Video Sỏi niệu quản
Niệu quản có thể bị tắc và nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, các tình trạng ảnh hưởng đến niệu quản có thể dẫn đến tổn thương thận.
Giải phẫu
Niệu quản nối thận với bàng quang. Nửa trên của mỗi niệu quản nằm trong ổ bụng và nửa dưới nằm trong khung chậu. Chúng dài khoảng 20 đến 30 cm ở người lớn.
Có hai niệu quản, mỗi ống nối với một bên thận. Thận nằm bên dưới xương sườn, về phía giữa lưng. Các niệu quản chạy đến bàng quang (một cơ quan rỗng, được tạo thành từ các cơ cơ nằm trong khung chậu). Các dây chằng, kết nối giữa bàng quang với các cơ quan và xương khác giúp giữ nó ở đúng vị trí.
Thành niệu quản có ba lớp: lớp ngoài cùng (cấu tạo bởi mô liên kết dạng sợi); lớp giữa (cấu tạo bởi cơ trơn) và một lớp lót bên trong, ẩm để bảo vệ bề mặt của các tế bào.
Các bất thường giải phẫu
- Niệu quản đôi (hay còn gọi là thận đôi) là bất thường về thận phổ biến nhất. Nó tiến triển trong tử cung, dẫn đến 2 niệu quản xuất phát từ một quả thận. Niệu quản đôi có thể toàn bộ hoặc không hoàn toàn.
Các niệu quản đôi toàn bộ rời khỏi thận và đi vào bàng quang riêng. Còn các niệu quản đôi không hoàn toàn sẽ liên kết với nhau tại một số điểm và đi vào bàng quang với một ống duy nhất.
- Niệu quản ngoàitử cung là một bất thường mà niệu quản không đi vào bàng quang theo đúng vị trí hoặc đôi khi nó không kết nối với bàng quang.
Nếu niệu quản không liên kết với bàng quang, thay vào đó, nó có thể chảy vào niệu đạo, âm đạo hoặc tuyến tiền liệt. Thông thường những người mắc bệnh niệu quản ngoài tử cung sẽ bị són tiểu vì nước tiểu rò rỉ qua bàng quang.
Nang niệu quản là một dị tật bẩm sinh đặc trưng bởi sự sưng tấy của niệu quản khi nó đi vào bàng quang. Tình trạng này có thể dẫn đến hậu quả nước tiểu chảy ngược vào thận. Phẫu thuật là cách để sữa chữa tổn thương.
Chức năng
Niệu quản là một bộ phận của hệ tiết niệu, có chức năng lọc máu và tạo nước tiểu dưới dạng một chất bẩn cần đào thải. Vai trò của niệu quản trong quá trình này là dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang.
Các cơn co thắt trong niệu quản đẩy nước tiểu ra khỏi thận và vào bàng quang. Niệu quản hoạt động liên tục, đưa hết nước tiểu vào bàng quang khoảng 10 đến 15 giây một lần.
Ngoài vai trò loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, thận còn cân bằng chất lỏng trong cơ thể, giải phóng hormone để điều hòa huyết áp và kiểm soát việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
Cũng giống như niệu quản, bàng quang là một cơ quan có chức năng co bóp để đào thải nước tiểu. Bàng quang của người lớn trung bình có thể chứa được khoảng 500ml nước tiểu.
Các bất thường liên quan
Bất thường niệu quản có thể là bẩm sinh, do chấn thương hoặc nhiễm trùng. Nó xảy ra khi dòng chảy của nước tiểu từ thận đến bàng quang bị ảnh hưởng. Nếu nước tiểu không thể di chuyển ra khỏi thận, nhiễm trùng thận có thể tiến triển.
Tắc nghẽn niệu quản
Là tình trạng tắc nghẽn bên trong niệu quản. Nếu không được điều trị, tắc nghẽn có thể gây hại cho thận.
Nguyên nhân của tắc nghẽn đa dạng như:
- Phì đại tiền liệt tuyến
- Sỏi thận
- Sẹo niệu quản
- Khối u
- Mang thai
- Rối loạn máu và cục máu đông
- Sỏi niệu quản
- Bất thường bẩm sinh
Các triệu chứng của niệu quản bị tắc bao gồm đau ở bên hoặc bụng, tiểu ra máu, buồn nôn, phù chân và thiểu niệu. Điều trị tắc nghẽn niệu quản có thể dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng, dẫn lưu nước tiểu và phẫu thuật.
Sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản là sỏi thận di chuyển đến niệu quản. Sỏi thận hình thành khi chất thải tích tụ và kết dính với nhau trong thận của bạn. Đôi khi sỏi đủ nhỏ để đi qua niệu quản; nhiều trường hợp khác, chúng quá lớn và bị mắc kẹt.
Nếu sỏi niệu quản nhỏ, bạn có thể không có triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên, nếu nó lớn và bị kẹt, bạn có thể gặp phải:
- Đi tiểu đau
- Chuột rút ở bụng dưới và bẹn
- Có máu trong nước tiểu
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
Đôi khi sỏi niệu quản có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây sốt và ớn lạnh.
Điều trị sỏi niệu quản bằng cách uống nhiều chất lỏng. Điều này giúp sỏi tự đào thải ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Nếu sỏi gây đau nhiều, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau. Nếu bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.
Nếu sỏi bị kẹt thì có thể cần đến phẫu thuật. Bác sĩ cũng có thể sử dụng các thủ thuật ít xâm lấn hơn, như sóng xung kích để làm vỡ sỏi, đặt stent để tạo lỗ thông lớn hơn cho sỏi đi qua hoặc dùng thuốc để giúp sỏi đi qua.
Hẹp niệu quản
Chít hẹp niệu quản là tình trạng niệu quản bị hẹp lại gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. Sự thắt chặt có thể gây ra ứ đọng nước tiểu vào thận và dẫn đến nhiễm trùng hoặc tổn thương thận.
Hẹp niệu quản có thể do chấn thương niệu quản, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) và khối u. Sự chít hẹp này thường là kết quả của tích tụ các mô sẹo.
Các triệu chứng gặp phải như đau ở bụng hoặc bên hông, tiểu ra máu, tiểu khó, buồn nôn và nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều trị có thể cần phải phẫu thuật, nội soi, lấy sỏi qua da hoặc đặt stent.
Ung thư niệu quản
- Ungthư niệu quản là ung thư hình thành trong niệu quản, không phổ biến lắm. Nó ảnh hưởng đến hầu hết những người lớn tuổi và giói tính nam. Bị ung thư niệu quản làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Các triệu chứng của ung thư niệu quản có thể bao gồm đau lưng, đau dọc theo xương sườn, tiểu ra máu, đau khi đi tiểu, sụt cân và mệt mỏi. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ tiến triển của ung thư, nhưng có thể sẽ cần phẫu thuật cắt bỏ khối u và các cơ quan xung quanh, xạ trị và hóa trị.
Trào ngược niệu quản
Trào ngược niệu quản (VUR) được đặc trưng bởi nước tiểu chảy ngược ra ngoài bàng quang, qua niệu quản và trở lại thận. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến tổn thương thận và tăng huyết áp.
Triệu chứng phổ biến nhất của VUR là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) tái phát. Các triệu chứng khác bao gồm đại tiện không tự chủ, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn và phát triển quá ở trẻ sơ sinh.
VUR có thể do khiếm khuyết bẩm sinh (được gọi là VUR nguyên phát) hoặc do tắc nghẽn bàng quang, niệu quản hay các vấn đề về thần kinh (gọi là VUR thứ phát). Nếu VUR là do bất thường bẩm sinh, trẻ có thể phát triển nhanh hơn theo thời gian.
Thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn để điều trị nhiễm trùng tiết niệu cấp tính. Nếu VUR là thứ phát, bác sĩ có thể cần tiến hành phẫu thuật hoặc sử dụng ống thông để điều trị tình trạng gốc.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, chèn ép niệu quản. Phần phổ biến nhất của hệ tiết niệu bị ảnh hưởng bởi UTIs là bàng quang. Nhiễm trùng tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và lây nhiễm sang đường tiết niệu.
Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu là đau và rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên hoặc cảm thấy cần đi tiểu ngay cả khi bàng quang trống rỗng. Tình trạng này được điều trị bằng cách dùng thuốc kháng sinh.
Xét nghiệm
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng có thể cho thấy bất thường ở niệu quản, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm, ví dụ như chụp phim để kiểm tra niệu quản và các cơ quan xung quanh.
Các xét nghiệm thông thường bao gồm:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng
- Siêu âm để quan sát các cơ quan và bất kỳ sự phát triển hoặc tắc nghẽn nào
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) để quan sát cơ quan và bất kỳ sự phát triển hoặc tắc nghẽn nào
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) để quan sát cơ quan và bất kỳ sự phát triển hoặc tắc nghẽn nào
- Chụp X-quang bàng quang-niệu đạo để kiểm tra chức năng của đường tiết niệu
- Xạ hình thận thận để kiểm tra xem thận hoạt động như thế nào