Nếu triệu chứng đau là hậu quả của chấn thương hoặc tai nạn, gọi cấp cứu hoặc tới ngay trung tâm y tế để đánh giá tình trạng tổn thương. Đồng thời, đi khám ngay lập tức nếu cảm thấy đau tức ngực.
Lập tức tới bệnh viên nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây:
- Sốt
- Đau dữ dội vùng tổn thương
- Sưng bụng
- Phân lẫn máu
- Buồn nôn và nôn dai dẳng
- Sụt cân không rõ lý do
- Vàng da
Bài viết này cung cấp những thông tin về triệu chứng đau hố chậu trái, nguyên nhân và thời điểm nên đi khám.
Viêm túi thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây ra những cơn đau dai dẳng vùng bụng phía dưới, bên trái là viêm túi thừa .
Túi thừa là những túi nhỏ hình thành do áp lực đặt lên vị trí yếu trên thành ruột già. Túi nang xuất hiện khá phổ biến và thường tăng dần số lượng sau 50 tuổi . Khi túi thừa vỡ, sưng tấy và nhiễm trùng có thể gây ra viêm túi thừa.
Các triệu chứng khác bao gồm:
Táo bón và tiêu chảy có thể là dấu hiệu ít phổ biến hơn của bệnh lý này.
Hầu hết viêm túi thừa nhẹ đều đáp ứng tốt với việc nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống và dùng kháng sinh. Trường hợp cần phẫu thuật nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc tiếp tục tái phát.
Những nguyên nhân phổ biến khác gây đau bụng dưới
Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến nhất gây ra triệu chứng đau bụng dưới hai bên.
Chướng bụng
Trung tiện và ợ hơi là hai quá trình bình thường trong cơ thể. Khí có thể được tìm thấy trong suốt chiều dài ống tiêu hóa, từ dạ dày đến trực tràng. Chúng đi vào hệ tiêu hóa do sự nuốt khí hoặc sinh ra từ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Chướng bụng có thể do các nguyên nhân sau:
- Nuốt nhiều không khí hơn bình thường
- Ăn quá nhiều
- Hút thuốc
- Nhai kẹo cao su
- Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn
- Ăn thực phẩm sinh khí
- Rối loạn vi khuẩn ruột kết
Chướng bụng thường không nghiêm trọng. Hãy đi khám nếu tình trạng kéo dài dai dẳng hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như:
Khó tiêu
Chứng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn. Axit dịch vị được dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn có thể gây kích ứng thực quản, dạ dày hoặc ruột. Kết quả là xuất hiện những cơn đau vùng thượng vị, trong một số trường hợp, triệu chứng này cũng có thể ảnh hưởng vùng bụng dưới.
Chứng khó tiêu thường nhẹ. Hầu hết mọi người đều có cảm giác khó chịu, đau hoặc nóng.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Ợ nóng
- Nhanh no hoặc đầy hơi
- Ợ hơi hoặc trung tiện
- Buồn nôn
Nên đi khám và điều trị nếu tình trạng khó tiêu dai dẳng hoặc trầm trọng hơn.
Thoát vị
Thoát vị là hiện tượng một phần cơ quan nội tạng hoặc cấu trúc khác trong cơ thể đẩy qua lớp cơ hoặc mô xung quanh. Khối thoát vị có thể xuất hiện trên thành bụng trong trường hợp thoát vị bụng hoặc bẹn.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Tăng kích thước khối thoát vị
- Vị trí thoát vị ngày càng đau
- Đau khi nâng một vật
- Đau âm ỉ
- Cảm giác no
Mỗi loại thoát vị có những triệu chứng đặc trưng. Ví dụ, thoát vị gián đoạn không tạo ra khối thoát vị.
Nguyên nhân cụ thể phụ thuộc vào loại thoát vị. Tình trạng này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, hãy đi khám nếu nghi ngờ bản thân đang bị thoát vị.
Sỏi thận
Sỏi thận thường gây khó chịu khi chúng di chuyển bên trong thận hoặc niệu quản. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu nối giữa thận với bàng quang.
Sỏi thận gây đau dữ dội một bên hông, vùng thắt lưng hoặc dưới xương sườn. Cơn đau có thể xuất hiện theo từng đợt, triệu chứng trầm trọng hơn khi sỏi di chuyển từ vị trí này qua vị trí khác trong đường tiết niệu.
