Vào những tháng cuối của thai kì, thai phụ có thể thấy khó thở khi thực hiện các công việc thường ngày, chẳng hạn như leo cầu thang.
Các bác sĩ cho rằng điều này là do tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép lên phổi và gây nên khó thở.
Trong bài viết này bạn sẽ khám phá các lý do có thể gây ra khó thở khi mang thai, cách điều trị và các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng cần thiết phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai
Mặc dù khó thở là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ, nhưng không phải lúc nào cũng có thể xác định chính xác nguyên nhân của nó.
Khó thở khi mang thai xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau, từ sự phát triển to lên của tửcung đến những thay đổi về hoạt động của tim.
Một số phụ nữ có thể nhận thấy sự thay đổi trong nhịp thở gần như khi bắt đầu có thai, trong khi hầu hết sẽ thấy thay đổi này trong ba tháng giữa và ba tháng cuối.
Ba tháng đầu
Ở giai đoạn này thai nhi không phải quá lớn tuy nhiên cũng có thể gây ra những thay đổi về nhịp thở ở phụ nữ mang thai.
Cơ hoành là một dải mô cơ ngăn cách lồng ngực và bụng, sẽ bị nâng cao hơn 4 cm trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Sự chuyển động của cơ hoành giúp phổi chứa đầy không khí. Sự thay đổi về cơ hoành trong ba tháng đầu có thể không ảnh hưởng về mức độ hít thở sâu của các thai phụ, tuy nhiên một vài trường hợpít gặp hơn không thể thực hiện điều này.
Cùng với sự thay đổi của cơ hoành, phụ nữ mang thai thường thở nhanh hơn do sự gia tăng hormone progesterone.
Progesterone đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển của thai nhi. Nó cũng là một chất kích thích hô hấp, có nghĩa là nó làm cho nhịp thở của một người nhanh hơn.Lượng progesterone trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên trong suốt thai kỳ.
Mặc dù thở nhanh hơn không nhất thiết gây ra khó thở, nhưng một số thai phụ có thể cảm nhận được những thay đổi này trong cách thở.
Ba tháng giữa
Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy khó thở hơn trong ba tháng giữa.
Tử cung lớn dần lên thường gây khó thở trong ba tháng giữa. Tuy nhiên, một số thay đổi trong hoạt động của tim cũng có thể gây khó thở.
Lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên đáng kể khi mang thai. Tim phải bơm mạnh hơn để di chuyển máu qua cơ thể và đến nhau thai.Khối lượng công việc dồn lên tim tăng có thể khiến thai phụ cảm thấy khó thở.
Ba tháng cuối
Trong ba tháng cuối, việc thở có thể trở nên dễ dàng hơn hoặc khó khăn hơn tùy thuộc phần lớn vào vị trí của đầu thai nhi đang phát triển.
Trước khi em bé bắt đầu xoay người và nằm sâu hơn vào khung xương chậu, đầu của em bé có thể nằm dưới xương sườn và đè lên cơ hoành, có thể khiến thai phụ thấy khó thở.
Kiểu khó thở này thường xảy ra trong khoảng từ tuần 31 đến 34.
Nguyên nhân khác
Nếu phụ nữ mang thai bị khó thở nghiêm trọng, cần phải đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Mặc dù những thay đổi khi mang thai có thể gây ra khó thở, nhưng các tình trạng bệnh lý khác cũng có thể góp phần gây ra nó. Bao gồm:
- Bệnh hen: Mang thai có thể làm cho các triệu chứng bệnh hen hiện có trở nên tồi tệ hơn. Bất kỳ ai bị bệnh hen nên hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ, chẳng hạn như thuốc hít.
- Bệnh cơ tim sau sinh: Đây là một dạng suy tim có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, mệt mỏi và tim đập nhanh. Nhiều phụ nữ ban đầu có thể cho rằng các triệu chứng của họ là do mang thai, nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người phụ nữ và thường phải điều trị.
- Thuyên tắc phổi: Thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông bị kẹt trong động mạch trong phổi. Thuyên tắc có thể ảnh hưởng đáng kể đến hô hấp và gây ho, đau ngực và khó thở.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai
Cảm thấy khó thở có thể gây khó chịu và hạn chế hoạt động thể chất của thai phụ.
Video 2 kỹ thuật giảm khó thở
May mắn thay, có một số bước mà phụ nữ có thai có thể thực hiện để làm cho việc thở thoải mái hơn, bao gồm:
- Giữ tư thế tốt sẽ cho phép tử cung di chuyển ra khỏi cơ hoành càng nhiều càng tốt. Sử dụng đai hỗ trợ khi mang thai có thể giúp việc tập luyện tư thế này dễ dàng hơn. Những chiếc đai này có sẵn trong các cửa hàng chuyên dụng và trên các cửa hàng trực tuyến.
- Ngủ kê gối hỗ trợ phần lưng trên, có thể cho phép trọng lực kéo tử cung xuống và tạo thêm không gian cho phổi. Nằm nghiêng nhẹ sang trái, ở tư thế này cũng có thể giúp giữ tử cung khỏi chèn vào động mạch chủ, động mạch chính vận chuyển máu có oxy đi xuống phần dưới cơ thể.
- Tập các kỹ thuật thở thường được sử dụng trong chuyển dạ, chẳng hạn như thở Lamaze. Thực hành các kỹ thuật này trong khi mang thai cũng có thể giúp người phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sau này.
- Lắng nghe cơ thể và giảm tốc độ khi cần thiết. Điều quan trọng là phải giải lao và nghỉ ngơi nếu quá trình thở trở nên quá khó khăn. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, người phụ nữ có thể không thể hoạt động thể chất ở mức độ như trước.
Nếu một thai phụđã có một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra khó thở, điều cần thiết là phải tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ về cách điều trị.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Tuy có nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng khó thở khi mang thai, một số tình trạng khó thở này cần được điều trị.
Phụ nữ có thai cần đi khám ngay khi có các triệu chứng sau:
- Tím môi, ngón tay hoặc ngón chân.
- Tim đập nhanh hoặc rất nhanh.
- Đau khi thở.
- Khó thở dữ dội và ngày càng tăng.
- Thở khò khè
Nếu triệu chứng khó thở đặc biệt khó chịu hoặc bạn gặp phải nó lần đầu tiên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân.
Bác sĩ có thể sẽ thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm mạch máu ở chân, để loại trừ nguyên nhân tiềm ẩn là cục máu đông.
Xem thêm:
- Khó thở: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
- 9 phương pháp điều trị tại nhà cho chứng khó thở
- Khó thở vào ban đêm: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- Khó thở khi nằm: 5 nguyên nhân phổ biến và biện pháp khắc phục
- Khó thở khi gắng sức: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- Khó thở và chóng mặt: Nguyên nhân, cách điều trị và tìm kiếm sự giúp đỡ
- Chứng đầy bụng và khó thở: Nguyên nhân, biện pháp điều trị