Khi bạn bắt đầu thở nhanh hơn và cảm thấy hơi thở nông hơn, đó là cảm giác hụt hơi. Bạn có thể phải thở bằng miệng để cố gắng nhận được nhiều không khí hơn. Điều này nếu xảy ra khi bạn không tập thể thao thì đây là một điều đáng lo ngại.
Nhiều người có thể cảm thấy khó thở khi hoạt động gắng sức nếu họ không tập luyện thường xuyên.
Nhưng nếu bạn đột ngột lên cơn khó thở khi thực hiện các hoạt động thường ngày, đó có thể là một trường hợp cấp cứu y tế.
Video 2 kỹ thuật giảm khó thở
Khó thở khi gắng sức là một dấu hiệu cho thấy phổi của bạn không nhận đủ oxy hoặc không thải đủ carbon dioxide ra ngoài. Nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây khó thở khi gắng sức
Khó thở xảy ra là kết quả của sự tương tác của nhiều yếu tố thể chất và thậm chí cả tâm lý. Ví dụ, một cơn hoảng loạn là một rối loạn được kích hoạt bởi não bộ và chúng biểu hiện các triệu chứng thực tế về thể chất. Khó thở thậm chí có thể là kết quả của điều kiện môi trường nếu chất lượng không khí trong khu vực của bạn kém.
Tất cả những điều sau đây có thể gây nên khó thở khi gắng sức:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
- Suy tim sung huyết.
- Bệnh hen.
- Thể chất yếu.
- Mang thai ở giai đoạn cuối.
- Thiếu máu.
- Viêm phổi.
- Thuyên tắc phổi.
- Xơ hóa phổi.
- Ung thư.
- Béo phì.
- Bệnh thận.
- Bệnh gan
Chẩn đoán nguyên nhân cơ bản của khó thở
Nếu có khó thở khi gắng sức, bạn nên đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và hỏi về bệnh sử của bạn.
Các xét nghiệm sẽ giúp xác định nguyên nhân khiến bạn khó thở, bao gồm:
- Chụp X-quang ngực.
- Chụp CT ngực.
- Bài kiểm tra thể chất.
- Đo chức năng hô hấp.
- Các xét nghiệm máu.
- Điều trị khó thở
Điều trị tình trạng này sẽ phụ thuộc vào kết quả của các xét nghiệm, tập trung vào điều trị nguyên nhân gây ra khó thở.
Ví dụ: nếu khó thở do bệnh hen gây ra, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng thuốc hít. Nếu đó là dấu hiệu của tình trạng thể chất kém, bác sĩ có thể sẽ đề xuất một chương trình thể dục.
Bạn có thể chỉ cần đối phó với các triệu chứng cho đến khi nguyên nhân được giải quyết. Ví dụ, trong thai kỳ, tình trạng khó thở của bạn sẽ cải thiện sau khi sinh em bé.
Cách nhận biết trường hợp cấp cứu
Một cơn khó thở đột ngột khởi phát có thể là một trường hợp cấp cứu. Gọi 115 ngay lập tức nếu bạn hoặc ai đó bạn biết gặp phải trường hợp này, đặc biệt nếu nó đi kèm với những điều sau:
- “Đói không khí”là cảm giác rằng dù bạn hít thở sâu đến đâu, bạn vẫn không nhận đủ không khí.
- Thở hổn hển.
- Nghẹt thở.
- Tức ngực.
- Lú lẫn.
- Ngất.
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Xanh xao (da nhợt nhạt).
- Tím tái.
- Chóng mặt.
- Ho ra máu hoặc đờm có bọt, màu hồng.
Xem thêm:
- Khó thở: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
- 9 phương pháp điều trị tại nhà cho chứng khó thở
- Khó thở vào ban đêm: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- Khó thở khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp đối phó
- Khó thở khi nằm: 5 nguyên nhân phổ biến và biện pháp khắc phục
- Khó thở và chóng mặt: Nguyên nhân, cách điều trị và tìm kiếm sự giúp đỡ
- Chứng đầy bụng và khó thở: Nguyên nhân, biện pháp điều trị