá lâu. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ của vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.

Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục cũng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu bằng cách ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

Ngoài ra, những người dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên tránh sử dụng chất diệt tinh trùng, vì nó làm gia tăng nhiễm trùng đường tiểu.

Cuối cùng, sau khi đi vệ sinh, hãy lau từ trước ra sau. Lau từ sau ra trước có thể khiến vi khuẩn đi sang đường tiết niệu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. 

Hãy thử các chất bổ sung tự nhiên

Một số chất bổ sung tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ UTI.

Dưới đây là một số chất bổ sung đã được nghiên cứu:

  • D-Mannose. Là một loại đường được tìm thấy trong quả nam việt quất. Nghiên cứu cho thấy nó có hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiểu và ngăn ngừa tái phát. 
  • Lá dâu gấu. Một nghiên cứu cho thấy rằng sự kết hợp của lá dâu gấu, rễ cây bồ công anh và lá bồ công anh làm giảm tái phát UTI.
Lá dâu gấu. Nguồn ảnh: WikipediaLá dâu gấu. Nguồn ảnh: Wikipedia
  • Chiết xuất nam việt quất. Giống như nước ép nam việt quất, chiết xuất nam việt quất giúp ngăn vi khuẩn bám vào đường tiết niệu.
  • Chiết xuất tỏi. Nghiên cứu cho thấy tỏi và chiết xuất tỏi có đặc tính kháng khuẩn có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu. 

Kết luận

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một vấn đề phổ biến và gây khó chịu cho người bệnh.

Tuy nhiên, uống đủ nước, duy trì các thói quen tăng cường sức khỏe và bổ sung chế độ ăn với một số thành phần chống nhiễm trùng đường tiểu là những cách tốt để giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng này.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!