9 phương pháp điều trị tại nhà cho chứng khó thở

Khó thở là một tình trạng khó chịu khi không khí khó được đưa đầy đủ vào phổi. Các vấn đề về tim và phổi có thể gây nên tình trạng này.

Một số người có thể cảm thấy khó thở đột ngột trong thời gian ngắn. Những người khác có thể gặp khó thở trong thời gian dài - vài tuần hoặc hơn.

Trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, khó thở đã trở nên phổ biến liên quan đến căn bệnh này. Các triệu chứng phổ biến khác của COVID-19 bao gồm ho khan và sốt.

Hầu hết những người nhiễm COVID-19 sẽ chỉ gặp các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn gặp phải:

  • Khó thở.
  • Tức ngực dai dẳng.
  • Tím môi.
  • Loạn thần.

Nếu khó thở không phải tình trạng cấp cứu, bạn có thể thử một số loại phương pháp điều trị tại nhà có hiệu quả giúp giảm bớt tình trạng này.

Nhiều cách chỉ đơn giản là thay đổi tư thế, có thể giúp thư giãn cơ thể và đường hô hấp.

Video Các bài tập để giảm khó thở

Dưới đây là 9 phương pháp điều trị khó thở tại nhà mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt tình trạng này.

Thở mím môi

9 phương pháp điều trị tại nhà cho chứng khó thở - Ảnh 1Đây là một cách đơn giản để kiểm soát tình trạng khó thở. Nó nhanh chóng làm chậm nhịp thở của bạn, giúp mỗi hơi thở sâu hơn và hiệu quả hơn.

Nó cũng giúp giải phóng không khí bị mắc kẹt trong phổi của bạn. Nó có thể được sử dụng bất cứ lúc nào bạn cảm thấy khó thở, đặc biệt là khi thực hiện các động tác gắng sức, chẳng hạn như cúi người, nâng vật nặng hoặc leo cầu thang.

Video 2 kỹ thuật giảm khó thở

Các bước thực hiện thở mím môi:

  • Thư giãn cơ cổ và vai của bạn.
  • Từ từ hít vào sâu vào bằng mũi, giữ miệng của bạn đóng lại.
  • Mím môi như thể bạn sắp huýt sáo.
  • Thở ra từ từ và nhẹ nhàng qua đôi môi mím rồi đếm đến bốn.

Ngồi gập người về phía trước

9 phương pháp điều trị tại nhà cho chứng khó thở - Ảnh 2Nghỉ ngơi trong khi ngồi có thể giúp thư giãn cơ thể và giúp thở dễ dàng hơn.

  • Ngồi trên ghế, hai chân đặt trên sàn, hơi gập người về phía trước.
  • Nhẹ nhàng chống khuỷu tay lên đầu gối hoặc dùng tay chống cằm. Nhớ giữ cho cổ và cơ vai được thư giãn.

Ngồi gập ngườivề phía trước với bàn

9 phương pháp điều trị tại nhà cho chứng khó thở - Ảnh 3

Nếu bạn có cả ghế và bàn để sử dụng, bạn có thể thấy đây là một tư thế ngồi thoải mái hơn một chút để lấy hơi.

  • Ngồi trên ghế với chân đặt phẳng trên sàn, đối diện với bàn.
  • Hơi nghiêng ngực về phía trước và chống hai tay lên bàn.
  • Nằm kê đầu trên cẳng tay hoặc trên gối.

Đứng tựa lưng

9 phương pháp điều trị tại nhà cho chứng khó thở - Ảnh 4

Đứng cũng có thể giúp thư giãn cơ thể và đường hô hấp.

  • Đứng gần tường và tựa hông vào tường.
  • Giữ hai chân rộng bằng vai và đặt tay lên đùi.
  • Thả lỏng vai, hơi nghiêng người về phía trước và đung đưa cánh tay của bạn trước mặt.

Đứng tựa vào cánh tay

9 phương pháp điều trị tại nhà cho chứng khó thở - Ảnh 5

  • Đứng gần bàn hoặc đồ nội thất bằng phẳng, chắc chắn khác, cao vừa tầm tay của bạn.
  • Chống khuỷu tay hoặc bàn tay của bạn lên, giữ cho cổ của bạn được thư giãn.
  • Tựa đầu vào cẳng tay và thư giãn vai.

