Ngất xỉu: Nguyên nhân, phân loại, biện pháp sơ cứu và phòng ngừa

Ngất xỉu xảy ra khi người bệnh bị mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn vì não không nhận đủ oxy. Cơn ngất thường kéo dài từ vài giây đến vài phút.

Video Sơ cứu người bị ngất xỉu đột ngột đúng cách

Cảm giác lâng lâng, chóng mặt, mệt mỏi hoặc buồn nôn đôi khi xảy ra trước khi bị ngất xỉu. Một số người nhận thức được rằng tiếng ồn đang biến mất dần.

Quá trình phục hồi hoàn toàn thường mất vài phút. Nếu không có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào khiến bạn ngất xỉu, bạn có thể không cần điều trị.

Ngất thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng đôi khi nó có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng. Nếu bạn không có tiền sử ngất xỉu trước đây và bạn đã ngất xỉu nhiều hơn một lần trong tháng, bạn nên đi khám.

Nguyên nhân

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây ra ngất xỉu là không rõ ràng.

Ngất xỉu có thể do một số yếu tố gây ra, như:

  • Sợ hãi hoặc sang chấn tâm lý
  • Đau dữ dội
  • Tụt huyết áp đột ngột
  • Hạ đường huyết do bệnh tiểu đường
  • Thở gấp
  • Mất nước
  • Đứng ở một vị trí quá lâu
  • Đứng lên quá nhanh
  • Gắng sức ở nhiệt độ cao
  • Ho quá nhiều
  • Căng thẳng khi đại tiện
  • Sử dụng ma túy hoặc rượu
  • Co giật

Các loại thuốc có thể làm giảm huyết áp cũng làm tăng nguy cơ ngất xỉu, bao gồm một số loại thuốc được sử dụng để điều trị:

Nếu việc quay đầu sang một bên khiến bạn ngất xỉu, có thể mạch máu ở cổ quá nhạy cảm, gây ngất xỉu.

Bạn cũng có nhiều khả năng bị ngất xỉu nếu mắc phải bất kỳ vấn đề nào sau đây:

Phân loại ngất xỉu

Ba loại ngất xỉu phổ biến nhất, bao gồm:

Ngất do phản xạ thần kinh phế vị: ngất liên quan đến dây thần kinh phế vị. Nó có thể bị kích thích bởi các sang chấn tâm lý, căng thẳng, nhìn thấy máu hoặc đứng trong thời gian dài.

Ngất do xoang động mạch cảnh: xảy ra khi động mạch cảnh ở cổ bị co thắt, thường là sau khi quay đầu sang một bên hoặc cổ áo quá chật.

Ngất trong một số tình huống: xảy ra do gắng sức khi ho, đi tiểu, đi đại tiện hoặc gặp các vấn đề về đường tiêu hóa.

Ngăn ngừa ngất xỉu

Nếu bạn có tiền sử ngất xỉu, hãy tìm hiểu các nguyên nhân để có thể tránh những tác nhân đó.

Luôn đứng dậy một cách từ từ từ tư thế ngồi hoặc nằm. Nếu bạn bị ngất xỉu khi nhìn thấy máu lúc lấy máu hoặc trong các thủ thuật y tế khác, hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhất định để giúp bạn không bị ngất xỉu. Hãy ăn uống đầy đủ và không bỏ bữa.

Cảm giác lâng lâng, mệt mỏi, yếu ớt và có cảm giác quay cuồng là những dấu hiệu cảnh báo ngất xỉu. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu trên, hãy ngồi xuống và kê đầu vào giữa hai đầu gối để giúp máu lên não.

Bạn cũng có thể nằm xuống để tránh bị thương nếu chẳng may bị ngã và không đứng lên cho đến khi cảm thấy tốt hơn.

Cần làm gì khi có người bị ngất xỉu

Khi ai đó ngất xỉu, bạn hãy nâng chân của họ lên cao hơn tim, giúp máu lên não. Ngoài ra, bạn có thể để họ ngồi tựa đầu giữa hai đầu gối.

Nới lỏng cổ áo chật, thắt lưng và các loại quần áo khác. Giữ người bệnh nằm hoặc ngồi trong ít nhất 10 đến 15 phút, tốt nhất là ở các nơi thoáng mát, yên tĩnh. Khuyến khích người bệnh uống một cốc nước mát.

Nếu người đó không thở, hãy gọi ngay đường dây nóng 115 hoặc các dịch vụ y tế khẩn cấp tại địa phương.  

Gọi cấp cứu. Nguồn ảnh: 123rf.comGọi cấp cứu. Nguồn ảnh: 123rf.com

Khi nào cần cấp cứu

Bạn nên gọi 115 hoặc dịch vụ cấp cứu địa phương ngay lập tức nếu có người bị ngất xỉu, đồng thời xuất hiện triệu chứng:

  • Ngưng thở
  • Không tỉnh lại trong vòng vài phút
  • Bị ngã và bị chấn thương hoặc đang chảy máu
  • Có thai
  • Mắc bệnh đái tháo đường 
  • Không có tiền sử ngất xỉu và trên 50 tuổi
  • Nhịp tim không đều 
  • Đau tức ngực hoặc có tiền sử bệnh tim
  • Bị co giật hoặc bị thương ở lưỡi
  • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang
  • Nói khó và nhìn mờ
  • Vẫn bối rối hoặc mất phương hướng
  • Tay chân không thể cử động

Làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế khi liên lạc 115. Bạn có thể cần hô hấp nhân tạo, ép tim phổi trong khi chờ cấp cứu.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Nếu bạn không có tiền sử ngất xỉu và ngất xỉu xảy ra nhiều lần, bác sĩ sẽ yêu cần kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và các bệnh lý tiềm ẩn.

Ngay cả những người chỉ ngất một lần ít nhất cũng nên đo điện tâm đồ (ECG hoặc EKG), ghi lại hoạt động điện của tim.

Thông báo với bác sĩ về các trường hợp cụ thể của cơn ngất, chẳng hạn như bạn đang làm gì và cảm giác ngay trước khi ngất là gì.

Hãy cung cấp cho bác sĩ một bệnh sử đầy đủ, bao gồm thông tin về các tình trạng đã được chẩn đoán trước đó, bất kỳ loại thuốc kê đơn và không kê đơn (OTC) nào mà bạn đang sử dụng.

Tùy thuộc vào tình trạng và các kết quả khám sức khỏe, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các kiểm tra bổ sung.

Chẩn đoán thường bắt đầu bằng điện tâm đồ. Các bài kiểm tra khác có thể được sử dụng để tìm hiểu nguyên nhân, bao gồm:

Màn hình theo dõi nhịp tim Holter: Đây là thiết bị theo dõi tim di động mà bạn đeo trong ít nhất 24 giờ.

Siêu âm tim: Sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh chuyển động của tim.

Điện não đồ: Điện não đồ (EEG) đo hoạt động điện của não. Sau khi nghe mô tả về các triệu chứng, thông thường bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán bạn bị ngất hay bị co giật. Bác sĩ sẽ thực hiện điện não đồ nếu họ không chắc chắn.

Trong một số trường hợp, bạn có thể được chụp CT đầu để kiểm tra chảy máu não.

Tuy nhiên, nó thường không giúp tìm ra nguyên nhân gây ngất xỉu và chỉ hữu ích khi bị chấn thương đầu hoặc có lo ngại chảy máu.

Điều trị và kết luận 

Điều trị ngất xỉu sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán.

Nếu không có bệnh lý tiềm ẩn nào, bạn thường không cần điều trị và tiên lượng về lâu dài là tốt.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!