Một số triệu chứng khác bao gồm:
- Nước tiểu màu hồng, đỏ, nâu, đục hoặc có mùi
- Tiểu đau, tiểu nhiều lần
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Sốt hoặc ớn lạnh
Hiện tại vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây sỏi thận. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như tiền sử gia đình có người bị sỏi thận. Hãy đi khám nếu nghi ngờ bản thân có những triệu chứng trên.
Bệnh zona
Zona là bệnh gây ra bởi virus varicellas zoster, cũng là loại vi rút gây bệnh thủy đậu. Nếu bạn đã mắc thủy đậu trước đây thì bạn có nguy cơ mắc Zona sau này. Bệnh thường phổ biến ở người trung niên ngoài 50.
Bệnh zona gây phát ban đau đớn, hình thể giống một dải mụn nước xuất hiện ở một bên cơ thể. Một số trường hợp có thể nổi ban trên cổ hoặc mặt trong khi số khác cảm thấy đau nhưng không phát ban.
Các triệu chứng của zona gồm:
- Bỏng rát, tê hoặc ngứa ran
- Nhạy cảm với kích thích
- Vỡ mụn nước tạo vảy
- Ngứa
Tiêm vắc-xin zona giúp giảm nguy lây nhiễm vi rút và đi khám nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh. Bắt đầu điều trị sớm giúp rút ngắn thời gian tiến triển bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.
Nguyên nhân đặc trưng ở đến phụ nữ
Một số nguyên nhân gây đau hố chậu trái xuất hiện ở phụ nữ, chúng có thể nghiêm trọng hoặc cần cần chăm sóc y tế. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan sang vùng bụng bên phải.
Đau bụng kinh
Triệu chứng thường xảy ra trước và trong kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau rất đa dạng, có thể hơi khó chịu đến cản trở nhiều tới hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, đau bụng kinh thường không nghiêm trọng.
Đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng:
- Đau bụng kinh cản trở hoạt động thường ngày.
- Triệu chứng nghiêm trọng hơn theo thời gian
- Bệnh nhân lớn hơn 25 tuổi và triệu chứng ngày càng nghiêm trọng
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng biểu mô lót trong thành tử cung phát triển ở những vị trí bất thường bên ngoài tử cung. Bệnh lý này thường gây đau bụng.
Một số triệu chứng khác gồm:
- Mức độ đau bụng kinh trầm trọng hơn theo thời gian
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau khi đại tiểu tiện
- Rối loạn kinh nguyệt
- Xuất huyết ngoài chu kỳ kinh nguyệt
Nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được biết rõ. Hãy đi khám để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh lý nếu xuất hiện một trong những triệu chứng trên.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là nang nhỏ chứa đầy chất lỏng bên trong nằm trên bề mặt buồng trứng.
Phần lớn u nang không có triệu chứng và thường biến mất trong vài tháng mà không cần điều trị. U nang buồn trứng kích thước lớn có thể gây khó chịu, chèn ép lên bàng quang khiến bệnh nhân thường xuyên buồn đi tiểu.
U nang buồng trứng vỡ gây đau dữ dội và một số vấn đề nghiêm trọng khác như chảy máu trong.
Hãy đi kiểm tra y tế ngay lập tức nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây:
- Đau bụng đột ngột, dữ dội
- Đau kèm theo sốt hoặc nôn mửa
- Hội chứng sốc như da lạnh, niêm mạc nhợt, thở nhanh, choáng váng hoặc suy nhược
Xoắn buồng trứng
U nang buồng trứng kích thước lớn có thể thay đổi vị trí buồng trứng trong cơ thể, làm tăng nguy cơ xoắn buồng trứng, gây tắc nghẽn nguồn cung cấp máu. Ngoài ra, các ống dẫn trứng cũng có thể bị ảnh hưởng.
Tỉ lệ xoắn buồng trứng cao hơn khi mang thai hoặc sử dụng hormone thúc đẩy quá trình rụng trứng.
Xoắn buồng trứng là hiện tượng không phổ biến, bệnh lý này thường xảy ra trong dộ tuổi sinh sản.
Đi khám nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội đột ngột kèm theo nôn mửa. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật để tháo xoắn hoặc cắt bỏ buồng trứng.
Chửa ngoài tử cung
Chửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh tự làm tổ trước khi đến tử cung, thường là bên trong ống dẫn trứng, bộ phận kết nối buồng trứng với tử cung. Chửa ngoài tử cung giai đoạn sớm có thể không có triệu chứng.
