Nguyên nhân gây đau bụng vào ban đêm
Đau bụng là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý. Để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này và có phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh cần ghi nhận các triệu chứng kèm theo.
Đầy hơi
Đầy hơi là tình trạng khá phổ biến của rối loạn đường tiêu hóa, gây nên đau nhói ở trung vị và thượng vị.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích có thể gây triệu chứng khác nhau tùy cơ địa từng người, nhưng phổ biến là tình trạng đau bụng.
Bên cạnh đó là các triệu chứng khác như:
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày, hay viêm loét dạ dày - tá tràng, thường gây đau với cảm giác nóng rát. Cơn đau thường tăng lên khi đói hoặc khi có nhiều axit trong dạ dày. Do đó người bệnh sẽ đau tăng lên giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm.
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là bệnh lý xảy ra khi các túi nhỏ phát triển phồng lên trong niêm mạc hệ tiêu hóa.
Ngoài triệu chứng đau bụng, viêm túi thừa còn gây ra:
Trào ngược axit dạ dày – thực quản
Trào ngược axit có thể do nguyên nhân:
- Ăn quá no
- Uống quá nhiều nước
- Nằm nghỉ ngay sau khi ăn
- Thức ăn dễ gây trào ngược: đồ cay, đồ ngọt và cà chua.
Trào ngược axit mạn tính, xảy ra trên một lần trong tuần có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn như viêm và sẹo thực quản, chảy máu và loét thực quản.
Sỏi mật
Sỏi túi mật có thể làm tắc ống túi mật, gây đau sau khi ăn quá no hoặc nhiều chất béo, Do đó người bị sỏi mật có thể gặp cơn đau vào ban đêm khi đang ngủ sau khi tiêu thụ nhiều thức ăn vào bữa tối.
Tình trạng khởi phát đột ngột có thể gây đau bụng vào ban đêm
Đôi khi, cơn đau bụng có thể xuất hiện đột ngột, là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng:
Sỏi thận
Khi sỏi thận bắt đầu di chuyển và đi vào niệu quản sẽ gây nên đau buốt dữ dội ở lưng. Cơn đau có thể lan đến dạ dày và vùng bụng. Cơn đau do sỏi thận gây ra sẽ thay đổi vị trí và cường độ khi sỏi di chuyển qua đường tiết niệu.
Viêm dạ dày ruột do virus
Viêm dạ dày ruột do virus là bệnh truyền nhiễm do virus với triệu chứng bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn và sốt …
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm gây ra nôn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng. Hầu hết các dấu hiệu trên xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc.
Bệnh tim mạch
Mặc dù khá hiếm khi nhưng đôi khi triệu chứng đau bụng có thể gặp trong một số bệnh tim mạch, chẳng hạn như bệnh thiếu máu cơ tim.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh tim mạch như đau vùng cổ và hàm, tim đập nhanh và khó thở.
Điều trị đau bụng vào ban đêm
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, điều trị trào ngược axit bằng thuốc kháng axit không kê đơn hay hạn chế các cơn đau do đầy hơi bằng cách làm giảm khí.
Tuy nhiên, với phần lớn các trường hợp cần có điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Sau khi chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho từng tình trạng. Hầu hết các trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân cũng cần được điều trị từ bác sĩ.
Các trường hợp cần thăm khám bác sĩ
Nếu cơn đau bụng xảy ra trên hai lần một tuần, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác. Hướng điều trị thông thường là sử dụng thuốc không kê đơn như thuốc kháng axit dạ dày và thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh cần thăm khám bác sĩ. Một số nguyên nhân gây đau bụng cần được chẩn đoán đúng và được điều trị dứt điểm sau đó nhờ kê đơn thuốc.
Điều trị bằng thuốc và dự phòng
Thức dậy vào ban đêm vì đau đớn không phải là “bản án chung thân”. Bạn có thể và có khả năng sẽ tìm thấy sự nhẹ nhõm một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nhưng để đạt được điều đó, bạn cần chẩn đoán vấn đề một cách dễ dàng hơn bằng những việc làm sau:
Theo dõi và dự phòng cơn đau bụng
Nếu thường xuyên gặp cơn đau bụng gần đây, chúng ta cần dùng nhật ký ghi lại những thực phẩm đã ăn tối hôm trước, các triệu chứng trong cả ngày cũng như vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Những thông tin trên sẽ rất hữu ích để bác sĩ định hướng được nguyên nhân và đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất.
Sử dụng thuốc không kê đơn
Các loại thuốc điều trị không kê đơn bao gồm thuốc kháng axit và thuốc điều trị viêm loét dạ dày; có thể hiệu quả đối với các tình trạng nhẹ.
Thay đổi lối sống
Nếu nguyên nhân gây đau bụng do trào ngược axit, cần tránh việc ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước, hoặc nằm ngủ ngay sau bữa ăn, cũng như cần kiểm soát cân nặng (tránh béo phì).
Thăm khám bác sĩ
Nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn dù đã được điều trị bằng thuốc hay thay đổi lối sống phù hợp, người bệnh cần đi khám bác sĩ. Hầu hết các nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng đều có thể được điều trị tương đối dễ dàng, vì vậy người bệnh cần thăm khám càng sớm càng tốt, để có được trạng thái hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Xem thêm: