Những loại thuốc này tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Điều quan trọng là phải dùng chúng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nhiễm trùng đường tiết niệu nhẹ có thể chuyển thành nhiễm khuẩn máu hoặc thận nếu không được điều trị.
Video Sử dụng kháng sinh chữa viêm tiết niệu đúng cách
Dùng loại kháng sinh nào và dùng trong bao lâu tùy thuộc vào kết quả cấy nước tiểu của bệnh nhân.
Thuốc kháng sinh nào có hiệu quả nhất?
Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu để chẩn đoán xác định người bệnh bị nhiễm trùng tiểu. Sau đó, phòng xét nghiệm sẽ nuôi cấy vi khuẩn trong vài ngày để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh. Kết quả sẽ cho bác sĩ biết loại vi khuẩn đã gây ra nhiễm trùng cho người bệnh. Dựa vào đó bác sĩ có thể kê một trong những loại kháng sinh sau để điều trị nhiễm khuẩn:
- Amoxicillin / augmentin
- Ceftriaxone (Rocephin)
- Cephalexin (Keflex)
- Ciprofloxacin (Cipro)
- Fosfomycin (Monurol)
- Levofloxacin (Levaquin)
- Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid)
- Trimethoprim / sulfamethoxazole (Bactrim, Septra)
Loại thuốc và liều lượng thuốc điều trị phụ thuộc vào việc nhiễm trùng đã gây ra biến chứng gì chưa?
“Không biến chứng” nghĩa là đường tiết niệu của bệnh nhân bình thường. “Có biến chứng” nghĩa là người bệnh có vấn đề về đường tiết niệu. Bệnh nhân có thể bị hẹp niệu quản (hẹp ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), hẹp niệu đạo (hẹp đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể), hoặc bị hội chứng tắc nghẽn như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới).
Để điều trị một bệnh nhiễm trùng phức tạp, bác sĩ có thể kê liều lượng kháng sinh cao hơn. Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng ở thận, người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện bằng thuốc kháng sinh liều cao đường tĩnh mạch.
Bác sĩ cũng sẽ xem xét các yếu tố này khi lựa chọn kháng sinh:
- Người bệnh có đang mang thai không?
- Người bệnh trên 65 tuổi?
- Người bệnh có bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào không?
- Người bệnh có từng bị tác dụng phụ của thuốc kháng sinh trước đây không?
Điều trị thuốc kháng sinh trong bao lâu?
Bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết thời gian dung thuốc. Thông thường, đối với nhiễm trùng không biến chứng, bệnh nhân sẽ dùng thuốc kháng sinh trong 2 đến 3 ngày. Một số người sẽ cần điều trị từ 7 đến 10 ngày.
Đối với một trường hợp nhiễm trùng phức tạp, có thể phải dùng thuốc kháng sinh ít nhất 14 ngày.
Xét nghiệm lại nước tiểu có thể cho biết liệu vi khuẩn đã biến mất hay chưa. Nếu vẫn còn nhiễm trùng, người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hơn.
Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, bệnh nhân có thể cần dùng thuốc kháng sinh kéo dài. Nếu quan hệ tình dục gây ra nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh cần dùng một liều thuốc kháng sinh ngay trước khi quan hệ tình dục. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc kháng sinh bất cứ khi nào bị nhiễm trùng đường tiểu mới nếu đang có các triệu chứng của bệnh và cấy nước tiểu ra vi khuẩn.
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Một số tác dụng phụ của thuốc kháng sinh như:
Tại sao cần dùng đủ liều?
Thuốc kháng sinh có tác dụng chống lại nhiễm trùng đường tiết tiểu. Các triệu chứng sẽ giảm dần sau khi dùng thuốc chỉ vài ngày.
Nhưng người bệnh cần tiếp tục uống thuốc đủ số ngày bác sĩ chỉ định. Nếu ngừng thuốc quá sớm, sẽ không tiêu diệt hết vi khuẩn trong đường tiết niệu và có thể khiến vi khuẩn trở nên kháng thuốc kháng sinh. Điều đó có nghĩa là thuốc sẽ không còn khả năng tiêu diệt những vi khuẩn này trong tương lai. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị những nhiễm trùng đường tiểu khác, thuốc sẽ không điều trị được bệnh. Uống hết liệu trình thuốc để đảm bảo tất cả vi khuẩn đã bị tiêu diệt.
Khi nào nên gọi cho bác sĩ?
Các triệu chứng của UTI sẽ cải thiện sau vài ngày. Hãy gọi cho bác sĩ nếu:
- Các triệu chứng không biến mất
- Các triệu chứng trở nên nặng hơn
- Các triệu chứng tái phát sau khi điều trị.
- Những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh đang điều trị.
Xem thêm:
- 6 phương pháp điều trị tại nhà cho nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)
- Bạn có thể quan hệ tình dục khi đang nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) không?
- Những điều bạn nên biết về nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) ở nam giới
- Những điều cần biết về điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị