10 xét nghiệm máu quan trọng nhất: Chỉ định, kết quả và ý nghĩa

Xét nghiệm máu thường xuyên là một trong những cách quan trọng nhất để theo dõi sức khỏe tổng quát. Kiểm tra định kỳ có thể cho bạn biết cơ thể thay đổi như thế nào theo thời gian và từ đó hỗ trợ bạn đưa ra những quyết định tốt nhất cho sức khỏe của mình.

Nên làm xét nghiệm máu định kỳ bao lâu một lần?

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến cáo đi làm xét nghiệm máu định kỳ ít nhất 1 lần/ năm, vì đó là khoảng thời gian cơ thể có sự thay đổi.

Đó chỉ là số lần tối thiểu, nhưng bạn có thể cần xét nghiệm máu thường xuyên hơn nếu gặp phải một số lí do như:

  • Bạn đang gặp phải các triệu chứng bất thường, dai dẳng. Có thể bao gồm bất cứ tình trạng nào từ mệt mỏi, tăng cân bất thường cho đến xuất hiện cơn đau mới.
  • Bạn muốn đảm bảo sức khỏe của mình ở trạng thái tốt nhất. Biết nồng độ của các thành phần khác nhau trong máu như HDL và LDL cholesterol có thể giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc kế hoạch tập thể dục của mình để hạn chế các thói quen không lành mạnh (mà bạn thậm chí trước đây bạn không nhận ra). Điều này cũng có thể giúp hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể và nhiều lợi ích khác nữa.
  • Bạn muốn giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc các biến chứng. Xét nghiệm máu thường xuyên có thể phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo của hầu hết mọi bệnh. Nhiều bệnh tim, phổi và thận đều có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu.

Nếu bạn muốn thực hiện một số xét nghiệm thường xuyên hơn một lần mỗi năm, hãy trao đổi với bác sĩ trước.

Nên làm những xét nghiệm thường quy và không thường quy nào?

Một số xét nghiệm thường quy phổ biến nhất là:

  • Công thức máu toàn phần (CBC)
  • Xét nghiệm sinh hóa máu (để kiểm tra trao đổi chất cơ bản)
  • Xét nghiệm tuyến giáp
  • Xét nghiệm nồng độ các chất dinh dưỡng phổ biến, chẳng hạn như sắt hoặc vitamin B

Một số xét nghiệm khác mà có thể bạn sẽ cần làm như:

  • Dấu ấn enzym: nếu bạn có nguy cơ bị ung thư hoặc các tình trạng khác như xơ gan, đột quỵ hoặc bệnh celiac
  • Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD): nếu bạn quan hệ với nhiều bạn tình hoặc có bạn tình mới

Tại sao một số xét nghiệm máu lại yêu cầu nhịn ăn?

Mọi thứ bạn ăn uống vào đều chứa vitamin, protein và các chất dinh dưỡng khác có thể khiến các nồng độ các chất cần xét nghiệm trong máu tăng hoặc giảm tạm thời.

Nhịn ăn từ 8–12 tiếng giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất có thể và không bị sai lệch.

Một số xét nghiệm hay phải yêu cầu nhịn ăn như là:

  • Xét nghiệm cholesterol
  • Xét nghiệm đường máu
  • Xét nghiệm chức năng gan
  • Kiểm tra chức năng thận
  • Bảng trao đổi chất cơ bản
  • Xét nghiệm glucose máu

Kết quả xét nghiệm sẽ có sau bao lâu?

Kết quả có thể mất từ vài giờ cho đến vài ngày. Dưới đây là thời gian chờ kết quả của một số xét nghiệm phổ biến:

  • Công thức máu toàn phần (CBC): 24 giờ
  • Bảng trao đổi chất cơ bản: 24 giờ
  • Bảng trao đổi chất toàn diện: 24–72 giờ
  • Xét nghiệm lipid máu: 24 giờ.

Thời gian chờ có thể tùy thuộc vào phòng xét nghiệm cụ thể nơi bạn được lấy mẫu hoặc số lượng xét nghiệm được thực hiện cùng một lúc. Nếu bạn làm nhiều xét nghiệm thì sẽ phải đợi đến khi tất cả các xét nghiệm đã có kết quả.

Đôi khi phòng xét nghiệm sẽ chỉ công bố kết quả cho bác sĩ, sau đó bác sĩ sẽ xem xét chúng rồi mới báo kết quả lại cho bạn.

Ai là người chỉ định xét nghiệm máu?

Bác sĩ thường sẽ là người chỉ định xét nghiệm máu khi khám sức khỏe hoặc có nghi ngờ một tình trạng cụ thể nào đó.

Xét nghiệm máu thường được bảo hiểm chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí, vì thế nếu có chỉ định của bác sĩ hãy xét nghiệm vì bạn sẽ không phải trả phí quá nhiều. Bác sĩ cũng có thể tư vấn cách chọn cơ sở xét nghiệm đáng tin cậy, được quản lý tốt hoặc thuận tiện cho bạn.

Bạn có thể tự yêu cầu xét nghiệm máu mà không cần bác sĩ hoặc thậm chí là không có bảo hiểm y tế, nhưng điều này không được khuyến khích vì sẽ rất tốn kém kết bạn không tham gia bảo hiểm y tế.

10 xét nghiệm máu quan trọng

Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn các xét nghiệm máu mà những người trưởng thành hay phải làm.

Công thức máu toàn phần

Xét nghiệm định kỳ công thức máu toàn phần (CBC) nhằm kiểm tra nồng độ 10 thành phần khác nhau liên quan đến các tế bào chính trong máu (bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu) như là số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrit.

Dưới đây là một số các kết quả điển hình:

Thành phần

Phạm vi bình thường

Tế bào hồng cầu

nam giới: 4,32–5,72 triệu tế bào / mcL; phụ nữ: 3,90–5,03 triệu tế bào / mcL

Tế bào bạch cầu

3.500- 10.500 tế bào / mcL

Tiểu cầu

150.000- 450.000 tế bào/ mcL

Huyết sắc tố

nam giới: 13,5–17,5 gam / decilit (g / dL); phụ nữ: 12,0–15,5 g / dL

Hematocrit

nam giới: 38,8–50,0%; phụ nữ: 34,9–44,5%

Nồng độ bất thường của các thành phần này có thể chỉ ra:

  • Thiếu hụt dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin B6 hoặc B12
  • Thiếu sắt
  • Các vấn đề về tủy xương
  • Viêm mô
  • Nhiễm trùng
  • Các vấn đề về tim mạch
  • Ung thư

Dựa trên kết quả của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm tiếp theo để xác định mức độ bất thường và đưa ra chẩn đoán phù hợp.

Bảng trao đổi chất cơ bản

Bảng trao đổi chất cơ bản (BMP) kiểm tra nồng độ của một số hợp chất trong máu, chẳng hạn như:

  • Chất điện giải
  • Canxi
  • Đường glucose
  • Natri
  • Kali
  • Carbon dioxide
  • Clo
  • Nitơ trong urê máu (BUN)
  • Creatinine

Các xét nghiệm này yêu cầu bạn nhịn ăn ít nhất tám giờ trước khi lấy máu.

Kết quả bất thường có thể chỉ ra bệnh thận, tiểu đường hoặc mất cân bằng hormone. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm tiếp theo để chẩn đoán.

Bảng trao đổi chất hoàn chỉnh

Bảng trao đổi chất hoàn chỉnh (CMP) gồm tất cả các chỉ số của BMP, ngoài ra còn có thêm các protein và các chất liên quan đến chức năng gan như:

  • Albumin
  • Protein toàn phần
  • Photphat kiềm (ALP)
  • Alanin aminotransferase (ALT)
  • Aspartate aminotransferase (AST)
  • Bilirubin

Với những chất có ở cả BMP và CMP thì kết luận CMP tương tự như BMP. Ngoài ra, nồng độ bất thường của các chất khác cũng có thể chỉ ra những bất thường như:


Nồng độ cao

Nồng độ thấp

ALP

• Tắc nghẽn ống mật
• Xơ gan
• Viêm túi mật
• Sỏi mật
• Viêm gan
• Bệnh Paget

• Rối loạn chuyển hóa xương
• Phẫu thuật tim
• Suy dinh dưỡng
• Thiếu mentzinc

ALT

• Xơ gan
• Viêm gan
• Ung thư
gan
• Tổn thương gan

Được coi là bình thường

AST

• Xơ gan
• Bệnh tim
• Viêm gan
• Tăng bạch cầu đơn nhân
• Viêm tụy (mono)

Được coi là bình thường

Bilirubin

• Phá hủy tế bào hồng cầu bất thường (tan máu)
• Phản ứng có hại của thuốc
• Tắc nghẽn ống mật
• Hội chứng Gilbert
• Viêm gan

Không phải là mối quan tâm

Lipid máu

Xét nghiệm này nhằm kiểm tra nồng độ hai loại cholesterol:

  • Lipoprotein mật độ cao (HDL), hay cholesterol "tốt"
  • lipoprotein mật độ thấp (LDL), hay cholesterol "xấu"

HDL “tốt” vì nó loại bỏ các chất độc ra khỏi máu và giúp gan phân hủy chúng thành chất thải. LDL “có hại” vì nó có thể gây ra mảng xơ vữa phát triển trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm.

Dưới đây là khoảng bình thường với từng chỉ số:


Cao

Thấp

HDL

> 60 mg / dL

Nam giới: <40 mg / dL; phụ nữ: <50 mg / dL

LDL

> 160 mg / dL

<100 mg / dL

Khoảng bình thường cũng có thể thay đổi theo độ tuổi .

Xét nghiệm tuyến giáp

Xét nghiệm tuyến giápXét nghiệm tuyến giáp

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp nhằm kiểm tra xem tuyến giáp sản xuất và phản ứng với một số hormone như thế nào, chẳng hạn như:

  • Triiodothyronine (T3) . Cùng với T4 giúp điều chỉnh nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.
  • Bắt giữ T3 trên nhựa resin (RU) giúp đo mức độ liên kết của hormone có tên là: globulin mang thyroxin.
  • Thyroxine (T4) . Cùng với T3 giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và giúp cơ thể phát triển.
  • Hormone kích thích tuyến giáp (TSH) giúp điều chỉnh nồng độ hormone mà tuyến giáp tiết ra.

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ, giúp điều chỉnh các đặc tính của cơ thể như tâm trạng, mức năng lượng và trao đổi chất tổng thể.

Dưới đây là kết quả bình thường:

  • T3: 100–200 nanogam trên mỗi decilit máu (ng / dL)
  • T3RU: phụ thuộc vào mức T3 (sẽ thấp nếu mức T3 cao và ngược lại)
  • T4: 5,0–12,0 microgam trên decilit (μg / dL)
  • TSH: 0,4–4,0 microgam trên một lít máu (mIU / L)

Nồng độ bất thường của các hormone này có thể chỉ ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như nồng độ protein thấp, rối loạn tăng trưởng tuyến giáp hay nồng độ testosterone hoặc estrogen bất thường .

Xét nghiệm đánh dấu enzyme

Enzyme là những protein giúp xúc tác một số phản ứng hóa học nhất định trong cơ thể, chẳng hạn như phân cắt thức ăn và đông máu. Chúng có tác dụng trên khắp cơ thể với nhiều chức năng quan trọng. Vì vậy nồng độ enzym bất thường có thể chỉ ra nhiều tình trạng khác nhau.

Các xét nghiệm enzym hay được thực hiện như:

  • Creatine phosphokinase (CPK-1). Nó được tìm thấy trong phổi và não. Nồng độ cao có thể cho biết chấn thương não hoặc ung thư.
  • CPK-2 (CK-MB). Các enzym này được tìm thấy ở tim. Chúng thường tăng lên trong máu sau một cơn đau tim hoặc các tổn thương tim khác.
  • CPK-3. Các enzym này cũng được tìm thấy trong tim. Sự thay đổi thường liên quan đến viêm cơ, chấn thương hoặc tập thể dục cường độ cao.
  • Troponin. Đây là một loại enzym tim có thể rò rỉ vào máu và sự thay đổi nồng độ của chất này có nguyên nhân do tổn thương tim.

Dưới đây là khoảng bình thường của các enzym được liệt kê ở trên:

  • CPK-1: khoảng 200 đơn vị mỗi lít (U / L)
  • CPK-2: 5–25 đơn vị quốc tế mỗi lít (IU / L)
  • CPK-3: khoảng 200 U / L
  • Troponin: <0,02 ng / mL

Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu. Các xét nghiệm này thường được phối hợp cùng xét nghiệm nước tiểu hoặc mô bị nhiễm trùng để chẩn đoán chính xác hơn.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục sau đây có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu:

  • Chlamydia
  • Bệnh lậu
  • Herpes
  • HIV
  • Giang mai

Xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng chính xác ngay sau khi nhiễm trùng. Ví dụ, đối với trường hợp nhiễm HIV, bạn có thể phải đợi ít nhất một tháng sau khi nhiễm rồi xét nghiệm máu mới có thể phát hiện ra vi-rút.

Xét nghiệm đông máu

Xét nghiệm đông máu giúp kiểm tra chất lượng và thời gian đông máu. Ví dụ như xét nghiệm thời gian prothrombin (PT), xét nghiệm hoạt động fibrinogen .

Đông máu là một quá trình quan trọng giúp cơ thể cầm máu sau khi xuất hiện vết thương. Tuy nhiên, một cục máu đông ở tĩnh mạch hoặc động mạch cũng có thể gây chết người vì nó chặn dòng máu đến não, tim hoặc phổi và gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Kết quả xét nghiệm đông máu thay đổi tùy theo sức khỏe và bất kỳ vấn đề dù là thông thường cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Kết quả từ xét nghiệm này có thể được sử dụng để chẩn đoán:

  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính
  • Chảy máu quá nhiều (bệnh máu khó đông)
  • Huyết khối
  • Các vấn đề ở gan
  • Thiếu hụt vitamin K

Xét nghiệm huyết thanh DHEA-sulfat

Xét nghiệm này để kiểm tra nồng độ hormone dehydroepiandrosterone (DHEA - một hormon được sản xuất ở tuyến thượng thận, xem có bị quá cao hay quá thấp không.

Ở nam giới, DHEA giúp phát triển các đặc điểm trên cơ thể như mọc lông, vì vậy nồng độ thấp được coi là bất thường. Ở phụ nữ, nồng độ cao có thể gây ra các đặc điểm điển hình giống nam giới, như lông mọc tốt, vì vậy nồng độ thấp là bình thường.

Nồng độ thấp ở nam giới được gọi là bệnh thiếu hụt DHEA, nguyên nhân có thể do:

  • Bệnh đái tháo đường typ 2
  • Bệnh thận
  • Chán ăn tâm thần
  • AIDS

Nồng độ cao ở nam giới hoặc nữ giới có thể là do:

  • Ung thư hoặc khối u ở tuyến thượng thận
  • Bắt đầu dậy thì sớm do tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh
  • Bộ phận sinh dục phát triển bất thường
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (ở phụ nữ)

Xét nghiệm protein phản ứng C

Protein phản ứng C (CRP) được tạo ra bởi gan khi các mô trong cơ thể bị viêm. Mức CRP cao cho thấy tình trạng viêm do nhiều nguyên nhân, ví dụ như:

  • Viêm động mạch
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh viêm ruột nhiễm khuẩn (IBD)
  • Bệnh tim
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Lupus
  • Ung thư

Nồng độ CRP càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim cũng tăng theo:

  • <1 mg / L: nguy cơ thấp
  • 1–2,9 mg / L: nguy cơ trung bình
  • > 3 mg / L: nguy cơ cao
  • > 10 mg / L: nguy cơ cực kỳ cao và cần kiểm tra thêm để chẩn đoán mức độ viêm nặng trong cơ thể

Quy trình xét nghiệm máu thường quy

Quy trình này mất vài phút và thường được thực hiện tại phòng xét nghiệm hoặc tại phòng khám của bác sĩ. 

Để thực hiện xét nghiệm máu, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ:

  • Sát khuẩn khu vực trên cánh tay nơi họ thực hiện lấy máu.
  • Buộc dây chun vào bắp tay để giúp các tĩnh mạch nổi rõ lên.
  • Nhẹ nhàng đưa một cây kim đi vào tĩnh mạch để lấy máu.
  • Rút kim và tháo dây chun ra khỏi cánh tay khi đã lấy mẫu xong.
  • Cầm máu bằng băng hoặc bông sạch và băng y tế.

Rủi ro của xét nghiệm máu định kỳ là rất thấp, nhưng có thể sẽ gặp phải như:

  • Đau nhẹ hoặc khó chịu khi đâm kim vào
  • Ngất xỉu vì mất máu
  • Thủng tĩnh mạch

Lưu ý

Xét nghiệm máu cung cấp một bức tranh nhanh chóng và quan trọng về sức khỏe tổng quát. Đó cũng là một cách tốt để phát hiện sớm bệnh hoặc xem cơ thể đáp ứng như thế nào với các phương pháp điều trị bệnh khác nhau.

