Thoát vị trong hoặc gần vị trí này có thể tạo ra một khối phồng lồi gây đay đớn khi di chuyển.
Video: Thoát vị bẹn/ Hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh
Nhiều người không có nhu cầu điều trị chứng thoát vị này vì nó nhỏ hoặc không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, điều trị y tế kịp thời có thể giúp ngăn ngừa chứng phồng lồi và giảm sự khó chịu.
Triệu chứng thoát vị bẹn
Rất dễ nhận thấy triệu chứng của thoát vị bẹn. Bệnh này gây ra các khối phồng dọc theo vùng mu hoặc bẹn và chúng có thể tăng kích thước khi bạn đứng lên hoặc ho.
Tình trạng thoát vị có thể gây đau đớn khi tiếp xúc.
Các triệu chứng:
- Đau khi ho, tập thể dục hoặc cúi xuống
- Cảm giác bỏng rát
- Đau nhói
- Cảm giác nặng hoặc đầy ở háng
- Sưng bìu ở nam giới
Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro gây ra thoát vị bẹn
Sự suy yếu của thành bụng, các điểm yếu trong cơ bụng và cơ háng được cho là những nguyên nhân trực chính gây thoát vị bẹn. Các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này:
- Di truyền
- Đã từng bị thoát vị bẹn
- Là nam giới
- Sinh non
- Thừa cân hoặc béo phì
- Mang thai
- Mắc bệnh xơ nang
- Ho mãn tính
- Táo bón mãn tính
Các biến chứng có thể gặp phải khi bị thoát vị bẹn
Nếu không được điều trị, khối thoát vị bẹn có thể bị kẹt hoặc nghẹt.
Thoát vị kẹt xảy ra khi các chất trong khối thoát vị bị kẹt trong thành bụng. Nếu bác sĩ không thể đưa nó trở lại vị trí cũ thì bệnh nhân có thể bị tắc ruột và khó bài tiết. Sự tắc nghẽn cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn và nôn.
Tuy nhiên, khối thoát vị kẹt đôi khi chặn lưu thông máu đến ruột và bụng, dẫn đến chết mô. Đây là một trường hợp khẩn cấp có thể đe dọa đến tính mạng và cần được phẫu thuật sớm nhất có thể.
Dù không gây chết mô, khối thoát vị lớn dần có thể gây áp lực lên vùng bẹn khiến bệnh nhân bị đau, sưng hoặc cảm thấy nặng nề ở phần này của cơ thể.
Các loại thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn có thể được phân loại thành gián tiếp, trực tiếp, bị kẹt hoặc bị nghẹt.
Thoát vị bẹn gián tiếp
Thoát vị bẹn gián tiếp là trường hợp phổ biến nhất, thường gặp ở những ca sinh non, trước khi ống bẹn đóng lại. Tuy nhiên, tình trạng thoát vị này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và thường phổ biến hơn ở nam giới.
Thoát vị bẹn trực tiếp
Thoát vị bẹn trực tiếp thường xảy ra ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các cơ bắp sẽ trở nên yếu hơn so với khi bạn còn trẻ, gây ra tình trạng thoát vị bẹn trực tiếp. Loại thoát vị này phổ biến hơn ở nam giới.
Thoát vị bẹn kẹt
Thoát vị bẹn kẹt xảy ra khi mô bị kẹt trong bẹn và kích cỡ không giảm đi khiến nó không thể được đưa trở lại vị trí cũ.
Thoát vị nghẹt
Thoát vị nghẹt là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn các loại thoát vị bẹn khác. Điều này xảy ra khi tuần hoàn máu đến ruột của bệnh nhân thoát vị bị cắt đứt.
CẤP CỨU Y TẾ
Thoát vị nghẹt là tình trạng có khả năng đe dọa đến tính mạng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Hãy gọi 911 và đến phòng cấp cứu gần nhất nếu bạn nghĩ bản thân có thể mắc phải tình trạng này.
Chẩn đoán thoát vị bẹn
Bác sĩ thường có thể chẩn đoán thoát vị bẹn khi khám sức khỏe cho bệnh nhân. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ho khi đang đứng để họ có thể kiểm tra khối thoát vị ở tư thế dễ nhận thấy nhất.
Nếu tình trạng thoát vị có thể thuyên giảm, bệnh nhân hoặc bác sĩ có thể dễ dàng đẩy khối thoát vị ở bẹn trở lại bụng khi bệnh nhân nằm ngửa. Tuy nhiên, nếu cách này không thành công, bệnh nhân có thể bị thoát vị kẹt hoặc thoát vị nghẹt.
Điều trị thoát vị bẹn
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với các trường hợp thoát vị bẹn. Loại phẫu thuật này rất phổ biến và có khả năng thành công cao khi được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật đã được đào tạo bài bản.
Các lựa chọn phẫu thuật:
- Phẫu thuật mở bẹn loại bỏ túi thoát vị: Bác sĩ sẽ rạch một đường lớn ở vùng bụng gần bẹn.
- Phẫu thuật nội soi loại bỏ túi thoát vị: Bác sĩ thực hiện nhiều đường rạch nhỏ rồi sử dụng một ống dài, mỏng có gắn camera chiếu đèn ở đầu hỗ trợ bác sĩ tiến hành phẫu thuật từ bên trong..
Mục tiêu của cả hai phương pháp đều là đưa mô bên trong ổ bụng trở lại khoang bụng và loại bỏ khiếm khuyết thành bụng. “Mảnh vá” mesh thường được dùng để gia cố thành bụng. Sau khi các bộ phận được đưa về đúng vị trí của chúng, bác sĩ sẽ đóng đường rạch bằng chỉ khâu, khâu nối máy hoặc keo dán sinh học.
Mỗi thủ thuật đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Ưu điểm phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn:
- Ít hoặc không đau sau khi phẫu thuật
- Thời gian hồi phục ngắn giúp bạn có thể nhanh chóng quay trở lại với nhịp sống bình thường
- Vết rạch nhỏ hơn (ít để lại sẹo)
Nhược điểm phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn:
- Yêu cầu gây mê toàn thân
- Thời gian phẫu thuật lâu hơn
Ưu điểm phẫu thuật mở bẹn:
- Yêu cầu gây tê cục bộ
- Thời gian phẫu thuật ngắn hơn
- Ít hoặc không đau sau phẫu thuật
- Phương pháp tiết kiệm nhất
Nhược điểm phẫu thuật mở bẹn:
- Đường rạch lớn
- Thời gian hồi phục lâu hơn
Phòng ngừa thoát vị bẹn
Bạn không thể ngăn ngừa các yếu tố rủi ro di truyền nhưng bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc phải tình trạng thoát vị bẹn nghiêm trọng. Hãy làm theo các mẹo sau:
- Duy trì mức cân nặng hợp lý
- Sắp xếp một chế độ ăn giàu chất xơ
- Bỏ thuốc lá: bỏ hút thuốc thường rất khó nhưng bác sĩ có thể hỗ trợ xây dựng một kế hoạch cai thuốc phù hợp cho bạn
- Tránh bê vác nặng
Điều trị phẫu thuật sớm có thể giúp chữa khỏi thoát vị bẹn.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn sẽ luôn phải đối mặt với nguy cơ tái phát và gặp phải các biến chứng nhỏ. Các biến chứng như nhiễm trùng sau phẫu thuật hoặc vết thương sau phẫu thuật khó lành.
Hãy liên hệ các nhân viên y tế, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn gặp phải các triệu chứng mới hoặc gặp phải các tác dụng phụ sau khi điều trị.
Xem thêm: