7 liệu pháp tự nhiên cho tình trạng đau bụng

Đau bụng là tình trạng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hầu hết các trường hợp thường không quá nghiêm trọng với triệu chứng không kéo dài. Các liệu pháp tự nhiên điều trị đau bụng sẵn có và dễ thực hiện tại nhà.

Rượu đắng và nước ngọt có ga

Liệu pháp sử dụng rượu để ngăn cơn buồn nôn không được nhiều người biết đến, nhưng một cách hiệu quả là pha 5 hoặc 6 giọt cocktail đắng vào một ly nước tonic lạnh, soda hoặc bia gừng.

Sử dụng cocltail và soda, chanh để giảm cơn buồn nôn (Nguồn healthline.com)Sử dụng cocltail và soda, chanh để giảm cơn buồn nôn (Nguồn healthline.com) Hầu hết các loại rượu đắng phổ biến đều pha trộn các loại thảo mộc như quế, thì là, bạc hà và gừng, tạo nên tác dụng giảm cảm giác buồn nôn cho người uống. 

Gừng

Từ lâu đời, gừng đã được sử dụng để điều trị nhiều rối loạn tiêu hóa, trong đó có đau bụng hay buồn nôn.

Gừng là phương thuốc hiệu quả cho các rối loạn tiêu hóa (Nguồn healthline.com)Gừng là phương thuốc hiệu quả cho các rối loạn tiêu hóa (Nguồn healthline.com)Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng hiệu quả của gừng đối với cơn đau bụng. Ngoài ra gừng còn có tác dụng chống viêm, và được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như nhai gừng tươi hoặc pha trà gừng, hay dùng đồ uống khác chứa gừng, trong đó có bia gừng tự nhiên. 

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc không những có hương vị thơm ngon mà còn có tác dụng chống viêm, giúp làm dịu cơn đau bụng. Nhờ đặc tính chống viêm mà trà hoa cúc làm giãn cơ trơn đường tiêu hóa, giúp giảm cơn đau do co thắt cơ. 

Chế độ ăn uống BRAT

Chế độ ăn bao gồm chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng (BRAT) được áp dụng khá phổ biến để làm giảm cơn đau bụng, cũng như buồn nôn và tiêu chảy.

Chế độ ăn BRAT bao gồm Chuối, Cơm, Sốt Táo và Bánh mì Nướng (Nguồn healthline.com)Chế độ ăn BRAT bao gồm Chuối, Cơm, Sốt Táo và Bánh mì Nướng (Nguồn healthline.com)BRAT chứa thực phẩm ít chất xơ, có các liên kết hóa học khá bền, đặc biệt là không chứa muối hoặc gia vị, vốn có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Chế độ ăn kiêng ít muối này là lựa chọn lý tưởng khi suy nhược cơ thể, ăn uống kém. Bánh mì cháy, được nướng kĩ hơn bình thường cũng rất hiệu quả trong việc ngăn cảm giác buồn nôn. 

Bạc hà

Từ lâu bạc hà đã được dùng như một phương thuốc thiên nhiên cho chứng buồn nôn và đau bụng vì tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm đau.

Bạc hà có tác dụng giảm đau (Nguồn healthline.com)Bạc hà có tác dụng giảm đau (Nguồn healthline.com)Cách sử dụng có thể là:

  • Pha trà bạc hà 
  • Ngửi chiết xuất bạc hà
  • Ngậm kẹo bạc hà
  • Nhai lá bạc hà tươi 

Giấm táo

Nếu bị đau bụng, bạn có thể pha 1 thìa giấm táo, một muỗng cà phê mật ong với 1 cốc nước, và nhâm nhi từ từ. Giấm táo có vị khó chịu nên sẽ khó uống trực tiếp với hầu hết mọi người.

Acid trong giấm táo làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột, cho phép tinh bột đến ruột và duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Dùng một thìa giấm táo mỗi ngày có thể phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa.

Kết hợp giấm táo và mật ong cho cảm giác dễ uống hơn (Nguồn healthline.com)Kết hợp giấm táo và mật ong cho cảm giác dễ uống hơn (Nguồn healthline.com) 

Chườm ấm

Chườm ấm bằng miếng đệm hoặc chai nước nóng không chỉ có hiệu quả khi bạn bị ốm mà còn giúp xoa dịu cơn đau bụng.

Hơi ấm trên bụng làm giảm cơn đau và co thắt, đồng thời nhiệt độ cao giúp thư giãn cơ và giảm cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, người dùng cần cẩn thận tránh để nhiệt độ cao và thời gian dài có thể làm tổn thương da. 

Các trường hợp cần thăm khám bác sĩ

Các tình trạng khó chịu của đường tiêu hóa có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Nôn mửa kéo dài kéo theo nguy cơ cơ thể bị mất nước. Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh có thể uống từng ngụm nước nhỏ. Họ cần thăm khám tại cơ sở y tế nếu nôn kéo dài trên 6 giờ, hoặc cảm thấy buồn nôn hoặc đau dạ dày và khó chịu trong hơn 48 giờ.

Bệnh Crohn hay dị ứng thức ăn cũng gây ra các triệu chứng bất thường trên. Nếu chúng xuất hiện thường xuyên sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc tham gia vào các hoạt động cụ thể, người bệnh cần trao đổi chi tiết với bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!