Hãy làm các xét nghiệm máu định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Cùng với đó trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu xem có xét nghiệm nào khác mà bạn cần làm để đảm bảo sức khỏe tối ưu không.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Với người trưởng thành, sức khỏe ổn định, MPV thường có giá trị từ 6.2 -12.6 fL. Tuy nhiên, chỉ số này cũng chịu ảnh hưởng bởi vận động mạnh cũng như khác nhau khi sống ở các khu vực không cùng một độ cao.Khi giá trị MPV vượt mức 12.6fL đồng nghĩa với cơ thể sản sinh quá nhiều tiểu cầu.
Xem thêm
Eos (Eosinophil -) là tên viết tắt của một loại tế bào bạch cầu trong cơ thể được gọi là bạch cầu ái toan. Những loại tế bào bạch cầu này có liên quan trực tiếp đến các bệnh như nhiễm trùng, bệnh tật và dị ứng. Bạch cầu ái toan chịu trách nhiệm cho tổn thương mô và viêm trong nhiều bệnh. Viêm mũi dị ứng (dị ứng mũi) nguyên nhân chính là do sự tích tụ của bạch cầu ái toan trong niêm mạc mũi. Vai trò quan trọng nhất của Eos là chống lại các chất lạ xâm nhập vào cơ thể gây ra các phản ứng dị ứng.
Xem thêm
Chỉ số Mid % trong xét nghiệm máu chính là tỷ lệ % của bạch cầu monoixit, bạch cầu ưa acid và bạch cầu hạt ưa bazơ. Như vậy chỉ số Mid % chính là chỉ số xét nghiệm của máy đếm tế bào thuộc thế hệ cũ, do đó mà không phân tách được từng loại bạch cầu ở trên.
Xem thêm
Trước khi truyền máu phải xét nghiệm để kiểm tra nhóm máu Truyền máu là đưa vào cơ thể người bệnh một lượng máu nhằm bồi hoàn lượng máu đã mất, ổn định nồng độ huyết sắc tố trong máu, đảm bảo cung cấp oxy cho cơ thể và bồi hoàn một số yếu tố đông máu bị thiếu hụt gây nên triệu chứng xuất huyết. Nguyên tắc hàng đầu trong truyền máu là người cho và người nhận phải có cùng nhóm máu hoặc thuộc hai nhóm máu thích hợp. Xét nghiệm máu sẽ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân về mặt miễn dịch (giúp hoà hợp nhóm máu, hạn chế tối đa việc sinh kháng thể bất thường chống lại hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các kháng thể khác). Nói cách khác, xét nghiệm máu giúp bạn biết được mình thuộc nhóm máu nào, có thể truyền máu cho ai và nhận máu từ ai, phòng khi cần truyền máu sẽ nhanh chóng tìm được người cho máu.
Xem thêm
Mono là tên của một loại tế bào bạch cầu hay thường được gọi là tế bào bạch cầu Mono. Như đã biết, cùng với tiểu cầu và hồng cầu, bạch cầu là thành phần giữ nhiệm vụ vô cùng quan trọng và không thể “vắng mặt” trong máu. Chúng đóng vai trò như “người lính” bảo vệ tế bào, ngăn chặn, tiêu diệt những yếu tố gây bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch của con người. Do đó, để cơ thể luôn khỏe mạnh, bạch cầu phải phân bố khắp cơ thể, nơi nào có máu, nơi đó có bạch cầu.
Xem thêm
Xét nghiệm Salmonella Widal (hay Widal test) được coi là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh thương hàn. Từ đó, Widal test được dùng để sàng lọc bệnh thương hàn trong cộng đồng và hỗ trợ trong việc điều trị cũng như theo dõi bệnh này. Mục đích của xét nghiệm này là phát hiện ra kháng thể O và H kháng Salmonella trong huyết thanh.
Xem thêm
Thực tế ma tuý hay bất kỳ chất gây nghiện chất kích thích nào khi đi vào cơ thể cũng tạo thành một trong các thành phần trong máu. Vì vậy xét nghiệm chất gây nghiện qua máu thuộc nhóm xét nghiệm để phát hiện các bệnh về máu và thành phần trong máu. Với mỗi chất gây nghiện khác nhau, thời gian tồn tại khác nhau sẽ cho kết quả xét nghiệm máu với tỷ lệ chính xác khác nhau.
Xem thêm
Kinh nguyệt là hoạt động sinh lý bình thường ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 - 49 tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng chủ yếu của các hormon estradiol và progesterone. Kinh nguyệt là do niêm mạc tử cung rụng bong ra gây chảy máu, máu đó đã tích tụ trong tử cung, đến ngày hành kinh thì thoát ra ngoài.
Xem thêm
Mục đích của xét nghiệm máu khi mang thai là để đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời dự đoán các nguy cơ cho thai kỳ và trong cuộc sinh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám nói chung, bác sĩ sản khoa sẽ có hướng can thiệp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Xem thêm
Nhiều người rất e ngại việc đi khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm máu tổng quát vì mất thời gian, tốn kém chi phí mà chưa chắc đã phát hiện được bệnh gì. Tuy nhiên, các bạn có thể không biết rằng chi phí xét nghiệm máu tổng quát thực ra không quá cao. Chỉ với khoảng trên 800.000 đồng, bạn đã có thể thực hiện khá đầy đủ các xét nghiệm cơ bản để theo dõi sức khỏe. Bên cạnh kiểm tra sức khỏe tại Viện, các bạn còn có thể xét nghiệm máu tại các điểm hiến máu cố định của Viện.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Xét nghiệm máu
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!