Các triệu chứng của chửa ngoài tử cung bao gồm:
- Chậm kinh và các dấu hiệu mang thai điển hình
- Chảy máu âm đạo
- Tiết dịch âm đạo
- Khó chịu khi đại tiểu tiện
- Đau vai gáy
Hãy đi khám nếu xuất hiện một trong những triệu chứng trên hoặc nghi ngờ bản thân đang mang thai, ngay cả khi kết quả thử thai âm tính.
Thai ngoài tử cung bị vỡ là tình trạng y khoa cấp cứu cần lập tức phẫu thuật để khâu lại ống dẫn trứng. Nhanh chóng đến ngay những có sở y tế nếu:
- Cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt
- Suy nhược
- Tái nhợt
Bệnh viêm vùng chậu – PID (Pelvic inflammatory disease)
Viêm vùng chậu là một nhiễm trùng liên quan tới hệ thống sinh sản ở phụ nữ, thường lây truyền qua đường tình dục - STI (sexually transmitted infections). Một số nhiễm trùng đường sinh dục phổ biến gây ra PID gồm chlamydia và bệnh lậu.
Những bệnh nhân này có thể có hoặc không có triệu chứng viêm vùng chậu
Các triệu chứng ngoài đau bụng bao gồm:
- Sốt
- Dịch âm đạo có mùi hôi
- Đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục
- Tiểu buốt, tiểu rát
- Chảy máu ngoài kinh nguyệt
Hãy đi khám nếu nghi ngờ bản thân hoặc bạn tình phơi nhiễm với bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường trên bộ phận sinh dục như đau hoặc tiết dịch bất thường.
Nguyên nhân chỉ xuất hiện ở đến nam giới
Một số nguyên nhân đau bụng dưới bên trái chỉ ở nam giới, chúng có thể nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế. Triệu chứng đau của những bệnh lý này cũng có thể xuất hiện ở vùng bụng bên phải.
Thoát vị bẹn
Thoát vị là tình trạng lớp mỡ bụng hoặc một đoạn ruột non đẩy qua những vị trí yếu trên thành bụng. Thoát vị cũng có thể xảy ra ở nữ giới nhưng ít phổ biến hơn so với nam giới.
Thoát vị có thể gây ra một số triệu chứng:
- Xuất hiện khối thoát vị vùng bẹn, có thể tăng dần kích thước theo thời gian và thường biến mất khi nằm xuống
- Đau ở vị trí thoát vị, tồi tệ hơn khi gắng sức, nâng một vật, ho hoặc hoạt động thể chất
- Bẹn yếu, khó cử động, bỏng rát hoặc đau
- Bìu sưng to
Thoát vị bẹn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Hãy đi khám ngay lập tức nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu:
- Đau dữ dội hoặc nổi ban tại vị trí thoát vị
- Mức độ đau đột ngột ngày càng nghiêm trọng
- Khó trung đại tiện
- Buồn nôn và nôn mửa
- Sốt
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn cản trở lưu lượng máu nuôi dưỡng tinh hoàn đồng thời gây đau và sưng tấy nghiêm trọng. Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn chưa được làm rõ. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường phổ biến nhất ở trẻ trai dưới 18 tuổi .
Một số triệu chứng của xoắn tinh hoàn gồm:
- Đau và sưng bìu đột ngột, dữ dội
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Tiểu đau
- Sốt
Xoắn tinh hoàn là một tình trạng rất nghiêm trọng nên lập tức đi khám nếu xuất hiện những cơn đau đột ngột, dữ dội ở tinh hoàn.
Bạn vẫn cần kiểm tra y tế trong trường hợp cơn đau tự biến mất. Phẫu thuật có thể được chỉ định để giải quyết tình trạng xoắn vặn tinh hoàn.
Thời điểm nên đi khám
Hãy đi khám nếu những cơn đau ở vùng bụng dưới xuất hiện dai dẳng và khiến bạn lo lắng.
Hãy để ý tới những cơn đau và tìm kiếm những phương pháp hay yếu tố giúp xoa dịu chúng. Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể và trao đổi với bác sĩ sớm nếu cơn đau kéo dài.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về hệ tiêu hóa "yếu": Nguyên nhân và biện pháp điều trị
- 7 liệu pháp tự nhiên cho tình trạng đau bụng
- Các nguyên nhân gây đau bụng vào ban đêm và biện pháp điều trị
- 10 nguyên nhân gây đau bụng vào buổi sáng và cách khắc phục
- Các nguyên nhân gây tình trạng cồn cào ở bụng và biện pháp khắc phục