Ngủ ở tư thế thoải mái

9 phương pháp điều trị tại nhà cho chứng khó thở - Ảnh 6

Nhiều người cảm thấy khó thở trong khi ngủ. Điều này có thể dẫn đến thức dậy thường xuyên, làm giảm chất lượng và thời lượng giấc ngủ của bạn.

Thử nằm nghiêng với một chiếc gối giữa hai chân và kê cao đầu bằng gối, giữ lưng thẳng. Hoặc nằm ngửa, kê cao đầu và gập đầu gối, kê một chiếc gối dưới đầu gối.

Cả hai tư thế này đều giúp cơ thể và đường thở của bạn được thư giãn, giúp thở dễ dàng hơn. Yêu cầu bác sĩ đánh giá về chứng ngưng thở khi ngủ và nếu cần hãy sử dụng máy thở CPAP nếu được khuyến nghị.

Thở bằng cơ hoành

Thở bằng cơ hoành cũng có9 phương pháp điều trị tại nhà cho chứng khó thở - Ảnh 7 thể giúp bạn giảm bớt tình trạng khó thở. Cách để thực hiện kiểu thở này bao gồm:

  • Ngồi trên ghế với đầu gối uốn cong và thư giãn vai, đầu và cổ.
  • Đặt tay lên bụng.
  • Hít vào từ từ bằng mũi. Bạn sẽ cảm thấy bụng của bạn đang phình ra dưới bàn tay của bạn.
  • Khi bạn thở ra, thắt chặt các cơ của bạn. Bạn sẽ cảm thấy bụng mình hóp vào trong. Hãy thở ra từ từ bằng miệng với đôi môi mím lại.
  • Tập trung vào thở ra nhiều hơn hít vào. Tiếp tục thở ra lâu hơn bình thường trước khi từ từ hít vào trở lại.
  • Lặp lại trong khoảng 5 phút.

Sử dụng quạt

Một nghiên cứu cho thấy rằng không khí được lưu thông có thể giúp giảm khó thở. Hướng một chiếc quạt cầm tay nhỏ về phía mặt có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bạn. 

Uống cà phê

Một nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng caffeine làm thư giãn các cơ trong đường hô hấp của những người bị hen suyễn. Điều này có thể giúp cải thiện chức năng phổi trong tối đa bốn giờ.

Thay đổi lối sống để điều trị chứng khó thở

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra khó thở, một số nguyên nhân nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Các trường hợp ít nghiêm trọng hơn có thể điều trị tại nhà.

Những thay đổi về lối sống bạn có thể thực hiện để giúp hạn chế tình trạng khó thở bao gồm:

  • Bỏ hút thuốc và tránh hút thuốc lá thụ động.
  • Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm, chất gây dị ứng và chất độc từ môi trường.
  • Giảm cân nếu bạn bị béo phì hoặc thừa cân.
  • Tránh hoạt động gắng sức liên tục.
  • Giữ gìn sức khỏe bằng cách ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc và đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề y tế nào.
  • Tuân theo kế hoạch điều trị được khuyến nghị cho bất kỳ bệnh tiềm ẩn nào như hen suyễn, COPD hoặc viêm phế quản.
  • Hãy nhớ rằng, chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở của bạn.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Gọi cấp cứu 115 nếu bạn:

  • Đang gặp trường hợp khẩn cấp y tế đột ngột.
  • Khó thở cấp tính.
  • Đau ngực.

Bạn nên hẹn gặp bác sĩ nếu bạn:

  • Cảm thấy khó thở thường xuyên hoặc liên tục.
  • Bị đánh thức vào ban đêm vì khó thở.
  • Thở khò khè (Phát ra tiếng rít khi thở) hoặc cảm giác bị thít cổ họng khi thở.

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng khó thở của bạn kèm theo:

  • Sưng bàn chân và mắt cá chân.
  • Khó thở khi nằm thẳng.
  • Sốt cao kèm theo ớn lạnh và ho.
  • Thở khò khè.
  • Tình trạng khó thở ngày càng trầm trọng hơn.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!